KINH TẾ - GIÁO DỤC<br />
VAS – SO SÁNH VỚI IAS/IFRS<br />
Nguyễn Thị Hương<br />
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM<br />
TÓM TẮT<br />
Bài viết này nhằm so sánh sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc<br />
tế (IAS/IFRS), liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Kết<br />
quả phân tích cho thấy mức độ so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bình quân là 60%. Như vậy, tồn tại một<br />
khoảng cách đáng kể giữa IAS/IFRS và VAS, bài viết này có những điều chỉnh cần thiết để bắt kịp những thay đổi<br />
căn bản của IAS/IFRS, có sự khác nhau đáng kể về cơ sở đo lường giữa IAS/IFRS và VAS và IAS/IFRS yêu cầu<br />
khai báo thông tin nhiều hơn VAS.<br />
Từ khóa: VAS, IAS/IFRS, kế toán, kiểm toán.<br />
<br />
VAS-COMPARE TO IAS / IFRS<br />
ABSTRACT<br />
This article compares the differences between Vietnam Accounting Standards (VAS) with International<br />
Accounting Standards - International Financial Reporting Standards (IAS/IFRS), 10 relating to accounting<br />
standards primarily affect important financial statements. The analysis results showed comparable levels Vietnam<br />
Accounting Standards (VAS) averaged 60%. Thus, there exists a significant gap between IAS/IFRS and VAS, this<br />
article has the necessary adjustments to keep up with fundamental changes of IAS/IFRS, significant differences on<br />
the basis of measurements between IAS/IFRS and VAS and IAS/IFRS require more information in VAS.<br />
Keywords: VAS, IAS/IFRS, accounting, auditing.<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong điều kiện kinh tế Quốc tế hiện đại như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập kinh<br />
tế Quốc tế thì việc áp dụng các chuẩn mực kế toán là điều rất quan trọng và cần thiết. Nhưng<br />
song đó các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) có gì chưa hoàn thiện so với các chuẩn mực kế<br />
toán Quốc Tế (IAS/IFRS)?<br />
Việc áp dụng IAS/IFRS để giảng dạy môn Kế toán Mỹ và việc áp dụng VAS vào dạy các<br />
môn kế toán Việt Nam trong chuyên ngành kế toán tại Trường ĐH công nghiệp thực phẩm<br />
TPHCM, có gì khác biệt. Bài viết này luôn mong muốn góp một phần sức nhỏ của mình để<br />
“Cùng bạn tạo dựng tương lai” trong nghành kế toán<br />
2. Vài nét về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế<br />
Từ năm 2005 nhiều nước trên thế giới đã sử dụng IAS<br />
(International<br />
Accounting<br />
Standards)<br />
/<br />
IFRS<br />
(International_Financial_Reporting_Standards), mở đầu là khối<br />
liên minh Châu Âu, tiếp theo là Úc. Đến nay hơn 100 nước trên<br />
thế giới đã sử dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, một số nước hòa nhập<br />
với IAS/IFRS chậm hơn, lợi ích của việc vận dụng IAS/IFRS vẫn<br />
còn chưa rõ ràng.<br />
Sự toàn cầu hóa thị trường vốn tác động mạnh đến quá trình hội nhập quốc tế về chuẩn mực<br />
kế toán. Nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kế toán - vào năm 2001, Ban chuẩn mực kế toán<br />
quốc tế (IASB) được thành lập dựa trên nền tảng của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br />
<br />
81<br />
<br />
KINH TẾ - GIÁO DỤC<br />
nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là “hình thành một<br />
hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp<br />
dụng trên toàn thế giới; và yêu cầu thông tin trên báo cáo tài chính phải rõ ràng, có thể so sánh<br />
nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các<br />
đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế” và “mang lại sự hội nhập giữa các hệ<br />
thống chuẩn mực quốc gia và IFRS”<br />
3. Nhìn lại hệ thống VAS vận hành trong tiến trình hội nhập<br />
Từ năm 2001 cho đến nay Việt Nam đã ban hành 26 về cơ bản dựa<br />
trên các IAS/IFRS tương đương đã được ban hành đến năm 2003.<br />
Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống<br />
kế toán Việt Nam. Nhiều nước đang phát triển có xu hướng tiếp cận<br />
với IAS/IFRS theo những cách khác nhau mặc dù có nhiều ý kiến lo<br />
ngại về tính thích hợp của IAS/IFRS đối với các nước này - Việt<br />
Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tuy nhiên, tại thời<br />
điểm hiện tại, VAS đạt được bao nhiêu phần trăm mức độ hài hòa<br />
với IAS/IFRS là một câu hỏi cần được trả lời và tiếp tục được nghiên<br />
cứu.<br />
Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán,<br />
kiểm toán. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn củng cố hội nhập, giai đoạn này tiếp tục<br />
hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm<br />
toán. Đến giai đoạn 2010 - 2020, giai đoạn hội nhập năng động: Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện,<br />
bình đẳng với các nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, chúng ta có cả nhập khẩu và xuất khẩu<br />
dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong tiến trình hội nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết với các<br />
nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế là việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong đó có cam kết<br />
về hoàn thiện một hệ thống VAS hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ IAS/IFRS. Theo lộ trình đó,<br />
Bộ Tài chính đã nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống CMKT Việt Nam (VAS).<br />
Từ năm 2001 cho đến nay, chúng ta đã ban hành 5 đợt với 26 VAS. Hệ thống VAS ra đời đã tạo<br />
dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành<br />
mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận của<br />
Quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.<br />
Trong khi đó kế toán Việt Nam còn áp dụng hai quyết định của Bộ Tài chính đó là Quyết<br />
định số 15/2006/QĐ-BTC dành cho kế toán doanh nghiệp và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ<br />
và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.<br />
Sự khác nhau cơ bản giữa Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số<br />
15/2006/QĐ-BTC và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định<br />
48/2006/QĐ-BTC được thể hiện trong những nội dung chủ yếu dưới đây:<br />
Nội dung<br />
qui định<br />
Về áp dụng<br />
hệ thống<br />
chuẩn mực<br />
<br />
Chế độ kế toán doanh nghiệp<br />
(QĐ 15/2006/QĐ-BTC)<br />
Áp dụng đầy đủ tất cả các Chuẩn mực<br />
kế toán<br />
<br />
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và<br />
vừa (QĐ 48/2006/QĐ-BTC)<br />
Áp dụng đầy đủ 7 Chuẩn mực kế toán<br />
thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12<br />
Chuẩn mực kế toán và không áp dụng<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br />
<br />
82<br />
<br />
KINH TẾ - GIÁO DỤC<br />
kế toán<br />
Việt Nam<br />
<br />
Về đối<br />
tượng áp<br />
dụng<br />
<br />
Về Hệ<br />
thống Tài<br />
khoản kế<br />
toán<br />
<br />
Báo cáo tài<br />
chính<br />
<br />
7 Chuẩn mực kế toán do không phát<br />
sinh nghiệp vụ kinh tế hoặc quá phức<br />
tạp đối với DN nhỏ và vừa.<br />
Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp<br />
có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh<br />
vực, mọi thành phần kinh tế trong cả<br />
nước bao gồm công ty TNHH, công ty<br />
cổ phần, công ty hợp danh, doanh<br />
nghiệp tư nhân và hợp tác xã.<br />
Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp<br />
Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa không<br />
thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần<br />
áp dụng cho DNNN, công ty TNHH<br />
kinh tế.<br />
Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ<br />
DNNN, Công ty TNHH Nhà nước một phần niêm yết trên thị trường chứng<br />
thành viên, công ty cổ phần niêm yết<br />
khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp<br />
trên thị trường chứng khoán, bắt buộc tác xã tín dụng.<br />
phải áp dụng Chế độ kế toán doanh<br />
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp<br />
nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC)<br />
dụng Chế độ kế toán DN (QĐ<br />
Công ty TNHH, công ty cổ phần, công 15/2006/QĐ-BTC) nhưng phải thông<br />
ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân<br />
báo cho cơ quan thuế quản lý DN mình<br />
có qui mô lớn áp dụng Chế độ kế toán biết và phải thực hiện ổn định ít nhất<br />
DN (QĐ 15)<br />
trong 2 năm tài chính.<br />
Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và<br />
vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện<br />
lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ...<br />
được áp dụng Chế độ kế toán đặc thù<br />
do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp<br />
thuận cho ngành ban hành.<br />
Có 86 tài khoản cấp I<br />
Có 51 tài khoản cấp I<br />
120 tài khoản cấp II<br />
62 tài khoản cấp II<br />
02 tài khoản cấp III<br />
05 tài khoản cấp III<br />
06 tài khoản ngoài bảng<br />
05 tài khoản ngoài bảng<br />
Về biểu mẫu BCTC năm<br />
Phải lập Báo cáo tài chính năm<br />
Phải lập Báo cáo tài chính năm và Báo a. Báo cáo tài chính cho DN nhỏ và<br />
cáo tài chính giữa niên độ<br />
vừa:<br />
* Báo cáo tài chính năm gồm:<br />
* Báo cáo tài chính bắt buộc phải lập:<br />
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01DN)<br />
DNN)<br />
- Báo cáo kết quả hoath động kinh<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br />
doanh (Mẫu số B02-DN)<br />
doanh (Mẫu số B02-DNN)<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số<br />
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính<br />
B03-DN)<br />
(Mẫu số B09-DNN)<br />
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính<br />
- Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản<br />
(Mẫu số B09-DN)<br />
(Mẫu số F01-DNN gửi cho cơ quan<br />
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng thuế)<br />
đầy đủ gồm:<br />
* Báo cáo tài chính khuyến khích lập:<br />
- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng đầy - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số<br />
đủ): Mẫu số B 01a-DN<br />
B03-DNN)<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br />
b. Báo cáo tài chính qui định cho Hợp<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br />
<br />
83<br />
<br />
KINH TẾ - GIÁO DỤC<br />
doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ):<br />
Mẫu số B 02a-DN<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên<br />
độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a-DN<br />
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc:<br />
Mẫu số B 09a-DN<br />
<br />
Về mẫu<br />
Báo cáo tài<br />
chính năm<br />
<br />
* BCTC giữa niên độ dạng tóm lược<br />
gồm:<br />
- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng tóm<br />
lược): Mẫu số B 01b-DN<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br />
doanh giữa niên độ (dạng tóm lược):<br />
Mẫu số B 02b-DN<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên<br />
độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03bDN<br />
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc:<br />
Mẫu số B 09-DN<br />
* Báo cáo tài chính hợp nhất<br />
- Bảng CĐKT hợp nhất: (Mẫu số B<br />
01-DN/HN)<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br />
doanh hợp nhất: (Mẫu số B02DN/HN)<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất:<br />
(Mẫu số B 03-DN/HN)<br />
- Bản thuyết minh BCTC hợp nhất:<br />
(Mẫu số B 09-DN/HN)<br />
* Báo cáo tài chính tổng hợp<br />
- Bảng CĐKT tổng hợp: (Mẫu số B<br />
01-DN)<br />
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br />
doanh tổng hợp: (Mẫu số B 02-DN)<br />
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tổng<br />
hợp: (Mẫu số B 03-DN)<br />
- Bản thuyết minh BCTC tổng hợp:<br />
(Mẫu số B 09-DN)<br />
* Nơi nhận BCTC:<br />
- Cơ quan tài chính<br />
- Cơ quan thuế<br />
- Cơ quan thống kê<br />
- Cơ quan đăng ký kinh doanh<br />
- DN cấp trên<br />
Nhiều chỉ tiêu hơn:<br />
- BCĐKT: 97 chỉ tiêu<br />
- BCKQ HĐKD: 19 chỉ tiêu<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ<br />
<br />
tác xã:<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số<br />
B03-DNN)<br />
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01DNN/HTX)<br />
- Báo cáo kết quả hoạt HĐKD (Mẫu số<br />
B02-DNN/HTX)<br />
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính<br />
(Mẫu số B09-DNN/HTX)<br />
* Không qui định BCTC giữa niên độ<br />
(DN có thể lập phục vụ quản lý của<br />
mình)<br />
* Không qui định<br />
* Không qui định<br />
<br />
* Nơi nhận BCTC:<br />
- Cơ quan thuế<br />
- Cơ quan thống kế<br />
- Cơ quan đăng ký kinh doanh<br />
Ít chỉ tiêu hơn:<br />
- BCĐKT: 64 chỉ tiêu<br />
- BCKQ HĐKD: 16 chỉ tiêu<br />
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br />
<br />
84<br />
<br />
KINH TẾ - GIÁO DỤC<br />
tiêu<br />
- Bản thuyết minh BCTC: nhiều chỉ<br />
tiêu<br />
<br />
tiêu<br />
- Bản thuyết minh BCTC: ít chỉ tiêu<br />
hơn<br />
<br />
4. Đánh giá khái quát hệ thống VAS<br />
a) Mức độ thực thi của hệ thống VAS trong thực tiễn<br />
* Mặt tích cực<br />
- Thực tế cho thấy, kể từ khi hệ thống VAS ra đời cho đến nay đã<br />
góp phần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa về dịch vụ<br />
kế toán. Việc ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính theo thông lệ<br />
IAS/IFRS đã tạo cho kế toán Việt Nam có tiếng nói chung với bạn bè<br />
Quốc tế, tạo sự thu hút của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.<br />
Các làn sóng đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn<br />
chiều sâu và là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam<br />
trong thời gian gần đây.<br />
- Có thể khẳng định, tính thực thi của hệ thống VAS trong thực tiễn là khá cao. Bởi vì, ngay khi<br />
bắt đầu việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống VAS, chúng ta đã xác định quan điểm là các VAS<br />
được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với IAS/IFRS nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần.<br />
- Quá trình soạn thảo VAS do Bộ Tài chính tiến hành đã huy động và thu hút sự tham gia của<br />
đông đảo các chuyên gia từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn và có sự trợ giúp của các chuyên gia<br />
nước ngoài, nên công việc soạn thảo đã tiến hành nhanh chóng, đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu<br />
cầu thực tiễn.<br />
- Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đa dạng hóa các loại<br />
hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Khác<br />
hẳn so với trước đây, chúng ta đã có những chính sách tài chính riêng biệt, quy định đối với các<br />
DNNN mà không quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn (TNHH), từ<br />
đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được. Còn ngày nay, cạnh<br />
tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải công khai thông tin một<br />
cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu tư. Vì vậy, hệ thống VAS với mục tiêu là các báo<br />
cáo tài chính phải phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và phải so sánh được<br />
các DN với nhau, không phải chỉ so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà của cả<br />
doanh nghiệp Việt Nam so với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp nước<br />
ngoài cũng có thể so với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất<br />
cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt Nam đã có từ những năm trước. Hệ thống VAS<br />
đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành “sân chơi” bình đẳng - ích nước, lợi doanh nghiệp.<br />
- Hệ thống VAS có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông<br />
qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chính… Khi gia nhập WTO, Việt<br />
Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán. Kế toán, kiểm toán đã trở thành<br />
một nghề nghiệp được xã hội và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có VAS để hướng dẫn<br />
và kiểm tra là tất yếu. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống VAS là một trong<br />
những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liên<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br />
<br />
85<br />
<br />