intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn nạn phá thai của giới trẻ hiện nay tại Việt Nam

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vấn nạn phá thai của giới trẻ hiện nay tại Việt Nam" được nghiên cứu để thấy rõ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, cũng như tổng quan phương pháp tối ưu, để phần nào giảm được tình trạng nan giải của cả xã hội loài người -Vấn nạn phá thai của giới trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn nạn phá thai của giới trẻ hiện nay tại Việt Nam

  1. VẤN NẠN PHÁ THAI CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngọc Vy*, Ngô Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Minh Thư, Bùi Thị Kim Hoàng, Lâm Ái Trân Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền, CN. Đỗ Thị Ánh Nguyệt TÓM TẮT Khi thế giới dần chuyển mình đến một thời đại văn minh và phát triển 4.0, con người cũng được hưởng vô số những điều kiện tốt đẹp. Từ đó, con người dần có lối suy nghĩ thoáng hơn, sống vô trách nhiệm hơn với chính bản thân, gia đình và xã hội. Đặc biệt là giới trẻ, độ tuổi vị thành niên với những suy nghĩ bồng bột, ích kỉ đã dẫn đến hàng trăm “Cơn bão tệ nạn” một trong những vấn đề nhức nhối, đáng báo động trên toàn thế giới đó là - Vấn nạn phá thai của giới trẻ hiện nay. Một vấn đề, nhưng chứa đựng rất nhiều bi kịch, tội ác, sự đáng thương, đáng trách,... Bài báo này được viết ra với tất cả những nghiên cứu, tìm hiểu của các thành viên trong nhóm, để thấy rõ thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, cũng như tổng quan phương pháp tối ưu, để phần nào giảm được tình trạng nan giải của cả xã hội loài người -Vấn nạn phá thai của giới trẻ. Từ khóa: Vấn nạn phá thai, giới trẻ 1. TỔNG QUAN Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu niên sang người lớn. Chất lượng cuộc sống tương lai của vị thành niên phụ thuộc nhiều vào những cơ hội được tận dụng để phát triển nhân cách cá nhân như học tập, có công ăn việc làm để có thể tránh được những vấn đề phát sinh ra do quan hệ tình dục như mang thai ngoài ý muốn, bắt buộc phải nghỉ học hoặc các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có những chuyển biến về tâm lý, tò mò về thể xác, muốn tìm tòi, khám phá về giới tính của mình và của người khác giới nên dễ bị ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo, bạn bè hoặc người lớn về các vấn đề tình dục. Một số ít - nhất là ở những vùng nông thôn, trẻ thiếu hẳn sự hiểu biết về thụ thai và không có một nhận thức gì về sinh sản cũng như việc tránh thai. Khi mang thai ở tuổi vị thành niên (VTN), các em thường có tâm lý lo sợ. Do đó, các em rất ngại đến cơ sở y tế công mà thường tìm đến những dịch vụ nạo phá thai. Vì vậy, không an toàn cho sức khỏe bởi vì một số phòng khám tư nhân không đảm bảo kỹ thuật y tế nên dễ gặp phải tai biến như: Băng huyết, thủng tử cung, sót nhau, sót thai, nhiễm khuẩn và thậm chí có thể bị tử vong. Ngoài ra, khi ở tuổi VTN, các em chưa hiểu rõ những dấu hiệu của mang thai. Do đó, một số trường hợp phát hiện thì thai đã lớn, nên việc nạo phá thai rất nguy hiểm. Phải chăng người trẻ đang quá dễ dãi? Tại sao tỷ lệ nạo phá thai ngày càng trẻ hóa? Tại sao tỷ lệ nạo phá thai những năm qua chỉ có tăng chứ không giảm? Tại sao số ca nạo phá thai nằm trong độ tuổi vị thành niên (15-19 tuổi) học sinh và sinh viên – những người được xem là thế hệ kế cận của đất nước? Thiết nghĩ, một đất nước khỏe thì cần những con người khỏe. Khỏe ở đây là lành mạnh, biết phòng tránh và sử dụng biện pháp an toàn. Khỏe ở đây là không để "ba giây rùng mình" rồi gánh hậu quả. Khỏe ở đây là không còn tỷ lệ ca nạo phá thai đến từ học sinh, sinh viên. Và khỏe ở đây là nên có những dự án sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức cho các em hơn nữa. 1.1 Tổng quan vấn nạn phá thai của giới trẻ 812
  2. 1.1.1 Vấn nạn phá thai trên thế giới Hằng năm, tỷ lệ phá thai ở quốc tế tăng với con số báo động. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái VTN và nữ thanh niên trẻ cao; ước tính năm 2008 số ca phá thai không an toàn ở vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca. Tỷ suất phá thai ở nữ VTN rất cao như ở Cu Ba (91%), Mỹ (30% – 44%) hoặc rất thấp như ở Đức và Hà Lan (dưới 10%). Có một thống kê cho rằng trong số 500 triệu thanh thiếu niên tuổi từ 15 – 19 trên thế giới có quan hệ tình dục, có khoảng 1,1 triệu có thai ngoài ý muốn, hậu quả có 38% nạo phá thai, 13% sẩy thai và khoảng 554800 bé gái sanh con. (Nguồn: Bệnh viện Vũ Quang) Hình 1: Con số đáng lo ngại về tỉ lệ phá thai trên thế giới 1.1.2 Vấn nạn phá thai ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo báo cáo gần đây của Hội Phụ sản Việt Nam thì nước ta có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất châu Á. Trung bình trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ Việt sẽ trải qua 2,5 lần phá thai. Đáng báo động hơn bao giờ hết, 20% người nạo phá thai nằm ở độ tuổi vị thành niên. Không dừng lại ở đó, cứ 4 ca phá thai thì có 1 ca không an toàn, gây tổn hại tạm thời hoặc lâu dài cho người mẹ và gây ra 13% tỷ lệ tử vong ở mẹ. Trong 6 tháng đầu năm 2016, mỗi tháng bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận trung bình 2400 trường hợp phá thai. Đáng chú ý, tỷ lệ phá thai trên 12 tuần tuổi chiếm tới gần 80%. Đặc biệt, Theo đánh giá của WHO, tỷ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một trong năm quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới - một thứ hạng không lấy gì làm vui vẻ và đáng tự hào. Trung bình mỗi năm, Việt Nam có gần 300.000 ca nạo phá thai – tương đương với 300.000 sinh linh không được thấy ánh mặt trời. Liệu có quá đáng khi lý do chỉ là những ích kỷ, kém hiểu biết, thiếu kiềm chế, cũng như liệu người trẻ có hối hận khi chục năm nữa nhìn lại và cảm thấy day dứt? 1.2 Nguyên nhân phá thai của nữ vị thành niên 1.2.1 Quan hệ tình dục sớm Theo chuyên gia sức khỏe sinh sản, một trong những nguyên nhân nòng cốt dẫn đến vấn nạn phá thai sớm của trẻ vị thành niên đó là quan hệ tình dục sớm ở tuổi vị thành niên. Ngày 25.4.2022, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức hội thảo trực tuyến công bố báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019: “Chỉ trong 6 năm, tỉ lệ quan hệ tình của của trẻ vị thành viên trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần, từ 1,45% (năm 2013) lên mức 3,51% (năm 2019). Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên có xu hướng quan hệ tình dục sớm”. Mà một trong những nguyên nhân lớn nhất đó là tình trạng dậy thì sớm ngày càng tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu sinh lý và ham muốn của giới 813
  3. trẻ xuất hiện sớm,tăng trưởng của các hormone khiến ham muốn tình dục được hình thành trong khi chưa kịp trang bị kiến thức về quan hệ tình dục an toàn, dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc như bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục, mang thai và nạo phá thai khi còn quá nhỏ để lại những sang chấn tâm lý, cả về tinh thần lẫn thể chất cho trẻ. 1.2.2 Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản Ở Việt Nam hiện nay, việc triển khai, giảng dạy về giáo dục giới tính chưa phát huy hiệu quả cao. Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều điều liên quan đến vấn đề sinh sản, tình dục như: phim ảnh, truyện tranh, báo chí,.. gây cho trẻ những thắc mắc cần được giải đáp. Trong khi đó thì gia đình và nhà trường lại im lặng không biết cách giải thích để các em hiểu, gây ra cho các em ý nghĩ hoang mang hoặc tò mò tự đi tìm hiểu. Việc này là một phần do tác động xấu từ xã hội, nhưng chủ yếu do giáo dục gia đình chưa được chú trọng. Hoạt động có tính phổ biến trong các gia đình về giáo dục giới tính chỉ dừng lại ở góc độ dạy vệ sinh thân thể ở tuổi dậy thì. Hiện nay ở Việt Nam chưa có chương trình giáo dục giới tính và tình dục cho trẻ em theo từng lứa tuổi. Sự thiếu vắng chương trình đào tạo làm cho các bậc cha mẹ lúng túng khi phải trao đổi với con cái về lĩnh vực này. Đây cũng là nguyên nhân trẻ tự mình tìm hiểu để rồi chúng tìm hiểu một cách sai lệch. 1.2.3 Các lý do khác - Đói nghèo: Môi trường mà VTN trưởng thành có tác động rất lớn đến nguy cơ mang thai VTN, những đứa trẻ thường xuyên sống trong đói nghèo, có trình độ học vấn thấp, thường xuyên phải thay đổi chỗ ở và gia đình tan vỡ thì có nguy cơ tham gia hoạt động tình dục sớm hơn và mang thai cao hơn những đứa trẻ khác. Đói nghèo là nhân tố quyết định đến có thai VTN vì các em phải đi làm và bị lạm dụng tình dục! - Sự thờ ơ của cha mẹ: Với sự phát triển của nền kinh tế, cha mẹ mải mê theo công việc nên ít có thời gian để chăm sóc con cái. Cha mẹ cũng ngại chia sẻ kiến thức giới tính cho con cái. Nhiều gia đình phó mặc con cho nhà trường và xã hội, đến khi phát hiện con mình có thai thì đã muộn. - Sự kiểm soát của Bộ Y Tế còn hạn chế: Thực tế cho thấy, các cở sở y tế tư nhân, thậm chí ngay tại các bệnh viện phụ sản cũng coi chuyện phá thai là chuyện rất bình thường. Các cơ sở y tế tư nhân thì “cổ vũ” cho chuyện phá thai, còn trong các bệnh viện, các y bác sĩ động viên, khuyên can người phá thai là rất ít. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tìm kiếm thông tin trên các nền tảng mạng xã hội, sách, báo, khảo sát và tìm hiểu thực tế, nhóm đưa ra nhiều ý kiến từ thực trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng, tìm hiểu và phân tích sâu sắc các vấn đề rồi đưa ra những nhận định tổng quát, khoa học. - Phương pháp nghiên cứu chuyên gia: Tham khảo ý kiến trực tiếp về “những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe VTN khi phá thai” thông qua BS. Lý Thị Bích Vượng tại “phòng khám đa khoa Yên Dũng”. Được tư vấn trực tuyến về “những ảnh hưởng tâm lý khi phá thai ngoài ý muốn” của BS. Thái Thị Thanh Thủy tại “phòng khám tâm lý và nhi khoa”. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của việc phá thai 3.2.1 Ảnh hưởng về sức khỏe 814
  4. Biến chứng của phá thai phụ thuộc vào tuổi thai và phương thức lấy thai. Nếu tuổi thai < 8 tuần, tỷ lệ biến chứng < 1%, tuổi thai 8-12 tuần, tỷ lệ biến chứng < 1,5 – 2%, tuổi thai 12-13 tuần, tỷ lệ biến chứng 3 – 6%; phá thai ở tam cá nguyệt 2 tỷ lệ biến chứng có thể tăng đến 50 % . Gần như nữ vị thành niên thiếu hụt về kiến thức sinh sản nên không biết có thai lúc nào, hoặc do lo sợ lúng túng không biết cách giải quyết nên khi độ tuổi thai rất lớn mới quyết định bỏ thai do đó có rất nhiều tai biến như rối loạn kinh nguyệt, sót nhau, sang chấn ở tử cung, nhiễm trùng, vô sinh, sẩy thai, thai ngoài tử cung… 3.2.2 Ảnh hưởng về tâm lý - David M khảo sát các rối loạn sức khỏe tâm thần thường gặp trên 543 phụ nữ nạo phá thai nhận thấy có nguy cơ gia tăng các rối loạn tâm thần phổ biến như: trầm căm nặng, lo lắng, có ý tưởng tự tử, nghiện rượu và chất gây nghiện. Các dấu hiệu trầm cảm thường nặng nề hơn nếu phá thai ở tuổi vị thành niên. Một nghiên cứu tại Phần Lan cũng cho thấy có sự gia tăng tự tử ở phụ nữ sau phá thai. - Một khảo sát so sánh rối loạn tâm thần ở nữ vị thành niên so với nữ thành niên cho thấy tư tưởng ép buộc, ý nghĩ tự vẫn trước khi phá thai và các cơn ác mộng sau khi phá thai, tư tưởng chống đối xã hội, rối loạn nhân cách, nghiện ngập xuất hiện nhiều ở nhóm vị thành niên - Tại Tp.HCM, sang chấn tâm lý sau bỏ thai ở nữ vị thành niên thường biểu hiện dưới dạng suy nhược tinh thần chiếm tỷ lệ 27,5% trong các trường hợp phá thai. Trong đó mức độ nhẹ chiếm 63,64 %, trung bình 27,27% và nặng 9,09%. Các trường hợp nặng thường do có liên quan đến biến chứng. 3.2.3 Ảnh hưởng đối với xã hội Có thai sớm sẽ giới hạn cơ hội học tập và làm việc của phụ nữ trẻ, điều này có khuynh hướng sẽ làm cho họ và con cái của họ sẽ nghèo. Bên cạnh đó là gánh nặng trực tiếp mà xã hội phải gánh chịu: gia tăng chăm sóc y tế, trợ cấp nghèo khó và gián tiếp tạo ra một lực lượng lao động có trình độ thấp. Một nghiên cứu cho thấy vị thành niên có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai thường là xuất thân từ các gia đình nhiều thành viên, muốn có con và xuất thân từ tầng lớp xã hội thấp hơn. Reina M.F. và cs nghiên cứu trên 136 nam sinh và 145 nữ sinh cho thấy 67% sinh viên từ nhóm kinh tế xã hội thấp không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Ngược lại, tất cả sinh viên (100%) trong nhóm kinh tế xã hội cao và 63% ở nhóm kinh tế xã hội trung lưu đã sử dụng biện pháp tránh thai trong lần đầu tiên họ quan hệ tình dục. 4. GIẢI PHÁP 4.1 Giáo dục giới tính Ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới, giáo dục giới tính cho trẻ vốn đã không còn là xa lạ. Nhưng ở Việt Nam, có rất nhiều người lớn và trẻ em khi nhắc đến giáo dục giới tính đều xấu hổ. Nhiều phụ huynh khi đề cập đến vấn đề này không biết chia sẻ như thế nào với trẻ. Nhiều bố mẹ lại cho rằng con còn nhỏ để đề cập giới tính với con, vì thế có xu hướng trì hoãn. Việc giáo dục giới tính cho trẻ hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của bố mẹ, mà còn cần sự hỗ trợ từ phía nhà trường và các tổ chức ngoài xã hội. Từ đó, trẻ sẽ được cung cấp kiến thức về giới tính một cách đầy đủ và góp phần trang bị những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm. Giáo dục giới tính cho học sinh THCS ở Việt Nam: Giáo dục giới tính cấp thcs có nhiều khía cạnh từ sinh lý học, giải phẫu học, các cơ quan sinh sản và vai trò của hai giới. Ngoài ra nội dung cần đề cập đến tình yêu và các mối quan hệ tình dục, những bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai và phòng tránh thai. Tuy nhiên việc giáo dục này vẫn chưa được chú trọng, các giáo viên vẫn bối rối chưa tìm ra cách truyền đạt hiệu quả mà không bị nhạy cảm thái quá. Hiện nay ở nước ta vấn đề giáo dục giới tính đang được tập trung nghiên cứu để tìm ra phương pháp truyền tải thông tin hiệu quả. 815
  5. Giáo dục giới tính không chỉ là nói về tình dục: Việc giáo dục giới tính cho học sinh thcs là nội dung được triển khai bởi nhiều vấn đề, hình thức, đối tượng đặc thù riêng. Vì vậy khi truyền tải nội dung liên quan đến giới tính cần phản ánh rõ thực trạng và trình bày đa dạng nội dung. Đa dạng hình thức truyền tải nội dung: Giáo dục giới tính cho học sinh trung hocj cơ sở là vấn đề được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh và nội dung cụ thể. Vì vậy để học sinh học ngại khi nói đến vấn đề giới tính và tập trung vào bài giảng thì việc truyền tải nội dung cần phong phú, đa dạng. Khi đề cập đến vấn đề giới tính cần liên kết chặt chẽ với các môn liên quan như: sinh học, giáo dục công dân, địa lý. Mọi người có thể lồng ghép nội dung vào những buổi tham quan, khám phá thiên nhiên để bài học dễ hiểu hơn. Đặc biệt bài học cần mở rộng vấn đề chứ không bó hẹp trong việc mô tả giới tính, người dạy hãy giáo dục về cách tiếp xúc với người khác giới hay hình thức tự vệ khi bị xâm hại tình dục. Bĩnh tĩnh khi nói về vấn đề nhạy cảm: Giáo viên cần cho học sinh biết tình dục không phải là điều gì cấm kỵ mà là một phần tự nhiên của con người. Hãy coi chủ đề giáo dục giới tính là nội dung thông thường để triển khai nội dung đơn giản, dễ hiểu. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần đưa ra kiến thức đúng đắn với nội dung triển khai khoa học. Bạn không ngần ngại nói về sex hay các câu hỏi liên quan đến vấn đề tình dục. Bạn hãy cởi mở để chia sẻ, giải đáp những thắc mắc mà các em đặt ra. Khuyến khích phụ huynh kết hợp giáo dục giới tính: Khi được trang bị kiến thức trường học và nhận được tư vấn từ gia đình thì các em dễ dàng thích nghi với thay đổi cơ thể. Phụ huynh là người bạn tâm sự với con về vấn đề giới tính giúp các em cởi mở, mạnh dạn trong mọi vấn đều. Các em thấy mình được quan tâm, tôn trọng và đã trưởng thành trong vòng tay yêu thương từ gia đình. 4.2 Tuyên truyền vận động Chúng ta cần tăng cường việc đưa giáo dục giới tính vào nhà trường, vào sinh hoạt vui chơi. Đồng thời, cần có biện pháp ngăn chặn nạo phá thai trái phép. Đó sẽ là một "lá chắn" quan trọng trong việc đưa các em thoát khỏi viễn cảnh phải làm mẹ sớm. Cần tăng cường hơn nữa về giáo dục giới tính, đó là giảng dạy, mở các khóa tập huấn, nói chuyện chuyên đề, tư vấn, phát các tờ rơi, tổ chức hội thảo cho sinh viên, học sinh về giáo dục giới tính, về SKSS, SKTD và giới thiệu sự mầu nhiệm của sự sống, làm sao để chính các bạn trẻ đó nhận thức được vấn đề, và không bị rơi vào thảm họa. 4.3 Kiểm soát, quản lý chặt chẽ các dịch vụ phá thai - Để giảm thiểu các tai biến có thể xảy ra khi phá thai, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế được cấp phép hoạt động để được khám và tư vấn phương pháp đình chỉ thai an toàn, phù hợp với thể trạng từng người, không nên lựa chọn các cơ sở “chui” để tránh rước họa vào người. - Dưới góc độ quản lý, Bộ Y tế đã cố gắng thực hiện nhiều biện pháp siết chặt hơn việc quản lý để phát hiện được các phòng khám tư nhân vi phạm. Tuy nhiên nhiều cơ sở y tế, phòng khám lợi dụng thời điểm ban đêm, ngoài giờ hành chính để thực hiện các ca nạo phá thai trái quy định nên rất khó kiểm tra. - Nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ các dịch vụ phá thai, đặc biệt cần triệt phá các đường dây phá thai chui, các phòng khám tư nhân không có đủ bằng cấp, kinh nghiệm trong việc nạo phá thai. 4.4 Tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe 816
  6. Để giúp giảm thiểu được tình trạng nạo phá thai gia tăng, ngoài việc xử lý các cơ sở hoạt động trái phép, cần phải giải quyết được “gốc” vấn đề, phải tăng cường truyền thông về việc chăm sóc SKSS, SKTD ở giới trẻ để giúp họ nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tiến tới tình dục an toàn, giảm dần tỷ lệ nạo phá thai. Theo đó, trong những năm qua, ngành Dân số đã phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành đoàn thể đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông ý nghĩa như tư vấn, chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho VTN, trên địa bàn cả nước, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn… Những hoạt động này có ý nghĩa tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, giảm thiểu tình trạng nạo, phá thai ở giới trẻ. 5. KẾT LUẬN Qua những nghiên cứu trên, ta thấy được tình trạng phá thai của giới trẻ vẫn không ngừng tăng báo động. Tất cả những số liệu đáng buồn đó, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho một cá nhân nào, mà đó là sự vô trách nhiệm của toàn xã hội. Đặc biệt, sự giáo dục kém cỏi từ phía gia đình và nhà trường là lỗi lầm cốt lõi khiến những đứa trẻ vô tình “giết hại” chính những sinh linh bé nhỏ và đáng thương! Thật ra các chuyên gia đã đưa ra những nghiên cứu rất tối ưu, nhưng tính thực tiễn của phương pháp đó lại chưa mang lại hiệu quả.Chúng ta cần nhìn nhận thực tế, cần áp dụng chúng càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi một đứa trẻ mới biết nhận thức, thì cần giáo dục ngay để khi chúng bước vào tuổi dậy thì những vấn đề đó không còn là được xem là “bài học nhạy cảm” nữa, mà chúng đã hiểu tầm quan trọng, cũng như có những phương pháp, nhận thức đúng đắn hơn trước khi hành động.Tất cả chúng ta đều không có quyền được lựa chọn chính mình có được sinh ra hay không. Nhưng chúng ta lại là người quyết định sự ra đời của những sinh linh bé bỏng và sự quyết định đó đúng đắn hay không, an toàn hay không thuộc về trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tu sĩ Lôrensô Vũ Văn Trình MF. (n.d.). Vấn đề nạo Phá Thai trong giới trẻ Ngày Nay. TGP Sài Gòn. Retrieved April 4, 2023, from https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-nao-pha-thai-trong-gioi-tre- ngay-nay-42214 2. An, B. N. (2021, April 7). Làm Thế nào để giảm thiểu tình trạng nạo phá thai tuổi VỊ Thành Niên? https://baomoi.com. Retrieved April 4, 2023, from https://baomoi.com/lam-the-nao-de-giam- thieu-tinh-trang-nao-pha-thai-tuoi-vi-thanh-nien/c/32364215.epi 3. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. (2004). Một số yếu tố ảnh hưởng hành vi quan hệ tình dục của học sinh cấp 3 tại Tp.HCM. Đại học Y dược Tp.HCM, Hồ Chí Minh. 4. Sykes P. (1993). Các biến chứng của việc chấm dứt thai kỳ: hồi cứu các trường hợp nhập viện từ năm 1989 -1990. New Zealand Medical Journal, 106, 83 – 85. 5. Burkman RT, Atienza MF & King TM. (1984). Nguy cơ mắc bệnh trong trẻ vị thành niên trải qua phá thai Contraception, 30, 99 -105 6. Parazzini F, Ferraroni M, Tozzi L, Ricci E, Mezzopane R & La Vecchia C. (1995). Phá thai và nguy cơ thai ngoài tử cung Human Reproductive, 10, 1841 – 1844 7. Bluestein D & Rutledge CM. (1993). Mối quan hệ gia đình và triệu chứng trầm cảm trước phá thai Contraception, 30, 99 – 105 8. Gissler M, Hemminki E & Lonnqvist J. (1996). Tự tử sau mang thai ở phần Lan, 1987 – 1994. BMJ, 313, 1431 – 1434 817
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2