Văn học Hungary - Tập truyện ngắn Csáth Géza: Phần 1
lượt xem 10
download
Csáth Géza, một trong những nhà văn kỳ lạ, nổi tiếng nhất của Hungary, đồng thời là nhà phê bình âm nhạc xuất sắc, là thầy thuốc chuyên về thần kinh và phân tâm học. Tuyển tập truyện ngắn của Csáth Géza lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam, gồm 20 truyện ngắn, chọn lọc trong các tập truyện ngắn, trong các thời kỳ sáng tác khác nhau của Csáth Géza. Trong phần 1 của Tài liệu này, các bạn sẽ cùng thưởng thức với các chủ đề như: Tôi đã gặp mẹ, cái chết của chàng phù thủy, buổi tối, cái lò sưởi, Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Văn học Hungary - Tập truyện ngắn Csáth Géza: Phần 1
- Tập truyện ngắn Csáth Géza Tác giả : Csáth Géza Dịch giả: Nguyễn Hồng Nhung Nhà xuất bản : Thanh Niên Năm xuất bản :2008 Tổng số trang :186 Kích thước :13x19 Hình thức bìa: Bìa mềm Giá: 30000 VND Haian14_5@convert *prc Ebook: http://daotieuvu.blogspot.com
- Csáth Géza và tác phẩm Csáth Géza, một trong những nhà văn kỳ lạ, nổi tiếng nhất của Hungary, đồng thời là nhà phê bình âm nhạc xuất sắc, là thày thuốc chuyên về thần kinh và phân tâm học. Csáth Géza, tên thật là Brenner József, sinh ngày 13 tháng hai năm 1887, trong một gia đình khá giả, mẹ ông mất sớm, cha là luật sư. Quê hương ông Szabadka, nằm giữa trung tâm kinh tế và văn hóa phát triển nhất thời bấy giờ của vùng Délvidék— Hungary (vùng đất này nay thuộc Rumani). Cha ông, một người sùng bái âm nhạc, muốn con trai mình trở thành nghệ sỹ vĩ cầm. Bản thân Csáth Géza chơi vĩ cầm rất giỏi, nhưng ban đầu, chàng trai trẻ có rất nhiều năng khiếu nghệ thuật này muốn trở thành họa sĩ. Vì những khát vọng sáng tác, Csáth Géza không có đủ thời gian để trau dồi tay nghề, bởi vậy cuối cùng ông cũng chỉ trở thành một họa sỹ trung bình.
- Ông bắt đầu sáng tác rất sớm. Năm mười bốn tuổi, ông đã viết phê bình âm nhạc cho tờ báo Tin tức Bácska. Năm 1904, người anh họ của ông, nhà văn Hungary nổi tiếng Kosztolányi Dezsõ, đã giới thiệu ông, như một họa sỹ riêng của tờ báo, với Batits M ihály, một trong những nhân vật hàng đầu của nền văn học Hungary. Những năm học cấp ba tại thành phố quê hương, ông được tiếp xúc với một môi trường tri thức đầy thuận lợi, từ môi trường này, sau này đã sản sinh ra rất nhiều các nhà văn Hungary nổi tiếng khác. Với khát vọng sáng tác văn học mãnh liệt, ông lên thủ đô Budapest. Truyện ngắn Cái lò sưởi, ông gửi cho nhà văn Brody Sándor, được đăng trên tờ Jövendõ, đã được Brody Sándor nồng nhiệt khen ngợi và cổ vũ. Từ đây ông bắt đầu chính thức sáng tác văn học. Sau 1904, tốt nghiệp xong cấp ba, ông thi vào viện Hàn lâm âm nhạc, nhưng không đỗ. Ông thi vào và theo học tại trường đại học Y khoa Budapest. Từ 1906 truyện ngắn của Csáth Géza lần lượt đăng trên tạp chí Nhật ký Budapest, và nhiều tờ báo khác. Bên cạnh đó Csáth Géza còn viết nhiều bài phê bình âm nhạc về Bartok Béla và Kodály Zoltán, hai nhạc sĩ bậc thày của âm nhạc Hungary. Sau này, ông viết vở nhạc kịch duy nhất của mình : Janika (1911), và vở kịch Nhà Horváth (1912) Năm 1908, tập truyện ngắn đầu tiên của ông, có nhan đề : Khu vườn của lão phù thủy ra đời Năm 1909, Csáth Géza tốt nghiệp trường đại học Y khoa
- Budapest, và làm việc trong khoa thần kinh học tại Klinika (Bệnh viện thực tập của trường đại học). Dưới tác động của nghề nghiệp, một bác sĩ thần kinh, Csáth Géza đã viết một trong những tác phẩm giá trị nhất của ông : Nhật ký của một người đàn bà mắc bệnh thần kinh (1913) dựa trên nhật ký của chính mình. Trong tác phẩm nổi tiếng này, Csáth Géza vẽ chân dung một con bệnh, mắc bệnh hoang tưởng đa nghi, văn phong của ông trong tác phẩm này ảnh hưởng trường phái miêu tả hiện thực tự nhiên chủ nghĩa, cộng với những phân tích phân tâm học sâu sắc. Tác phẩm này cùng truyện ngắn nổi tiếng ”Thuốc phiện” đã được dựng thành phim, và đoạt bốn giải thưởng trong liên hoan phim Hungary lần thứ 38 năm 2007 tại Budapest. Như nhà văn đã tiên đoán trước số phận của mình, trong truyện ngắn nổi tiếng „Thuốc phiện” năm 1910, Csáth Géza lần đầu tiên đến với thuốc phiện, và cho đến tận lúc mất, ông không bao giờ thoát khỏi bàn tay của nàng tiên nâu. Năm 1911, tập truyện ngắn ”Giấc mộng ban chiều” ra đời, trong đó, có những truyện ngắn, người ta cho rằng nhà văn đã viết dưới tác dụng của thuốc phiện. Từ năm 1910 trở đi, Csáth Géza trở thành bác sĩ tại nhiều khu dưỡng bệnh. Trong những năm này các tác phẩm chính của ông lần lượt ra đời. Năm 1913 ông lấy vợ, họ có một con gái. Từ 1914-1917 Csáth Géza, phục vụ trong quân đội, nhưng vì
- ông thường xuyên dùng thuốc phiện, không làm chủ được sự tỉnh táo của bản thân, nên 1917 ông giải ngũ. Vì tác dụng của thuốc phiện, Csáth lần lượt rơi vào các cuộc khủng hoảng, cuối cùng ông rơi vào bệnh viện thần kinh. Từ đây, ông trốn về nhà, bắn chết vợ, thử tự tử nhưng không chết. Tháng 11 năm 1919, ông bị bắt, nhưng sau đó đã chết vì dùng thuốc phiện quá liều lượng. Tuyển tập truyện ngắn của Csáth Géza lần đầu tiên được xuất bản tại Việt nam, gồm 20 truyện ngắn, chọn lọc trong các tập truyện ngắn, trong các thời kỳ sáng tác khác nhau của Csáth Géza Trong những truyện ngắn chọn lọc này, chất thiên tài sáng tác của Csáth Geza thể hiện rất rõ : cùng lúc ông vừa chịu ảnh hưởng của âm nhạc, thứ nghệ thuật siêu đẳng mà ông am hiểu, vừa ảnh hưởng chất lãng mạn của chủ nghĩa tượng trưng trong văn học mà ông yêu thích, vừa chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Đác uyn, như một thầy thuốc. Văn phong của Csáth luôn luôn bí ẩn, giàu tình cảm và sâu sắc, những câu văn đầy chất nhạc và hình ảnh tượng trưng, phong phú như cuộc sống. Trong những truyện về quan hệ con người, ông phân tích lý giải tâm lý rất tài tình. Người dịch mong mỏi, theo thời gian, những tác phẩm đặc sắc khác của Csáth Géza, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Hungary, sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc Việt nam. Budapest 2008-10-09
- Người dịch : Nguyễn Hồng Nhung Tôi đã gặp mẹ Csáth Géza – một nhà văn tâm thần với cách viết như người vừa ở thế giới âm vừa ở thế giới dương, một tâm hồn lãng mạn nhiều màu sắc, nhưng cũng rất kinh sợ với bao bí hiểm sâu thẳm của tâm lý con người. Đây là một chuyện ngắn như mơ như thực, ai cũng đã từng trải nghiệm, chỉ cần đầy ắp tình cảm trong lòng mà thôi. M ẹ tôi mất, khi tôi vừa sinh ra. Căn phòng sặc sụa mùi thuốc, nhiều chỗ những vết máu còn tươi. Người ta rón rén đi trên đầu ngón chân, và thì thào. Bình minh còn xa mới đến. Còn rất xa. Và mẹ bé bỏng của tôi vô ích mong đợi bình minh, với những lời thì thào cầu nguyện đau đớn. Khi tôi hít vào hơi thở đầu tiên, mẹ ra đi. M ột cách khó khăn, mẹ thở rất dài, vì mẹ yêu bố tôi, và mới hai mươi tuổi. Còn tôi đã quên mẹ. Chẳng bao giờ tôi gặng hỏi. Tôi không cảm thấy, cần phải có mẹ, mẹ - người vì tôi nằm xuống nấm mồ từ thuở trẻ trung, và từ từ hóa bụi – là tôi. Nhiều năm trôi qua như vậy. Rồi tôi gặp lũ con gái. M ái tóc ngập ngụa thơm ngát của họ vuốt ve khuôn mặt xanh xao, cháy bỏng của tôi. Những cánh tay
- mềm mại, ngọc ngà của họ quàng lấy vòng eo mảnh khảnh gầy gò của tôi. Họ chiều chuộng, tới tấp hôn lên đôi môi chế nhạo của tôi bằng những cái hôn tuyệt đỉnh kích động đến chết người. Còn tôi đến lúc ấy cũng không hề nghĩ đến mẹ, người hôm nào từ biệt cõi đời bằng một tiếng thở dài nặng nhọc, trong căn phòng sặc mùi thuốc và đầy máu. Nhưng đêm qua mẹ đã hiện về trong đầu tôi - Từ đâu? Giờ đây tôi đã biết, tôi phải gặp lại mẹ. Quá nửa đêm tôi trở về nhà từ hơi ấm của một thiếu phụ. Tôi thiếp đi, mơ màng trong cơn mệt mỏi. Sau giây lát, tôi nhìn thấy mẹ từ xa. M ẹ đi về phía tôi. M ẹ tươi tắn, trẻ trung, như thể vừa sau cơn sinh đẻ. Tôi đi trốn. Nhưng mẹ nhìn thấy, đôi mắt xanh thẫm chăm chú dán cái nhìn vào tôi. Nỗi ưu tư nhẹ nhõm phảng phất trên khuôn mặt xanh xao, xinh nhỏ trùm lấy tôi, khiến tôi vội vã tiến về phía mẹ, để ôm chầm lấy và hôn mẹ. Ôi, mẹ mới đẹp và trẻ trung làm sao. Đôi tay (tôi rất ngạc nhiên) mẹ không cho phép tôi hôn. M ẹ đội chiếc mũ rơm rộng vành kiểu cũ, trong bộ váy áo vải phin sạch sẽ. Tôi đã nhìn thấy bộ váy này trong tủ bà ; bạc phếch và đầy vết hoen ố. Những vết hoen ố từ nước mắt của bà, rơi xuống bộ váy áo mẹ, trong những buổi tối mưa thu đến sớm, lạnh lẽo. Chúng tôi nắm chặt lấy tay nhau. Cảm thấy cái nút thắt, đã một lần đứt đoạn giữa đôi bên, trong một buổi bình minh đầy máu và sặc mùi thuốc - rồi chúng tôi thong thả bước đi. Xung quanh chúng tôi là tháng Năm. Gió rì rào trên những
- rặng dương, bay mãi về phía xa cánh đồng. Những đóa hoa chuông ngào ngạt dâng hương thơm của tuổi thanh xuân cho chúng tôi. Tôi và mẹ dừng lại giữa niềm hạnh phúc của đồng xanh và bầu trời bát ngát. Khi đưa mắt nhìn nhau, những giọt nước mắt tràn dâng từ đôi mắt của cả hai. Nhưng đôi môi của chúng tôi hé mở một nụ cười. Ôi, mẹ của tôi mới đẹp và trẻ trung làm sao. Tôi vội vã hái hết tất cả những đóa hoa chuông đồng cỏ và rắc lên mẹ. Tôi phủ hoa kín khuôn ngực thanh xuân thiếu nữ, chưa một lần cho tôi được bú. Còn mẹ cười lặng lẽ nhìn tôi, cho đến khi tôi rắc hết hoa. Rồi chúng tôi lại thong dong dạo chơi trên cánh đồng, đi về phía khu rừng xanh. Chúng tôi bước chầm chậm, tay trong tay. Cảm thấy nhau cùng hạnh phúc bay bay trong không gian. Ôi, khu rừng xanh bỗng hiện ra rồi. Tiếng vĩ cầm và gió rặng dương chỉ còn lao xao mờ tỏ. Cả hai chúng tôi đều se se lòng buồn man mác. Ôm chặt lấy nhau, tôi và mẹ mơ mộng ngắm cánh đồng đầy sương câm lặng, và bóng phủ hoàng hôn đang tràn tới, bấu vào từng ngón chân. Bên bìa rừng, chúng tôi phải chia tay. Tôi muốn ôm lần cuối từ biệt mẹ bé bỏng yêu quý đã mất của tôi. M ẹ nhìn tôi, như thể tôi làm mẹ buồn, rồi vuốt ve khuôn mặt tôi, tha thứ. Thế rồi mẹ nhẹ nhàng vội vã đi vào rừng. Gió màn đêm thô bạo muốn giằng lấy mũ rơm của mẹ, nhưng mẹ khư khư giữ lấy. Rồi mẹ dừng lại, vẫy tay từ biệt tôi. M ẹ nhìn không động đậy như thế hồi lâu, sau cùng, như một bóng trắng, mẹ vội vã biến đi.
- Tôi đứng ngây rất lâu bên bìa khu rừng xanh, nhìn theo bóng mẹ, với nỗi buồn lặng lẽ và sùng kính. Từ lúc đó trở đi, mỗi ngày tôi đều nghĩ tới mẹ. Vì mẹ, tôi bỏ quên những thiếu phụ tóc đen, những thiếu nữ có giọng nói ngọt ngào, để tôi được mơ với mẹ - người mẹ bé bỏng của tôi, người mẹ hai mươi tuổi của tôi, người đã mất trong một sáng bình minh đen tối. Người đã mất với một tiếng thở dài thật lâu. Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hungary (2008-04-09) Cái chết của chàng phù thủy Csáth Géza, sinh tại Szabadka( nay thuộc Serbia) 1887-1919 . Là một trong những nhà văn kỳ lạ nổi tiếng nhất của Hungary, là thày thuốc, nhà phê bình âm nhạc, là em họ của nhà văn Kosztolányi Dezső. Chàng phù thủy, một người đàn ông trạc tuổi ba mươi, có khuôn mặt rầu rĩ, đầy nếp nhăn và thơ trẻ, bởi lượng dày đặc của thuốc phiện, thuốc lá và những cái hôn - mờ sáng bình minh, thứ tư, ngày vẽ thánh giá bằng tro lên trán, đang hấp hối. Trong các phòng dạ hội, hay nơi yến tiệc, tôi không biết. Chàng ngồi sụp trong góc nhỏ,
- tội nghiệp một mình. Nỗi lo lắng không chen tới, rằng khi mặt trời mọc, chàng sẽ nằm thẳng cẳng, tự chàng đã biết rõ. Chàng chẳng hề buồn vì điều này. Chàng đã thử, tất nhiên, mọi trò phù phép, lần cuối - ngay trên cơ thể mình, điều nguy hiểm nhất, nhưng chả có thành công nào, thế là vào sớm bình minh thứ tư, ngày vẽ thánh giá bằng tro lên trán, với thất bại cay đắng, chàng chuẩn bị từ biệt cõi đời. Chàng nằm ngửa trên hai chiếc ghế cạnh bàn, mắt nhắm lại. Cha chàng, một người thân thiện, vạm vỡ, vai rộng, đến đầu tiên. Tóc ông chưa bạc lắm và bước đi vẫn còn rắn rỏi. - Ta đã nói rồi, sẽ có chuyện với thuốc phiện. Anh sẽ tàn lụi vì nó. Hãy nhìn ta đây này, ta đã năm mươi tuổi. Ta sống kiểu khác. Hoàn toàn khác. M ẹ chàng, một người đã chết từ lâu, vàng vọt, lấy khăn tay che mặt, vừa khóc vừa ôm lấy đầu chàng phù thủy. - Con trai ta, tại sao con không sống tử tế ! lấy vợ. Giờ đây con chết rụi như một con chó hoang. Có phải vợ con đáng lẽ vuốt mắt con. M ẹ, con thấy đấy, mẹ không làm gì được, vì mẹ đã chết. Bao nhiêu đàn bà điêu đứng vì con đâu cả rồi ? - Con không yêu ai trong số đấy - chàng phù thủy cất tiếng - Chỉ còn thiếu nước, con cần hấp hối trước mặt họ nữa thôi. Bà nội chàng, một bà cụ đầu chít khăn, kính lão rung rinh, lẩy bẩy đi đến gần chàng. M ột tay bà cầm chiếc máy bấm khuy áo hình tròn, tay kia là chiếc lồng nhốt con chim hoàng yến. Trong túi bà đựng một chiếc túi lớn, mà bà đan cho chàng phù thủy.
- - Ta sẽ tắm rửa cho con, trong nội ngày hôm nay, túi tẩm liệm con, sẽ đan xong. Bà rất yêu chàng phù thủy. Có lẽ chàng là đứa cháu bà yêu nhất. Bà khóc rưng rức, đến nỗi phải tháo cặp kính lão xuống. Nhưng bà không ở cạnh chàng lâu hơn, vì đám phụ nữ đã xúm xít vây quanh chàng phù thủy, họ là những người vừa đến. - Ta sẽ còn gặp nhau trên kia - Bà nội chàng nói, rồi vừa cắp nách máy bấm khuy, lồng chim hoàng yến, bà vừa cầu nguyện vừa đi ra. Đám phụ nữ rón rén nhón trên đầu ngón chân, dạo quanh chàng phù thủy hấp hối, vừa ngắm nhìn chàng thật kỹ, họ vừa nói ra những điều đang đến trong đầu óc họ. Ví dụ : - Tội nghiệp, chẳng mấy chốc đôi mắt xanh của chàng sẽ biến thành đôi mắt thủy tinh. - Từ đôi tay mềm mại, thanh mảnh dịu dàng như tay con gái của chàng sẽ rơi ra những chiếc móng tay. - Xin lỗi - người thứ ba lên tiếng - mắt chàng nâu bóng thì có. - Và đôi tay chàng rộng, đầy chất đàn ông mạnh mẽ ! - Chàng ôm mới nồng nhiệt và cháy bỏng xiết bao. - Nhầm rồi, chàng luôn luôn âu yếm, dịu dàng như một người đàn bà biết ôm ! - Trong lòng chàng mới yên ổn và vững chãi làm sao, ta có thể ngồi hàng tháng trời trong đó. - Chàng chẳng bao giờ cho ta ngồi vào lòng cả. Chàng ngồi vào lòng ta thì đúng hơn.
- - Chàng thẳng tính, ít nói, và khi chàng giận giữ thì, chao ôi, kẻ nào vô phúc rơi vào tay chàng. - Lại nhầm rồi. Chàng là người đàn ông dịu dàng, ân cần, ta chưa bao giờ nghe thấy chàng to tiếng. Đấy, đám phụ nữ nói về chàng phủ thủy hấp hối như vậy, theo như họ, chàng với mỗi người mỗi khác, kể cả cách trình diện lẫn cách đối xử. - Các bà, các cô hãy đi đi - chàng phù thủy nói - hãy làm ơn đi khỏi đây hộ tôi, những cái mặt nhàu nát của các người làm tôi khó chịu lắm, chỉ tổ mang quan tài đến cho tôi thôi. Đúng là quan tài được mang đến thật. Chiếc quan tài đá chạm thật đẹp. Cha chàng phù thủy đặt mua với hai trăm hai mươi nhăm phơ-rint ; người đàn ông lịch sự là người trong gia đình. - Con trai ta chiếm nhiều tiền của ta quá – ông nói với nhà buôn đồ tang. – Nhưng ta vẫn liều đặt mua, hãy để cho đám tang của nó đẹp đẽ. Chàng phù thủy giờ đây nhanh chóng chải đầu, nhìn vào chiếc gương tay nhỏ, chàng chăm sóc đôi môi - dành cho một nụ cười chế giễu trong cái mặt nạ, mà chàng đặc biệt yêu thích, sau đó chàng bảo một cậu bé đi lấy cổ áo và cổ tay áo sạch về. Trong lúc đó chàng kiểm tra lại mắt mặt nạ, cắt bỏ sợi ren bạc xung quanh bằng dao díp, vì chàng cho rằng nó thật vô duyên. Cậu bé mang cổ áo và cổ tay áo sạch về. Chàng thay đồ mới, vội vã ngồi vào trong quan tài, rồi vừa huýt sáo khe khẽ, chàng vừa định ngả người nằm xuống lớp vải
- nhung đen. Đúng lúc đó, một cô gái đầu chít khăn mỏng, vừa chạy vừa khóc, với khuôn mặt ửng hồng, nàng chạy xô vào. Chàng phù thủy chống khuỷu tay nhỏm dậy, vì chàng chợt nhớ ra, đây là nàng thiếu nữ duy nhất chàng yêu trong đời. Hơi ngạc nhiên một chút, vì điều này xảy ra đã quá lâu rồi, nhiều năm trôi qua - vậy mà nàng không hề thay đổi. Nàng bận chiếc váy ngắn, khuôn mặt xinh đẹp non trẻ không hề nhàu nát như mặt của đám phụ nữ vừa rồi. - Cuối cùng cũng có một nàng con gái - chàng phù thủy chào cô gái – Thật ngạc nhiên đến dễ chịu, khi trước khi ra đi, tôi còn được nhìn thấy một người đẹp trẻ trung. Cô gái không bực mình vì những lời đường đột chẳng hay ho của chàng, nàng cúi xuống, ôm lấy chàng, và van xin chàng hãy ngồi lên. - Das ewig weibliche zieht uns !.. – chàng phù thủy cười nhợt nhạt, cho dù chàng không giỏi tiếng Đức, và chưa bao giờ đọc Faust từ bản gốc. Nhưng chàng vẫn dịu đi, và hôn vào đôi môi thiếu nữ. - Còn bây giờ, em ơi, đi đi - chàng nói - thế là đủ rối. Đi đi, em đẹp, trẻ trung, thiếu khối gì chàng đang đợi ngoài kia. – Rồi chàng lại nằm xuống, vừa mỉm cười vừa ngây ngất ngắm khuôn mặt đẫm nước mắt, đôi mắt nhìn thiên thần đầy âu yếm của cô gái nhỏ. Lát sau chàng lên tiếng. - Ta đã thấy, thay vì thuốc phiện và những cái hôn nhạt nhẽo,
- đáng lẽ ta phải cưới em làm vợ, và ta sẵn lòng làm ngay, nếu cha ta đã không tốn tiền mua quan tài cho ta. Cô gái nhỏ lấy hết sức lực, giằng mặt nạ khỏi mặt chàng phù thủy, nhấc gối ra khỏi đầu chàng, nằm vào quan tài, nàng cố sức đẩy chàng phù thủy ra ngoài. Rồi nàng mệt rũ vì phải gắng quá sức. - Tình yêu dịu ngọt của anh - chàng phù thủy âu yếm khe khẽ nói - Em đã làm tất cả những gì một người đàn bà làm cho một người đàn ông. Giờ đây anh sẵn lòng sống dậy - cho dù quan tài đắt tiền của anh đã thanh toán xong - vì anh yêu em, nhưng anh không còn sức nữa. Anh đã nhận ra, sức lực anh tắt rồi. Em hãy sửa soạn chỗ nằm cho anh đi. Trong cơn vật lộn, cặp kính đen của chàng phù thủy rơi xuống, cặp kính chàng đeo để người khác đừng nhìn vào đôi mắt, hình như rất nguy hiểm của chàng. Tôi nói, cặp kính đen rơi xuống, cô gái nhỏ nhìn thấy trong mắt chàng phù thủy, một tình yêu nồng cháy, và chắc chắn chàng sẽ nhỏm dậy, nếu quả là còn sức lực. Nàng bèn sửa lại chỗ nằm trong quan tài, và chàng phù thủy khó khăn lắm mới bò được vào, nằm xuống. - Em hãy đeo mặt nạ lên cho anh - chàng nói. Cô gái đeo mặt nạ cho chàng. - Em hãy đặt gối dưới đầu anh, sao cho nắp quan tài đậy vào kín đáo. Chìa khóa quan tài bằng vàng, sẽ ở lại bên em. Đúng là người ta đã mang nắp quan tài tới. Cô gái một lần nữa hôn vào đôi môi chàng phù thủy, đôi môi đã bắt đầu nguội dần, lạnh giá, nàng đậy nắp quan tài, rồi khóa lại, chiếc chìa khóa nhỏ nàng
- dấu bên trong túi tạp dề. Rồi nàng ra đi, khi họ hàng, anh chị em chàng phù thủy tới, những người chẳng hay biết nàng là ai. Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung (2008-4-20) Buổi tối Đấy là một buổi tối thu đến sớm, màu đen xanh. Đám đông trang trọng, không vội vã, đang chuyển động trên đường phố lớn. Đấy là buổi tối, nỗi buồn bã bỗng dưng bao trùm cả Budapest sống động. Giữa đám người dạo chơi trên phố, nổi bật lên những mệnh phụ tóc vàng, với đôi mắt đẫm lệ, họ khoác tay các phu quân rảo bước. Ai mà biết được, vì sao mắt họ ướt. Vài cô gái làng chơi đơn độc chợt dừng lại giữa đường, cúi đầu ủ rủ, hoặc trân trân nhìn vào những ngọn lửa đèn đường vừa nhóm. Ai nấy đi lại không một tiếng động. Tựa hồ tất cả mọi người đều chậm rãi và chăm chú rảo bước. Tựa hồ có những tiếng thở dài buông nhẹ giữa những viên đá lát đường, tựa hồ nhựa trải đường dâng trào những giọt lệ… tựa hồ gió lặng thinh, buông tan đâu đó nốt nhạc dịu dàng và tha thiết vẳng xa khắp nơi. Và ai ai cũng đều nghe thấy.
- Những người đẹp tóc vàng khẽ lau nước mắt, và rúc sâu hơn vào ngực các đấng lang quân. Lũ trẻ con không đùa ồn ã, chúng ngơ ngác, đăm chiêu nhìn xung quanh, sợ hãi nắm chặt lấy tay nhau. Trên các cửa sổ, lấp lánh thứ ánh sáng mờ tỏ, run rẩy rồi phụt tắt. Trong các quán cà phê, rải rác dăm ba người, đăm đắm nhìn, những điếu thuốc tắt ngấm tự bao giờ. Từ các khung cửa sổ các khu nhà lớn, cao tầng, bọn thiếu nữ thò đầu ra, cổ họng tắc nghẹn, rồi thở dài đánh sượt. Bác sĩ Péter, trưởng khoa của bệnh viện Szent András, đang thong thả đi về nhà - bỗng đứng sững lại. Chàng không có thói quen dừng lại giữa đường, cũng như không mấy khi tiêu khiển thời gian vào những việc vô nghĩa. Xưa kia, đôi khi chàng cũng nổi những cơn lãng mạn, nhưng rồi chàng nhận ra, sự nhậy cảm chỉ cướp đi nhiều hơn, thời gian vốn có ít của chàng, thế là từ tốn, chàng thay dần những dây cót tâm hồn của mình. Nhưng giờ đây chàng cần phải đứng lại. Chàng bỏ mũ và thở dài. Những rặng cây đã từ lâu trút lá. Giờ đã là tháng Chạp, với không gian lãng đãng thoảng vị xuân, nhưng hương xuân nồng nàn đã biến mất. Đấy là ngày, mà đất, và con người chợt hồi tưởng lại quá khứ : ôi mùa xuân, ôi ký ức. Cả con đường lớn đầy người bỗng lặng lẽ, cái cảm giác nhớ nhung không lời lẩn quất giữa những trái tim. Péter cũng trào dâng trong nỗi ngây ngất quanh chàng và tự lúc nào chìm nghỉm trong nó. Chàng bước những bước thấp cao, đi về phía trước.
- Con đường lớn lặng lẽ như trong một nhà thờ. Dường như ai cũng se sẽ ngầm cảm, không bao giờ có lại một ngày như hôm nay. Rằng trong đời mình, ai cũng một lần cần cầu nguyện ; cho dù chẳng dùng vào việc gì, nhưng vẫn bắt buộc phải làm. Chàng về đến nhà. Chàng lau trán, dạo quanh các phòng, mở toang cửa sổ phòng khám và ngồi xuống đấy. Bạn có nhớ chăng những buổi tối như thế ? Khi những sự vụ giản đơn và nhỏ bé của niềm hạnh phúc con người bỗng trở thành những nỗi lớn lao ? Khi nghị lực kiên cường bỗng teo tóp lại và âm thầm cúi đầu. Linh hồn chúng ta, thứ ngày thường đời nào ta tin, bỗng từ đâu len lỏi vào cơ thể, và bắt đầu điều khiển những hành vi ta. Có thể nghe tiếng cánh vỗ đập khẽ khàng của chúng trong không gian… Những đôi mắt đã nhắm ngày nào bỗng mở, liếc cái nhìn đi khắp mọi nơi. Chàng bác sĩ run rẩy. Có tiếng chuông cửa bấm. Chàng mở cửa. M ột cô gái thon thả tóc đen, như ánh chớp lách vào. Nàng không chào. Chàng cũng không lên tiếng. Chàng bác sĩ chợt nhận ra. Khuôn mặt trắng mịn và đôi môi mọng hồng của người thiếu nữ bỗng hiện ra rõ nét. Chàng ngửi thấy hương thơm từ mái tóc, và nhớ lại dáng hình mảnh dẻ, gần như trong suốt, đẹp tuyệt mỹ của nàng. Đây rồi một câu chuyện tình đẹp, một đoạn văn yêu bị bỏ quên, một vụ nhăng nhố thời trai trẻ, mà bỗng dưng đột ngột đứt
- dây… Thế rồi như thuở xa xưa, họ nắm lấy tay nhau. Từ buổi tối đen xanh, chân thật và lãng đãng, bỗng biến thành màn đêm bí ẩn, trầm ngâm. Những quán cà phê lặng lẽ ngủ. Vài tiếng cãi cọ ồn ào làm khuấy động đôi phút ngắn ngủi trên đường phố ; rồi tất cả lại lặng im. Thứ lặng yên một kiểu, không hình hài, chẳng ấn tượng. Đâu đó từ phía cánh đồng, ngọn gió sương mai vơ vất đột nhập, làm lay động vài cánh cửa sổ quên khép khi đêm. Rồi từ từ, tiếng xe ngựa văng vẳng tới, mỗi lúc nhiều hơn trên các con phố. Những nàng con gái ngái ngủ, bước lảo đảo tới bấm chuông cửa nhà. Người ta đi tắt đèn các phố. Bỗng chốc cảnh vật biến thành sáng mùa đông mưa phùn gió bấc. Tuyệt nhiên không còn chút dấu vết gì của buổi tối hôm qua. Cỏ trong công viên đẫm sương ; những chiếc lá còn vương lại trên cành, phơ phất bay. M ưa lạnh thấm ướt cả thành phố. Người ta lên đường đi làm vừa lạnh, vừa hò hét, mọi thứ kêu loảng xoảng. Trong các căn nhà, ai nấy thức dậy muộn. Bác sĩ Péter tỉnh dậy với cơn đau đầu như búa bổ. – chàng lờ mờ nhớ lại buổi tối qua. M ột cảm giác đặc biệt đọng lại về nó, mà chàng không tài nào thốt nên lời. Chàng ngáp một cái thật dài, đậy gối lên mặt, chàng quay vào tường. Chàng không thể hiểu cái gì đã xảy ra. Thậm chí, chàng cũng chẳng biết, cần phải suy nghĩ về cái gì nữa.
- Ôi ! buổi tối đã qua đi, đã đến sớm bình minh đông, mưa phùn gió bấc lạnh lẽo ! Nhưng chàng không có cả thời gian suy tưởng, bởi người hầu đã bẩm, nước tắm đã chuẩn bị xong, và các con bệnh đã ngồi đợi chàng trong phòng khám. Chàng bác sĩ còn ngần ngừ một lát, không biết có nên nghĩ về những vấn đề của tối hôm qua hay không, nhưng rồi chàng nhảy bổ ra khỏi giường, và đi vào buồng tắm. Và thế là, chàng lại bắt đầu một cuộc sống đã vào nếp, chính xác, như thời gian chính xác cần phải xảy ra của mọi việc trên đời. Và đời chàng tiếp tục chảy, như từ trước tới nay Như thể buổi tối hôm qua đã rơi rụng từ lâu trong ký ức. M ùa đông đã trôi đi. Với chàng bác sĩ Péter, tất cả giống hệt năm ngoái. M ột vài bài nghiên cứu chuyên môn của chàng in trên tạp chí ngành, chàng thử một vài phương pháp chạy chữa mới cho con bệnh. Công việc nặng nhọc và nghiêm chỉnh như thép gây cho chàng những niềm vui thường trực nào đấy : chàng sung sướng vì mình tươi tỉnh, uyển chuyển và khỏe mạnh. Nhưng cùng lúc chàng cảm thấy nỗi đơn điệu vất vưởng trong người. Thế là chàng nhất quyết trị bằng được kẻ nổi loạn ấy. Và thành công. Nhưng một ngày nọ mùa xuân chợt tràn tới. Hết sức đột ngột. Những ngọn gió trong lành, tung tăng ùa vào phố phường Budapest. Trong một tuần tuyết tan biến khắp nơi, và tuần thứ hai, cỏ đã mọc lún phún. Người ta bán hoa ibolya tím biếc trên đường, một vài kẻ có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn