intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn minh Ấn Độ đế chế Gupta

Chia sẻ: Nguyen Thi Tinh Tinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

222
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghệ thuật và Văn hóa Rangoli, còn đượcc gọi là alpana hay kolam, là nghệ thuật trang trí nhà cửa truyền thống. Được làm bằng bột gạo, vôi tôi và các thuốc nhuộm thực vật khác, rangoli chủ yếu được phụ nữ nội trợ sử dụng để vẽ các họa tiết phức tạp được nghi thức hóa trên sân nhà hay xung quanh các vị thần trong các lễ hội tôn giáo. Nghệ thuật rangoli không cần phải được đào tạo chính thức và chủ yếu được vẽ bằng ngón tay – điều này luôn làm cho họa tiết hoa có nét độc đáo khác biệt....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn minh Ấn Độ đế chế Gupta

  1. Nghệ thuật và Văn hóa  Rangoli, còn được gọi là alpana hay kolam, là nghệ thuật trang trí nhà cửa truyền thống. Được làm bằng bột gạo, vôi tôi và các thuốc nhuộm thực vật khác, rangoli chủ yếu được phụ nữ nội trợ sử dụng để vẽ các họa tiết phức tạp được nghi thức hóa trên sân nhà hay xung quanh các vị thần trong các lễ hội tôn giáo. Nghệ thuật rangoli không cần phải được đào tạo chính thức và chủ yếu được vẽ bằng ngón tay – điều này luôn làm cho họa tiết hoa có nét độc đáo khác biệt. Rangoli là một ví dụ hoàn hảo về vai trò của nghệ thuật trong đời sống và văn hóa Ấn Độ. Nó cho thấy sự thể hiện sáng tạo vốn là một phần trong tính cách của người Ấn Độ. Dù đó là nghi lễ tôn giáo hay cách thức bày bàn ăn, thì đâu đâu cũng có dấu vết nhất định của năng lực sáng tạo và khiếu thẩm mỹ. Tiểu lục địa này có lịch sử phát triển gần như không gián đoạn trong lĩnh vực nghệ thuật và kiến trúc; nhiều loại hình nghệ thuật cổ điển bắt nguồn từ nền tảng dân gian hay sắc tộc và kết nối với tôn giáo, không chỉ về khía cạnh huyền bí mà thậm chí cả phương diện thế tục. Từ nền tảng dân gian, nghệ thuật, kiến trúc và văn hóa Ấn Độ phát triển thành các loại hình cổ điển và đạt tới đỉnh cao huy hoàng dưới thời Đế chế Gupta. Nghệ thuật Phật giáo phát triển nở rộ dưới thời Gupta, thường được gọi là thời đại vàng son. Như ở tất cả các thời kỳ, ở đây có một chút khác biệt trong các hình tượng của các tôn giáo Ấn Độ lớn – Phật giáo, Ấn Độ giáo và đạo Giai-na, cho dù xuất phát từ các hình thức trang hoàng được đơn giản hóa, nhưng nghệ thuật cũng đã bắt đầu có các chi tiết trang trí. Hang động Ajanta, được xây dựng khoảng năm 650 sau công nguyên, có các tranh vẽ trên tường về Phật giáo thật đẹp. (Đức Phật trong thế Dhrama Chakra Pravartna – một mẫu hình của nghệ thuật Sarnath) Đền Kailash ở Ellora là một quần thể có sân dài 81m, rộng 47m và phía sau cao tới 33m, ở giữa sân là công trình kiến trúc chính. Ngôi đền là một kỳ công được tạc từ một khối đá nguyên.
  2. (Đền Kailash, Ellora) Dưới triều đại Kushan – quân xâm lược đến từ vùng Trung Á, hai phong cách nghệ thuật quan trọng nhất của Ấn Độ được phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên: nghệ thuật Gandhara và Mathura. Nghệ thuật Gandhara đưa ra một số hình tượng đầu tiên về Đức Phật; đến thế kỷ thứ 2, nền nghệ thuật này chịu ảnh hưởng sâu sắc của nghệ thuật cổ Hy Lạp và có ảnh hưởng ở Trung Á và Đông Á. (Nghệ thuật Gandhara) Tháp và tu viện có diềm trang trí đắp nổi, miêu tả hình người ở tư thế cổ điển với tấm khăn xếp nếp buông rủ của nghệ thuật cổ Hy Lạp.
  3. (Đại bảo tháp, Nagarjunakonda, Andhra Pradesh, Ấn Độ) Khoảng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, các ngôi đền Dilwara của đạo Giai-na trên núi Abu bày các đồ án chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương, nhìn gần như là xuyên thấu. (Đền Dilwara, Núi Abu) Mặc dù có vô số pháo đài trên đỉnh đồi do triều đại Rajput xây dựng, nhưng mãi về sau những người trị vì này mới biết xây các cung điện lớn bên trong các pháo đài và phát triển phương pháp cách nhiệt, và các kiến trúc sư thiết kế cung điện tìm ra cách bảo đảm sự thông gió tối ưu và lộ sáng. Phần lớn các cung điện được trang trí lộng lẫy và giúp ta thấu hiểu sâu sắc về những lựa chọn nghệ thuật và trang trí được hoàng tộc ưa thích.
  4. (Khu đài kỷ niệm hoàng gia Bara Bagh, gần Jaisalmer) Nét đặc biệt của những pháo đài thời Rajput là việc sử dụng màu sắc, đồ gương, ngọc trai và mạ vàng một cách kỳ lạ trong trang trí các cung điện giống như pháo đài. Mặc dù không nổi bật về kiến trúc, nhưng pháo đài Jharokhas và Aangans và các cổng ra vào được trang trí lộng lẫy khiến cho những cung điện này trở nên độc đáo và thú vị. Nghệ thuật Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thống triết học duy lý và duy linh phong phú vốn tạo ra đặc trưng riêng của tư tưởng Ấn Độ. Tháp và đền đài hòa quyện một ngôn ngữ tượng trưng dựa trên những thể hiện bằng hình ảnh các khái niệm triết học quan trọng, như Chakra – bánh xe luân hồi; Padma – hay hoa sen là hiện thân của sự sáng tạo; Ananta tượng trưng cho nước, nguồn lực mang lại sự sống; Swastika (chữ thập ngoặc) – thể hiện bốn phương diện xoay vần của sáng tạo và vận động; Kaplavriksha – cây thỏa mãn ước nguyện tượng trưng cho trí tưởng tượng; Mriga – hay hươu nai tượng trưng cho dục cảm và vẻ đẹp; và lingam và yoni – biểu tượng phồn thực của đàn ông và đàn bà. Vì thế, đền đài và tháp (stupa) ở Ấn Độ còn là các trung tâm văn hóa để cắt nghĩa cho vô số hình tượng cuộc sống hằng ngày. Sau thế kỷ 10, các đề tài dục cảm bắt đầu trở nên nổi tiếng. Nhục dục và quan hệ tình dục được phô bày trong các ngôi đền ở Khajuraho, Konarak, Bhubaneshwar và trong các ngôi đền thời Kakathiya ở Palampet. Những cảnh miêu tả này nói lên rằng, trong thời kỳ đặc biệt đó của lịch sử Ấn Độ, có sự tương hợp hoàn toàn giữa tính dục và tâm linh của con người. (Ảnh chụp các ngôi đền ở Khajuraho) Kiến trúc đền đài đạo Hindu thể hiện các kiệt tác trang trí điêu khắc. Các ngôi đền gỗ nổi tiếng ở Mahabalipuram và Kanchipuram gần Chennai do triều đại Pallava xây là các mẫu hình của nghệ thuật trang trí này, mặc dù triều đại Chola ở Thanjavur đã đưa nó tiến xa hơn nữa với đền Brihadeshwara lộng lẫy.
  5. (Đền Panch Rath ở Mahabalipuran) Bengal là quê hương của một vài nền văn minh lớn. Các ngôi đền ở Bankura và Burdwan, với những phù điêu đất nung dùng để trang trí toàn bộ mặt ngoài bằng gạch, không chỉ là những công trình trang trí lộng lẫy mà còn là sự mô tả hiện thực cuộc sống vùng nông thôn Bengal qua các thời đại, đến tận thời Đế chế Anh. (Tháp Qutub Minar) Ảnh hưởng của Hồi giáo tới kiến trúc Ấn Độ được nhận thấy sau thế kỷ 11 với các cuộc xâm lược của người Thổ Nhĩ Kỳ và Afghanistan. Qutb-ud-din Aibak – người khởi lập triều đại gọi là triều đại nô lệ – cho xây thánh đường Hồi giáo đầu tiên ở Delhi và tháp Qutub Minar. Hoàng đế Mughal là Akbar gắn kết phong cách kiến trúc Ấn Độ giáo và Hồi giáo trong thành phố Fatehpur Sikri của mình, còn cháu ông, Shah Jahan, lại nổi tiếng vì xây dựng lên một công trình “tụng ca tình yêu” nguy nga – đó là Taj Mahal.
  6. (Lăng mộ Humayun) (Taj – một trong bảy kỳ quan thế giới) Khi người Anh xâm chiếm Ấn Độ, phong cách thời Gothic Victoria trở thành thời thượng và được sử dụng trong các công trình công cộng ở Mumbai, Chennai và Calcutta. Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, Edwin Lutyens đã thiết kế New Delhi theo phong cách tân cổ điển. (Sansad Bhawan ở Ấn Độ) (Rashtrapati Bhawan) Kiến trúc Ấn Độ hiện đại xứng đáng với danh tiếng, trước tiên là với thiết kế thành phố Chandigarh của Le Corbusier. Ngày nay, các kiến trúc sư nổi tiếng khác là Charles Correa, Balkrishna Doshi và Laurie Baker – những người luôn luôn cách tân về cả vật liệu lẫn thiết kế. Hội họa
  7. Hội họa ở Ấn Độ có truyền thống rất lâu đời, với các bản văn cổ phác thảo lý thuyết về màu sắc và thẩm mỹ, cùng những câu chuyện kể có ngụ ý cho thấy là các gia đình không thường sơn vẽ cửa nhà hay mặt tiền, hoặc thậm chí ngay cả phòng khách nữa. Các bức tranh trong hang động ở Ajanta, Bagh và Sittanvasal và tranh trong đền đài chứng tỏ sự yêu thích chủ nghĩa tự nhiên – cả trong việc miêu tả hình dáng con người lẫn miêu tả thiên nhiên. (Tranh Bhimbetka) Những bức tranh Phật giáo nổi tiếng nhất còn sót lại là tranh trong các hang động ở Ajanta. Tại Ajanta, chúng ta còn nhìn thấy sự xuất hiện của một phong cách lặp đi lặp lại – khả năng vẽ tranh trừu tượng từ đề tài thiên nhiên theo một cách thức vừa thỏa mãn về mặt thẩm mỹ lại vừa rất hiệu quả khi làm đồ trang trí. (Tranh của vùng Ajanta) Tranh minh họa trên bản viết tay bằng lá cọ kinh sách Phật giáo và đạo Giai-na ở Gujarat vào khoảng thế kỷ 12, có ảnh hưởng lớn từ tranh dân gian. Những tranh minh họa này cũng ảnh hưởng đến tranh tiểu họa nổi tiếng của Ấn Độ. Nhiều bức tiểu họa đẹp nhất của Ấn Độ dựa trên Ragmalas – tức là các tâm trạng gắn liền với các điệu nhạc raga khác nhau. Ở đây, ta nhấn mạnh vào việc truyền tải tình cảm hay tâm trạng, hoặc bầu không khí. Nhờ việc sử dụng màu sắc, những chi tiết trừu tượng, và cố ý làm phẳng kết cấu ba chiều một cách táo bạo, người họa sĩ đã thành công trong việc phát lộ những sắc thái ẩn khuất nhất định vốn bình thường thì không thể làm được bằng bất kỳ cách nào khác. Ta có thể thưởng thức chất trữ tình nghiêm túc trong các bức tiểu họa trên lá cọ ở Orissa, phong cách lịch sự tao nhã của tranh tường ở Bundelkhand, màu sắc táo bạo và sẫm của tranh ở Lepakshi, và cách thể hiện sinh động trong các cung điện và các đền đài ở Madurai, Thanjavur và Ramanathapuram.
  8. (Gita Govinda trên lá cọ – Orissa cổ đại) Trong tất cả các truyền thống đa dạng này của hội họa Ấn Độ, yếu tố quan trọng – vốn truyền cho hội họa Ấn Độ vẻ quyến rũ và nét sinh động – chính là ngôn ngữ dân gian đã tìm ra đường vào nghệ thuật của các tiểu vương quốc. (Một trong những bức tranh đẹp nhất thời Mughal) Sự hòa trộn nghệ thuật Ba Tư và Mughal với nghệ thuật Ấn Độ tạo nên một loại hình nghệ thuật khác biệt vào thế kỷ 15-16, làm nảy sinh các trường phái lai ghép, như trường phái hội họa Pahari, Rajasthan và Deccan.
  9. (Tranh theo trường phái Rajasthan) (Tranh theo trường phái Pahari) (Bức tiểu họa Chand Bibi: tranh theo trường phái Deccani)
  10. Người Anh đã du nhập nghệ thuật cổ điển phương Tây vào Ấn Độ, và các họa sĩ Ấn Độ, như Raja Ravi Varma, đã thay đổi cho phù hợp với các đề tài tôn giáo Ấn Độ. Họa sĩ Ấn Độ áp cũng cải biến kỹ thuật hội họa phương Tây và cho ra đời những bức tranh bột màu phù hợp với thị hiếu người châu Âu. Trong khi các bức tranh cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 tràn đầy tình cảm dân tộc một cách rõ ràng, thì nghệ thuật Ấn Độ đương đại lại là một bộ phận của trào lưu thế giới. (Tranh của Raja Ravi Verma) (Tranh của vùng Madhubani) Âm nhạc và múa
  11. Âm nhạc cổ điển Ấn Độ cũng có nguồn gốc dân gian. Tâm điểm của tất cả âm nhạc cổ điển Ấn Độ là raga – thuật ngữ tiếng Phạn, và mỗi một raga lại có màu sắc và hơi điệu riêng biệt. Ngày nay, phần lớn raga là những làn điệu dân gian hay dân tộc được chỉnh lý rất tinh tế và có quy tắc diễn xướng. Mỗi điệu raga có đặc tính riêng, được hát tại thời điểm cụ thể trong ngày, trong mùa và gợi lên tâm trạng cụ thể. Nét tuyệt hảo của âm nhạc Ấn Độ nằm ở quyền tự do dành cho người hát, bởi vì ngoài giới hạn đã xác lập thì nhạc sĩ được tự do sáng tác. Điều này cũng đã tạo nên nhiều “gharanas” âm nhạc khác nhau. Có hai truyền thống âm nhạc cổ điển Ấn Độ chính – Hindustani (Bắc Ấn) và Carnatic (Nam Ấn). Mặc dù cả hai đều dựa trên cùng một quan niệm cơ bản, nhưng vẫn có sự khác nhau về sắc thái âm điệu, v.v. Sitar là nhạc cụ nổi tiếng nhất của Ấn Độ, nhưng còn có vô số các nhạc cụ khác, gồm veena, santoor, shehnai, sáo – tất cả đều có bộ gõ đi kèm, như tabla (trống đôi), pakhawaj, mridangam và ghatam. Tất cả đều phát triển từ nhạc cụ dân gian đơn giản làm từ lau sậy, tre nứa và vỏ quả bầu. (Sitar) (Veena hiện đại) (Santoor) (Shehnai) (Sáo) (Sarod)
  12. (Tabla) Trước khi có các loại hình múa cổ điển thì âm nhạc và múa tập trung vào các hoạt động của người dân nông thôn và bộ tộc. Cho đến ngày nay, các cộng đồng nông thôn vẫn làm lễ kỷ niệm các sự kiện diễn ra định kỳ trong cuộc sống thường nhật và các sự kiện theo mùa vụ, với các điệu múa và âm nhạc có những nét rất giống nhau. Ở vùng vành đai dãy Himalaya, nam nữ ôm nhau và nhún nhảy một cách duyên dáng, còn ở Punjab, động tác múa mạnh mẽ hơn và được gọi là điệu Bhangra (nam biểu diễn) và Giddha (nữ biểu diễn). (Ảnh chụp điệu múa Bhangra) (Nữ sinh biểu diễn điệu múa dân gian truyền thống “Giddha” của Punjab) Ở Rajasthan, phụ nữ che mặt, xoay tròn trong điệu múa Ghoomar, còn phụ nữ ở Gujarat biểu diễn điệu Garba. (Ghoomar) (Garba)
  13. Hiện tại, có nhiều loại hình kịch múa hay sân khấu dân gian, như Nautanki ở Rajasthan, UP và Bihar, Bhavai ở Gujarat, Tamasha ở Maharashtra, Jatra ở Bengal, Yakshagana ở Karnataka và Theyyam ở Kerala. Ở vùng Đông Bắc, các loại hình võ thuật được cách điệu hóa thành các loại hình y như múa, múa Lazin ở Maharashtra, múa Kalaripayattu ở Kerala và múa Chhau ở Orissa. Múa cổ điển ở Ấn Độ cũng có sự đa dạng riêng. Có sáu phong cách múa cổ điển chính ở Ấn Độ – Bharatanatyam của vùng Tamil Nadu, Odissi của Orissa, Kathak của Uttar Pradesh, Manipuri của Manipur, Kathakali và Mohiniattam của Kerala và Kuchipudi của Andhra Pradesh. Tất cả đều tuân thủ các qui tắc múa cổ điển như đã được đề ra trong cuốn sách Natya Shastra do nhà hiền triết Bharata viết vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Trải qua nhiều thế kỉ, vốn tiết mục phức hợp bao gồm động tác tay, nhịp điệu, điệu bộ nét mặt và cử động thân thể đã được phát triển để truyền tải những ý nghĩa tinh tế. (Điệu Tamasha) (Điệu Yakshagana) (Điệu Kalaripayattu của Kerala)
  14. (Điệu Bharatnatyam) (Điệu Chauu của Orissa) (Điệu Odissi) (Điệu Kathak) (Điệu Manipuri)
  15. (Điệu Mohiniattam) (Điệu Kuchipuddi) Nghề thủ công Ở Ấn Độ, dệt vải và in ấn lên vải được coi tự thân là một loại hình nghệ thuật. Từ vải muxơlin huyền thoại, mỏng nhẹ như tơ của vùng Bengal đến khăn choàng dày của các bộ lạc, lụa thêu kim tuyến lóng lánh, đến vải cotton đơn giản với các họa tiết in, khăn choàng jamavar đến đồ có gắn gương kính, ngành dệt Ấn Độ là một kho báu. Ví dụ, zari là sợi kim tuyến vàng bạc đẹp lấp lánh, được dùng để thêu. (Zariwork) (Khăn choàng bộ lạc) Đường may thêu vô cùng tinh tế và được thực hiện một cách khéo léo, lành nghề, với cách thêu bắt đầu từ giữa, kéo dài đến viền ngoài theo hình xoay tròn. Các mẫu zari được sử dụng cho khăn trải bàn bằng vải lanh và để may đồ quần áo cá nhân. Khăn choàng pashmina nổi tiếng của vùng Kashmi được làm bằng loại len đẹp nhất và có lối dệt mịn, dày. Khăn choàng Án Độ phụ thuộc vào đường thêu hay cách dệt họa tiết trang trí. Thợ thêu Kashmir rất tự hào về khăn choàng thêu có họa tiết giống nhau ở cả hai mặt. Họa tiết được sử dụng để thêu và dệt khăn choàng tuân theo các truyền thống Ấn Độ và bao gồm họa tiết voi, xoài, hoa sen và các họa tiết khác. Điện ảnh Phim xuất hiện ở Ấn Độ vào năm 1896, khi nghệ thuật điện ảnh của anh em nhà Lumiere trình chiếu sáu bộ phim câm ngắn ở Mumbai. Bộ phim truyện đầu tiên của Ấn Độ – Raja Harishchandra – được phát hành năm 1913. Bộ phim được thực hiện bởi Dhundiraj Govind Phalke, thường được biết đến là Dadasaheb Phalke (1817-1944). Đây là một bộ phim câm. Đến năm 1920, ngành làm phim mới hình thành. Bộ phim có tiếng nói đầu tiên được làm ở Ấn Độ là Alam Ara (Hãng phim Imperial sản xuất), phát hành vào năm 1931. Cho đến những năm 1960, các công ty làm phim thống trị ngành điện ảnh và nhiều công ty trong số đó có trường quay riêng. Các nghệ sĩ và kỹ thuật viên là người làm công hoặc ký hợp đồng dài hạn với các công ty này. Tuy nhiên, từ những năm 1960, đa số diễn viên đi theo con đường tự do, dẫn đến việc chi phí sản xuất phim leo thang. Ngày nay, Ấn Độ có nền công nghiệp điện ảnh lớn nhất thế giới xét về số lượng phim sản xuất (khoảng 800 phim một năm), chủ yếu bằng tiếng Hindi, bên cạnh tiếng Tamil, Bengal
  16. và Malayalam. Sự chuyển đổi từ điện ảnh bình dân sang điện ảnh sáng tạo xuất hiện sau thời kỳ Độc lập, khi người ta chú trọng vào tình trạng thực tế và bất công xã hội. Nhưng vào những năm 1970, thể loại phim này đã nhường chỗ cho loại phim “chocolate box” (“xinh như mộng”) với nội dung nhàm chán, lặp đi lặp lại và nhiều âm nhạc và múa. Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra đời phim “bom tấn” và sự nổi danh của các siêu sao, như Amitabh Bachchan và Rajesh Khanna. Đáp lại, trào lưu điện ảnh đối tương phát triển và rất thành công. Satyajit Ray đã làm các bộ phim như Pather Panchali và ông là người Ấn Độ đầu tiên giành giải Cành cọ vàng trong Liên hoan phim Cannes và giải Oscar dành cho thành tựu đạt được trong đời. Ngày nay, công nghệ làm phim ở Ấn Độ có lẽ thuộc loại tốt nhất trong số các nước đang phát triển. Tuy nhiên, văn hóa bình dân được quảng bá qua phim ảnh đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dân Ấn Độ. Phim ảnh cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu lâu dài sang các nước ở khắp châu Á, châu Phi và Trung Đông. Vì phim gần như hoàn toàn tập trung xoay quanh bài hát, nên thể loại nhạc phim bình dân mới xuất hiện giờ đang chi phối lĩnh vực âm nhạc đại chúng. Thành công gần đây nhất là bộ phim Triệu phú khu ổ chuột (Slumdog Millionaire) với bài hát “Jai Ho”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2