intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VÀNG DA (jaundice, icterus)

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

124
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vàng da (jaundice, icterus) là tình trạng nhuốm màu vàng ở mô (da, niêm, củng mạc mắt) do tăng bilirubin máu. CHUYỂN HÓA BILIRUBIN PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN VÀNG DA Vàng da trước gan với chủ yếu tăng bili GT Tán huyết Vàng da tại gan Viêm gan cấp, mãn do siêu vi Viêm gan tự miễn Viêm gan cấp do rượu Viêm gan do giảm oxy (hypoxic hepatitis) Tổn thương gan do độc tố Xơ gan sau viêm gan siêu vi, do rượu, xơ gan ứ mật nguyên phát. Ung thư tế bào gan. Vàng da liên quan đến thai ky. Vàng da do tắc mật sau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VÀNG DA (jaundice, icterus)

  1. VÀNG DA ĐỊNH NGHĨA Vàng da (jaundice, icterus) là tình trạng nhuốm màu vàng ở mô (da, niêm, củng mạc mắt) do tăng bilirubin máu. CHUYỂN HÓA BILIRUBIN PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN VÀNG DA Vàng da trước gan với chủ yếu tăng bili GT Tán huyết Vàng da tại gan Viêm gan cấp, mãn do siêu vi Viêm gan tự miễn Viêm gan cấp do rượu Viêm gan do giảm oxy (hypoxic hepatitis)
  2. Tổn thương gan do độc tố Xơ gan sau viêm gan siêu vi, do rượu, xơ gan ứ mật nguyên phát. Ung thư tế bào gan. Vàng da liên quan đến thai ky. Vàng da do tắc mật sau gan : TắC ốNG MậT DO SỏI, U XÂM LấN, NHIễM SÁN LÁ GAN UNG THƯ ĐƯờNG MậT Chèn ép đường mật (ung thư đầu tụy, viêm tụy..) Viêm đường mật. Tăng bili máu bẩm sinh : Thiếu men Glucuronyl transferase (hc Gilbert, Crigler-Najjar ) tăng chủ yếu bili GT rối loạn bài tiết mật, HC Rotor HC Dubin-Johnson do tăng chủ yếu bili TT
  3. LÂM SÀNG HỎI BỆNH SỬ Bệnh nhân hay người xung quanh phát hiện vàng mắt hay vàng da. Hỏi diễn tiến VD cũng giúp gợi ý nguyên nhân. Sự xuất hiện đồng thời với nước tiểu sậm màu rất quan trọng, thường triệu chứng này BN phát hiện trước khi vàng mắt, vàng da và gợi ý đến bệnh lý gan mật. Phân nhạt màu, hay đi cầu phân mỡ đi kèm gợi ý tình trạng tắc mật gần như hoàn toàn. Vàng da không kèm nước tiểu sậm màu gợi ý đến tăng bilirubin GT thường gặp trong tán huyết. Một số sắc tố vàng khác cũng có thể gây vàng da như trường hợp BN ăn quá nhiều carrot, cà chua, đu đủ có thể gây vàng da, đặc biệt ở lòng bàn tay do lắng đọng caroten, lycopenes. Mepacrine ( thường có trong thuốc điều trị sốt rét ), picric acid, fluorescein cũng có thể gây vàng da. Nhưng những trường hợp này không gâyvàng niêm mạc, củng mạc. KHÁM LÂM SÀNG Vàng da do tăng bilirubin có nhiều mức độ khác nhau từ vàng nhẹ đến vàng sậm như màu đồng đen. Khám củng mạc phát hiện rõ nhất vì bilirubin kết hợp một cách chọn lọc đối với mô xơ. Kết mạc mắt ở người già hay hút thuốc lá nhiều có thể có những đốm vàng nâu cần phân biệt với vàng mắt. Xem niêm mạc dưới lưỡi hay sàn miệng có
  4. thể phát hiện vàng. Trong trường hợp vàng da nhẹ phải quan sát BN dưới ánh sáng mặt trời, chú ý những vùng da mỏng như da mặt, lòng bàn tay. Quan sát nước tiểu của BN có màu vàng sậm hay không. Lắc lọ đựng nước tiểu xem có bọt màu vàng hay không, chứng tỏ có bilirubin TT trong nước tiểu (foam test). Trong vàng da do tăng bilirubin GT, nước tiểu vàng là do tăng urobilin, nhưng không vàng sậm và không có biliribin trong nước tiểu. Xem phân của BN có bạc màu hay không. CẬN LÂM SÀNG : XÉT NGHIỆM SINH HÓA Để gợi ý chẩn đoán nguyên nhân thường dựa vào : -Giá trị bilirubin toàn phần -Nồng độ bilirubin GT, bilirubin TT -Tỷ lệ giữa Bilirubin TT với Bilirubin TP (Bili TT / Bili TP ) -Tỷ lệ giữa LDH với SGOT (LDH/SGOT) - GGT (Glutamyl transferase) và ALP( Alkaline phosphatase). -Bilirubin, urobilin niệu.
  5. -Stercobilirubin phân.  Bili TP trong máu bình thường 0.8-1.2 mg/dl, Bili GT 0.6-0.8 mg/dl, Bili TT 0.2-0.4 mg/dl. Vàng da xuất hiện khi Bili TP > 2.5mg/dl . Vàng da dưới lâm sàng khi Bili TP từ 2-2.5 mg/dl. Bili TP > 6mg/dl hiếm gặp trong vàng da trước gan do tán huyết, trừ khi có bệnh lý gan mật đi kèm, hay tai biến truyền máu. Trong vàng da tắc mật ngoài gan, Bili có thể tăng đến 30-40 mg/dl sau đó duy trì ở mức bình nguyên (do có sự cân bằng giữa bài tiết ở thận và biến đổi Bili sang dạng chuyển hóa khác ). Mức bình nguyên vàng da sau gan thường hiếm khi vược quá 30 mg/dl trừ khi có kèm theo suy thận hay tán huyết. Mức bình nguyên như vậy không xảy ra đối với vàng da tại gan.  Bili TT/ Bili TP * < 20% Chủ yếu tăng Bili GT vàng da trước gan (tán huyết), bệnh bẩm sinh do thiếu men GT (Gibert disease, Criler-Najjar syndrome). * 20-40% nghĩ nhiều đến bệnh tế bào gan (VD tại gan) hơn tắc mật ngoài gan (VD sau gan).
  6. * 40-60% Có thể là VD tại gan hay sau gan. * > 60% tăng chủ yếu Bili TT thường gặp trong VD sau gan hơn tại gan. Có tài liệu cho rằng tỷ lệ này < 33% gặp trong VD trước gan (độ nhạy 80%, độ chuyên 86%) . > 50% là tăng chủ yếu Bili TT .  LDH/ SGOT> 5 nghĩ nhiều đến VD do tán huyết, giúp phân biệt với VD tại gan.  ALP bình thường và Bili GT tăng gặp trong VD do thiếu men hay tán huyết. ALP >5 lần gợi ý tắc mật ngoài gan. APL > 3-5 lần thường gặp trong ứ mật do viêm gan cấp. ALP còn có trong xương, ruột, nhau thai, nên cũng tăng trong bệnh xương hay có thai. Tuy nhiên GGT bình thường trong bệnh xương và có thai, do đó GGT giúp xác định nguồn gốc ALP của gan khi cùng tăng với GGT  GGT tăng trong ứ mật trong gan lẫn tắc mật ngoài gan. GGT > 3 lần giới hạn trên giúp nghĩ đến tắc mật ngoài gan.  Urobilin niệu, Bili niệu : Bili trong nước tiểu chứng tỏ
  7. sự tăng Bili TT trong máu, giúp loại trừ nguy ên nhân tán huyết. Dấu hiệu này thường xuất hiện trước khi có vàng da trên lâm sàng trong giai đoạn viêm gan, tắc mật sớm hay di căn gan . Urobilin không có trong nứơc tiểu chứng tỏ có tắc mật hoàn toàn. Giảm trong một số trường hợp VD tại gan. Stercobilin phân/ 24g giảm trong tắc mật. XÉT NGHIỆM HÌNH ẢNH  Siêu âm : xem đường mật trong và ngoài gan có dãn hay không trong tắc mật ngoài gan, do sỏi hay do u đầu tụy. Cấu trúc và mật độ echo của gan có đồng nhất hay không, có u đơn độc hay rải rác nhiều nơi để phát hiện viêm, xơ, hay ung thư gan.  CT Scan  MRI  Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi (ERCP)  Chụp đường mật xuyên gan qua da. giúp phát hi ện nguyên nhân gây tắc mật
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bệnh học nội khoa 1998. Clinicil Laboratory Diagnostics. Clinical Hepatology. Harrison s principles of Internal Medicine. Interpretation of Diagnostic Tests.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2