intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vật liệu kính - thành phần không thể thiếu trong nội thất hiện đại ngày nay

Chia sẻ: Ngũ Nguyệt Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày kính là vật liệu tiêu biểu trong thiết kế nội thất hiện đại và được sử dụng phổ biến trong thế giới vật liệu xây dựng. Kính được sử dụng vào nhiều vị trí và có nhiều vai trò trong công trình. Kính ngày càng tỏ rõ những ưu điểm và ưu thế vượt trội, sử dụng kính trong kiến trúc nội thất đã và đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vật liệu kính - thành phần không thể thiếu trong nội thất hiện đại ngày nay

  1. ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÍNH TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT HIỆN ĐẠI Võ Thủy Ngân, Phạm Đ nh Hải Quân, Nguyễn Đức Huy Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: CN. Đặng Nguyễn Thị Hồng Tuyết, TS. KTS. Trần Trung Hiếu TÓM TẮT Việc hiện đại hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng, xu hướng những không gian hiện đại ngày càng được ưa chuộng, nhưng song song với nó là một không gian xanh góp phần tạo ra không gian sống tiện nghi cho con người, tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng. Kính là vật liệu tiêu biểu trong thiết kế nội thất hiện đại và được sử dụng phổ biến trong thế giới vật liệu xây dựng. Kính được sử dụng vào nhiều vị trí và có nhiều vai trò trong công trình. Kính ngày càng tỏ rõ những ưu điểm và ưu thế vượt trội, sử dụng kính trong kiến trúc nội thất đã và đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ. Xong những nhược điểm đang ngày càng được khắc phục một cách hiệu quả và chuyển hóa trở thành vật liệu mang nét đặc trưng thể hiện sự sang trọng và quý phái trong không gian hiện đại. Từ khóa: Kính, không gian, sử dụng, hiện đại, vật liệu. 1 MỞ ĐẦU Đồ nội thất mang phong cách hiện đại được đặc trưng bởi sự đơn giản, thiết thực và thường là một mặt phẳng, màu cơ bản của phong cách này là màu đen, trắng, xám và những tông màu trung lập khác, cả việc sử dụng ánh sáng thông minh từ đèn, ánh sáng tự nhiên cho căn phòng thì kính được sử dụng khá phổ biến trong không gian nội thất hiện đại. Kính có khả năng thấu thị cũng như tính tăng khúc xạ, lọc ánh sáng, giúp dẫn ánh sáng vào các không gian tạo ra các hiệu ứng phản xạ, làm cho không gian sống trở nên sinh động và gần gũi với thiên nhiên hơn. Với vai trò cấu tạo nên cửa và vách thì kính giúp con người giao lưu với thiên nhiên, nhưng khi cần có thể ngăn chặn các yếu tố bất lợi từ thiên nhiên với các loại kính công nghệ mới, cho phép điều tiết ánh sáng theo ý muốn, giá thành lại không đắt đỏ như gỗ. Chính vì vậy, kính là vật liệu ưu việt để các kiến trúc sư có thể sáng tạo ra những không gian đặc biệt hơn so với các vật liệu khác. Ngoài ra thì kính còn có rất nhiều loại kính cho bạn có thể lựa chọn với vô số màu sắc, độ dày mỏng khác nhau, chất liệu kính cũng khác nhau, tùy mục đích sử dụng bạn có thể lựa chọn cho phù hợp. 772
  2. 2 NỘI DUNG 2.1 Khái niệm Kính (thủy tinh) là gì? Thuỷ tinh thường ở thể rắn dạng vô định hình sản xuất bằng cách làm nguội khối silicát nóng chảy. Quá trình chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn là quá trình thuận nghịch. Chính vì vậy mà việc tái chế lại thuỷ tinh đã qua sử dụng rất có tính kinh tế và mang ý nghĩa cao cho môi trường, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát. 2.2 Các tính chất của kính 2.2.1 Tính chất cơ học Cường độ chịu nén của thuỷ tinh tương đối cao 600 - 1000 kG/cm2 Cường độ chịu kéo của thuỷ tinh thấp 30 - 90 kG/cm2. Sợi thuỷ tinh có cường độ chịu kéo đến 1000 - 4000 kG/cm2. Có khả năng gia công cơ học: Kính có khả năng gia công cơ học, cắt được bằng dao có đầu kim cương; mài nhẵn đánh bóng được. Ở trạng thái dẻo (khi nhiệt độ 800 – 1000 oC) có thể tạo hình, thổi, kéo thành tấm, ống, sợi. Rất dễ vỡ, chịu uốn kém. 2.2.2 Tính chất quang học Tính chất quang học, là tính chất quan trọng và được đặc trưng bằng chỉ tiêu xuyên sáng (tính trong chiết quang, phản quang, tản xạ). Kính xây dựng là sản phẩm silicat thường cho tất cả phổ quang phổ nhìn thấy đi qua. Hệ số xuyên sáng của thuỷ tinh đạt 0,89. Nếu thuỷ tinh có thành phần thay đổi hay màu sắc thì hệ số xuyên sáng giảm. 2.3 Phân loại kính thường sử dụng 2.3.1 Kính cường lực Có tính chịu lực cao gấp nhiều lần so với kính thường cùng loại và cùng độ dày. Được hình thành bằng cách gia nhiệt đến nhiệt độ khoảng 700 oC đều hết trên toàn bộ mặt kính và hóa mềm. Sau đó thì tấm kính được làm nguội nhanh bằng luồng khí lạnh một cách đồng đều và chính xác thông qua hệ thống quạt thổi công suất lớn. 773
  3. Hình 1: So sánh kính thường và kính cường lực khi vỡ 2.3.2 Kính laminate Kính laminate nhiều lớp chịu nhiệt được sản xuất từ hai hay nhiều lớp kính phẳng ghép lại, giữa các lớp kính được liên kết bằng màng phim PVB. Ngoài ra, màng PVB còn có khả năng hạn chế hiệu ứng nhiệt và những bức xạ UV có hại cho sức khỏe, ngoài ra nó còn giúp giảm tiếng ồn. Chính những ưu việt này nên kính laminate đã được ứng dụng rộng rãi vào trong kiến trúc và cả nội thất như của sổ, mái, cửa ra vào, màn chắn mưa, bể cá,…. Hình 2: Kính laminate Khi vỡ, màng PVB có tác dụng giữ chặt các mảnh kính vỡ không bị rơi ra ngoài, giảm rủi ro và tránh gây sát thương cho người sử dụng. Đặc biệt, màng PVB còn tạo thành màng chắn chống sự xâm nhập từ bên ngoài. Ví dụ như kính chống trộm,… Hình 3: So sánh kính cường lực và kính laminate khi vỡ 2.3.3 Kính hộp Là kính cách âm và cách nhiệt, nó được gọi là kính hộp được cấu tạo bởi hai hay nhiều lớp kính ghép lại. Giữa các lớp kính được ngăn cách bởi thanh đệm nhôm bên trong có chứa hạt hút ẩm. 774
  4. Lớp keo bên ngoài sẽ liên kết các lớp kính và thanh nhôm định hình. Các hạt hút ẩm có tác dụng hút lớp không khí bên trong, chúng tạo thành một lớp không khí khô và ngăn cản sự truyền nhiệt hết sức hiệu quả. Hình 4: Cấu tạo của kính hộp và sự cách nhiệt độ của kính 2.3.4 Đảm bảo tính an toàn trong sử dụng Đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản của TCVN 7455:2004. Tiêu chuẩn này về ứng suất bề mặt, số mảnh vỡ, dung sai độ dày, độ phẳng. Kính không bị gợn sóng khi nhìn nghiêng. Kính không bị biến dạng và khúc xạ, bị thay đổi tạo ra màu cầu vòng trên bề mặt kính. Đảm bảo các góc cạnh của kính sử dụng trong nội thất được mài dũa cẩn thận, phù hợp để sử dụng. 3 VIỆC SỬ DỤNG KÍNH TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT HIỆN ĐẠI 3.1 Không gian hiện đại (phong cách hiện đại) là gì? Trào lưu kiến trúc hiện đại Modernism là một khái niệm rất rộng được nhiều kiến trúc sư sử dụng để miêu tả các công trình có đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố trí hình khối không gian, tổ 775
  5. chức mặt bằng tự do và phi đối xứng, nó có mặt đứng loại bỏ việc sử dụng họa tiết trang trí theo phương pháp cổ điển cũng như đi vào sử dụng các loại vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại luôn là sự lựa chọn tối ưu của các không gian nhỏ, bởi nó luôn đem lại cảm giác về một căn phòng lớn hơn diện tích thực, tối đa hóa không gian. Kết cấu tối thiểu và các dạng hình học táo bạo, màu sắc trung tính nổi bật với một màu đậm, đồ đạc được đánh bóng và không cân bằng đối xứng là đặc điểm nhận dạng chính của nội thất theo phong cách hiện đại. 3.2 Các loại kính sử dụng trong không gian nội thất hiện đại Bảng 1: Các loại kính và kích thước 3.2.1 Kính cường lực Kính cường lực là loại kính được tôi luyện ở nhiệt độ 670 – 680 oC rồi làm nguội nhanh bằng khí lạnh và có khả năng chịu lực cao, rất khó vỡ. Khi vỡ thì vụn nhỏ, không gây nguy hiểm. Có 2 loại: kính phẳng (GLACO-F) và kính cong (GLACO-C). Dùng che chắn bên ngoài, để làm quầy trang trí, che chắn cầu thang. Có thể uốn cong theo thiết kế, làm cabin, tủ bày đồ, tường... Kính uốn cong có thể sử dụng kính cường lực, kính dán/kính ghép an toàn, kính phản quang… dựa theo yêu cầu của công trình. Hình 5: Kính cong cường lực 776
  6. 3.2.2 Kính có cốt Là kính có lưới thép mạ crom, niken làm kính cho mái nhà để lấy ánh sáng vì khi vỡ sẽ được lưới thép giữ lại. Trong quá trình cán bên trong tấm kính đặt lưới kim loại đường kính 0,4-0,5 mm. Hình 6: Kính có cốt: a) Mắt lưới to; b) Mắt lưới nhỏ 4 CÁC ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU KÍNH TRONG KHÔNG GIAN HIỆN ĐẠI 4.1 Giúp tạo không gian mở, thông thoáng đẹp, hiện đại Thay vì xây dựng những bức tường dày cộp, thô cứng thì thời gian gần đây người dân đã dần thay thế bằng vật liệu kính. Đây là xu hướng thiết kế mới đang rất được nhiều người quan tâm. Kính không chỉ đẹp, sang trọng mà còn mang lại cảm giác thoáng đãng, mở rộng không gian sống và tầm nhìn, làm tăng hiệu quả chiếu sáng cho ngôi nhà, đem cảnh vật thiên nhiên vào trong cả không gian căn phòng. Đặc biệt là những không gian nhà nhỏ. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại kính như: kính trong suốt, kính mờ… với những ưu nhược điểm và vẻ đẹp khác nhau. Thông thường kính cường lực cao cấp với độ dày từ 8 – 12 mm được nhiều người sử dụng và đảm bảo an toàn nhất. Cần xác định mục đích sử dụng, sở thích, không gian nhà mình để có sự lựa chọn phù hợp nhất. Hình 9: Không gian mở hiện đại 4.2 Ngăn tiếng ồn, tạp âm Không khó hiểu khi tại sao hầu hết khối văn phòng hiện đại ngày nay và cả trong không gian nhà ở hiện nay lại ưa chuộng sử dụng vách kính. Sử dụng vật liệu kính làm vách ngăn vừa mang tính 777
  7. thẩm mỹ cao vừa ngăn cách không gian rõ ràng, rành mạch, tạo không gian riêng tư, yên tĩnh. Đặc biệt, vật liệu kính có tính cách âm, cách nhiệt rất tốt như kính laminate. Hình 10: Vách ngăn kính 4.3 Tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên vào trong không gian Ánh sáng tự nhiên đóng vai trò chủ đạo và đặc biệt quan trọng trong không gian nội thất. Một không gian nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ luôn sinh động và tràn đầy sức sống, mang lại nhiều giá trị tinh thần to lớn cho gia chủ như: giải tỏa stress sau một ngày làm việc mệt mỏi, ngắm nhìn không gian bên ngoài… Vì vậy cũng không khó hiểu khi tại sao trong nhiều mẫu thiết kế nội thất KTS đã thiết kế những ô cửa kính lớn để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng tự nhiên vào trong không gian nhà ở. 5 ỨNG DỤNG VÀO KHÔNG GIAN NỘI THẤT HIỆN ĐẠI 5.1 Vách ngăn Bằng cách sử dụng vách ngăn với vật liệu là kính thì một trong những tác dụng tuyệt vời đó là việc phản chiếu ánh sáng và cho ánh sáng xuyên qua, những vách ngăn bằng kính khiến không gian nhà như thêm được mở rộng. Những ngôi nhà có tầm nhìn và view đẹp cần được mở rộng tối đa để đưa ánh sáng vào thì cửa hay vách ngăn kính đóng vai trò như một bức trang thiên nhiên hấp dẫn, sống động. Sử dụng vách ngăn kính trong không gian phòng khách và phòng ăn giúp tách 2 không gian này mà không gây cảm giác bí bách, chật hẹp hay bị hạn chế tầm nhìn. Hình 11: Vách ngăn kính giữa phòng khách-phòng ăn 778
  8. 5.2 Cửa sổ kính Vật liệu kính được sử dụng làm cửa sổ trong các thiết kế nội thất hiện đại, điều này giúp không gian luôn được hòa nhập cùng thiên nhiên và giúp chúng ta có thể thường xuyên ngắm nhìn cảnh vật. với những cửa sổ được làm bằng kính, nó sẽ giúp không gian nhà bạn thêm thoáng và đầy đủ ánh sáng hơn. 5.3 Lan can, cầu thang kính Vật liệu kính Còn được sử dụng thay thế cho lan can, cầu thang nhà phố. Khu vực cầu thang trở nên rộng thoáng, hút mắt hơn. Đem lại một cách nhìn mới về cách trang trí, làm đẹp của cầu thang cho phần nội thất của mỗi ngôi nhà. Kính cường lực được dùng để làm lan can cầu thang bởi khả năng chịu lực của nó, một tấm kính trong suốt, dày dặn góp phần mang đến cho không gian nội thất sự sang trọng, đẹp mắt. Hình 12: Cầu thang sử dụng kính 5.4 Nội thất bằng kính Sử dụng kính trong một số thiết kế nội thất như bàn trà, kệ tivi, tủ sách, ghế, tranh,… chúng phù hợp với mọi không gian trong ngôi nhà của mình. Chỉ cần biết cách thiết kế và biết cách sắp đặt hợp lý thì chúng sẽ đem lại giá trị thẩm mỹ cao trong nghệ thuật mà các chất liệu khác khó lòng mang lại được. Hình 13: Vật liệu kính áp dụng vào nội thất 779
  9. 6 KẾT LUẬN Vật liệu kính thực sự là một sự lựa chọn lý tưởng cho những căn hộ mang phong cách hiện đại, nó có thể thay thế cho một số vật liệu truyền thống ngày xưa. Kính không chỉ giúp không gian thêm phần sang trọng, tiện nghi mà còn khiến căn phòng thêm tươi sáng và luôn tràn đầy sức sống. Bằng cách sử dụng nhiều loại kính khác nhau cho từng loại vật dụng khác nhau sẽ cho chúng ta thấy được những chất liệu mới trong sản phẩm. Trong thiết kế nội thất, đặc biệt là nội thất mang phong cách hiện đại, kính không chỉ là loại vật liệu mang tính thẩm mỹ cao nhờ độ trong suốt của nó mà còn nhờ những tính năng ưu việt khác như về độ an toàn, giá thành hợp lý và đa dạng về màu sắc, chủng loại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Kiều Oanh (2019) – Tổng hợp https://gotrangtri.vn/cac-loai-vat-lieu-kinh-trong-thiet-ke/ [2] Tracy (2019). http://soludoor.com/Tin-tuc/tim-hieu-ve-vat-lieu-kinh-trong-thiet-ke-43.html [3] TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên (2015). https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/su- dung-vat-lieu-kinh-trong-thiet-ke-kien-truc-dat-hieu-qua-nang-luong-tai-viet-nam.html [4] Robyn Pender, Rodney Bender (2012) , Practical Building Conservation: Glass and Glazing, mhttps://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7y_tinh 780
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2