intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận tải xanh - Hướng đến logistics bền vững

Chia sẻ: Hoang Van Long | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tìm hiểu vận tải xanh; một trong những mục tiêu của dự án là giảm phát thải ra môi trường; hướng đến Logistics bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận tải xanh - Hướng đến logistics bền vững

  1. Vận tải Xanh ­ Hướng đến logistics bền  vững  Ngày 11/01/2019 lúc 08:58 Logistics (VLR) Phát triển kinh tế gắn liền với các hoạt động cân bằng sinh thái môi trường đang trở  thành xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững. Chính vì  thế, các dự án hỗ trợ phát triển vận tải và logistics làm giảm phát thải ra môi trường có ý  nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ riêng Việt Nam mà còn với các nước trong khu vực và trên  thế giới.
  2. Đại diện lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị Sáng 10/01, tại TP. HCM đã diễn ra Hội nghị  tổng kết dự  án Vận tải hàng hóa và Logistics   bền vững khu vực Mekong. Dự   án do Liên minh châu Âu tài trợ  thông qua Chương trình   SwitchAsia được Tổ chức GIZ của Cộng hòa Liên bang Đức thực hiện.
  3. Đến dự  Hội nghị  có ông Nguyễn Công Bằng, Phó vụ  trưởng Vụ  Vận tải – Bộ  Giao thông   vận tải; ông Tom Corrie, Phó ban Hợp tác Phát triển ­ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt  Nam; bà Wilasinee Poonuchaphai, Đồng Giám đốc dự  án Vận tải hàng hóa và Logistics bền   vững khu vực Mekong, GIZ; ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ  tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt  Nam. Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) có ông Nguyễn Duy   Minh, Tổng thư ký Hiệp hội cùng sự  quan tâm tham dự  của đại diện các doanh nghiệp vận   tải hàng hóa, các công ty logistics trong nước và quốc tế, ngân hàng, nhà sản xuất xe tải,… Vận tải Xanh Trong những năm gần đây, kinh tế ­ xã hội các quốc gia Tiểu vùng sông Mekong (GMS) phát   triển rất mạnh mẽ, thu hút đầu tư  nước ngoài, giao thông vận tải cũng được đầu tư  phát  triển. Việt Nam được đánh giá là quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực GMS với thế  mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người,... Song song với sự phát triển, chúng ta đang đối diện với một thực tế là các hoạt động kinh tế  trong đó có các hoạt động vận tải và logistics đang là những tác nhân gây ra một loạt các vấn   đề bao gồm nóng lên toàn cầu, suy thoái môi trường và tăng khí thải nhà kính. Một trong những mục tiêu của dự án là giảm phát thải ra môi trường Vận tải hàng hóa và Logistics bền vững khu vực Mekong là dự  án với mục tiêu nhằm tăng   tính bền vững trong vận tải và logitics thông qua các biện pháp sử dụng nhiên liệu hiệu quả  và an toàn cho ít nhất 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ  (SME) tại 5 quốc gia Việt Nam, Lào,  Campuchia, Myanmar và Thái Lan.
  4. Phát biểu tại Hội nghị tổng kết dự án, ông Tom Corrie, Phó ban Hợp tác Phát triển ­ Phái đoàn   Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng: “Thị trường logistics khu vực GMS được tổ chức  cục bộ và manh mún, chủ  yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử  dụng phổ  biến hệ thống   giao thông cũ kỹ  dẫn đến nhu cầu sử  dụng nhiên liệu cao, tăng phát thải khí CO2 ra môi  trường. Mục tiêu của Dự  án là hướng đến ngành “Vận tải Xanh” nhằm giải quyết vấn đề  biến đổi khí hậu, tăng cường an toàn giao thông và triển khai thực hành hiệu quả  đến các   quốc gia”. Trên thực tế, nếu không thực hiện được các tiêu chí về môi trường, các doanh nghiệp sẽ dần  bị  đào thải ra khỏi các hoạt động kinh doanh và hoạt động thương mại. Vì vậy, các dự  án  logistics xanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả trên toàn   khu vực. Hướng đến logistics bền vững Dự  án Vận tải hàng hóa và logistics bền vững khu vực Mekong đã hỗ  trợ  ngành vận tải  đường bộ và logistics thông qua 4 hợp phần gồm: Sử dụng nhiên liệu hiệu quả, Vận chuyển  hàng nguy hiểm, Tiếp cận tài chính, Chính sách và nhận thức của người tiêu dùng. Từ  01/02/2016 đến 31/01/2019, dự  án đã đạt được những thành công lớn. Trong đó, kết quả  nổi bật phải kể đến là 100 doanh nghiệp được đào tạo về lái xe sinh thái và lái xe phòng vệ,   tiết kiệm được 11,4 – 11,7% nhiên liệu tương đương giảm phát thải CO2 ra môi trường; Một  số doanh nghiệp tư nhân đã tiến hành tự đào tạo lại cho lái xe của mình cho 276 lái xe; Thành  lập tổ công tác gồm các thành viên từ  các Bộ, ngành khác nhau; EU­ADR đã được dịch sang   tiếng Việt Nam và được Bộ GTVT công nhận; Tổ chức hội thảo với các nhà sản xuất xe tải  và tổ chức tài chính hiện có; 15 doanh nghiệp nộp đơn đăng ký được cấp chứng chỉ VTX của  tổ chức VTX châu Á…
  5. Ông Nguyễn Công Bằng, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải – Bộ Giao thông vận tải phát biểu tại  Hội nghị Ông Nguyễn Công Bằng, Phó vụ  trưởng Vụ  Vận tải – Bộ  Giao thông vận tải chia sẻ: “Là   quốc gia thành viên khu vực ASEAN và GMS, Việt Nam cam kết tham gia thực hiện các hiệp   định khu vực về  vận tải như  Hiệp định Tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua 
  6. biên giới giữa các nước tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS – CBTA) và Hiệp định Khung   ASEAN. Để thực hiện GMS – CBTA theo đúng các điều khoản của Hiệp định, Việt Nam cần   phải sẵn sàng về hạ tầng, năng lực của lái xe, quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm cùng   với chính sách thủ  tục và phương tiện mà dự  án vận tải hàng hóa và logistics bền vững khu   vực Mekong là hỗ trợ rất giá trị”. Việt Nam mong đợi sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác từ EU và Chính phủ Đức nhằm   cải thiện năng lực phát huy hiệu quả ngành vận tải hàng hóa, logistics phù hợp với tiêu chuẩn   quốc tế, giảm chi phí logistics, giảm phát thải ra môi trường và hướng đến Logistics bền  vững. Thụy Hậu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2