Vật liệu xanh trong xu hướng thiết kế nội thất hiện nay
lượt xem 5
download
Bài viết cho thấy trong thời đại bùng nổ về công nghệ và kỹ thuật như hiện nay, mọi thứ được tạo ra cần được dựa trên sự phát triển bền vững. Trong số các vấn đề cần quan tâm chú trọng thì môi trường và tài nguyên thiên nhiên là mối quan tâm gần như là hàng đầu. Không chỉ riêng với các ngành nghề liên quan đến môi trường mà ngay cả trong lĩnh vực kiến trúc nội thất cũng phải phát triển dựa trên sự bền vững đó. Đây là lý do khái niệm vật liệu xanh được ra đời. Sử dụng vật liệu xanh nhằm giảm thiểu được những tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng, đồng thời đảm bảo cho sức khỏe của người sử dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vật liệu xanh trong xu hướng thiết kế nội thất hiện nay
- VẬT LIỆU XANH TRONG XU HƯỚNG THIẾT KẾ NỘI THẤT HIỆN NAY Lê Hoàng Nhật, Trần Thanh Khoa Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hòa TÓM TẮT Trong thời đại bùng nổ về công nghệ và kỹ thuật như hiện nay, mọi thứ được tạo ra cần được dựa trên sự phát triển bền vững. Trong số các vấn đề cần quan tâm chú trọng thì môi trường và tài nguyên thiên nhiên là mối quan tâm gần như là hàng đầu. Không chỉ riêng với các ngành nghề liên quan đến môi trường mà ngay cả trong lĩnh vực kiến trúc nội thất cũng phải phát triển dựa trên sự bền vững đó. Đây là lý do khái niệm vật liệu xanh được ra đời. Sử dụng vật liệu xanh nhằm giảm thiểu được những tác động đến môi trường trong quá trình xây dựng, đồng thời đảm bảo cho sức khỏe của người sử dụng. Từ khóa: vật liệu xanh, kiến trúc xanh, tre trong kiến trúc, bê tông nhẹ, gạch không nung. 1 TỔNG QUAN Có lẽ không cần phải có một tầm nhìn đủ xa để thấy được sự quan trọng của vật liệu xanh trong kiến trúc hiện nay. Sản xuất và thiết kế nội thất là một ngành công nghiệp sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhất và nhiều nhất như kim loại, năng lượng, nhựa, vật liệu tổng hợp, đá,… và đặc biệt là gỗ. Đồng thời ngành này cũng thải ra môi trường lượng lớn các chất thải trong quá trình sản xuất, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, sự bào mòn tài nguyên thiên nhiên của con người đang gây nên những hậu quả đáng báo động, các đồi núi luôn trong trạng thái có nguy cơ bị sạt lở vì không có rừng chống lũ bởi nạn phá rừng lấy gỗ, gây nên hiểm họa và dẫn đến thảm họa cho người và của. Trong khai thác mỏ kim loại, tác động rõ nét nhất là tàn phá mặt đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật, do quy trình khai thác lạc hậu, không có hệ thống thu bụi nên hàm lượng bụi tại những nơi này thường lớn gấp 09 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Một trong những loại vật liệu xây dựng được khai thác từ các lòng sông là cát. Hoạt động này diễn ra trên toàn bộ hệ thống sông suối ở nước ta. kể từ năm 1990 đến nay lên tới 100.000.000 m3. Hậu quả môi trường mà các con sông đang phải gánh chịu là làm đục nước sông, cản trở thuyền bè qua lại và nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông đường thủy. Đặc biệt là gây sạt lở nghiêm trọng các bờ sông, nhất là ở sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đã và đang sạt lở nặng nề nhất. Như vậy, để góp phần bảo vệ môi trường sống hiện tại và cho các thế hệ tiếp theo vấn đề nghiên cứu và sử dụng các loại vật liệu mới thân thiện với môi trường, tận dụng các chất thải giảm thiểu khối lượng rác, hạn chế tàn phá thiên nhiên là điều cấp thiết, sớm đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời. Đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực nội thất. ơn nữa, nhu cầu sử dụng các vật liệu xanh trong đời sống hằng ngày của con người hiện nay với nhiều người trong chúng ta hiện đang quan tâm đến việc mua hàng từ các công ty có thể thể hiện trách nhiệm 1050
- của họ đối với môi trường, bên cạnh đó là giảm thiểu chi phí cho các vật liệu truyền thống, và các xu hướng hiện nay về các hoạt động kinh doanh có ý thức về môi trường hơn có thể sẽ tiếp tục trong tương lai. Do đó, việc tìm kiếm vật liệu xanh đang là xu hướng bền vững được nhiều tổ chức quan tâm. Từ những phân tích nêu trên bài báo đề cập đến tầm quan trọng của vấn đề quan tâm tới các yếu tố tác động đến môi trường của việc lựa chọn, thiết kế và sử dụng vật liệu trong xây dựng để đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời việc nâng cao độ bền của vật liệu và lựa chọn hợp lý vật liệu đảm bảo tuổi thọ khai thác lâu dài là việc làm cần thiết.Sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường sống mà còn với chính sức khỏe của người thi công và người sử dụng. Hình 1. Công trình kiến trúc bằng tre 2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VẬT LIỆU XANH TRONG NỘI THẤT - Khái niệm, tiêu chí của vật liệu xanh. - Phân loại: vật liệu xanh truyền thống, vật liệu xanh hiện đại, vật liệu xanh tái chế. - Xu hướng sử dụng nội thất vật liệu xanh trên thế giới và trong nước. 1051
- 2.1 Khái niệm, tiêu chí của vật liệu xanh Vật liệu xanh được hiểu đơn giản là các vật liệu có thể tái chế, không gây hại đến môi trường, an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Theo xu hướng bảo vệ môi trường, chống sự nóng lên của trái đất. Hầu hết các loại vật liệu xanh đều được đánh giá thông qua các tiêu chí như: không độc hại,có hàm lượng tái chế, tiết kiệm tài nguyên, vòng đời sử dụng và sự ảnh hưởng đến môi trường. - Không độc hại: nếu như trước đây, khi sản xuất các loại gạch theo truyền thống, mức độ gây ô nhiễm không khí vô cùng nặng nề thì nay, với việc sản xuất vật liệu xanh sẽ giúp cho chúng ta cải thiện được môi trường tốt hơn. - Có hàm lượng tái chế cao: các vật liệu có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế cao, không gây hại đến sức khỏe của con người và môi trường. - Tiết kiệm tài nguyên: bên cạnh việc tái sử dụng tốt, khi sản xuất vật liệu xanh cần phải tiết kiệm nguyên nhiên liệu để làm ra sản phẩm ấy (vd: gạch không nung). - Vòng đời sử dụng: thông thường vòng đời sử dụng cao, có tuổi thọ lớn, nghĩa là chất lượng của sản phẩm phải cao. - Ảnh hưởng đến môi trường: đây là yếu tố quan trọng và cốt yếu trong ý nghĩa ra đời của loại sản phẩm này. Chúng phải có ảnh hưởng tốt đến môi trường hoặc không gây ra các tác động xấu mới được coi là vật liệu xanh. 2.2 Phân loại 2.2.1 Vật liệu xanh truyền thống Vật liệu xanh truyền thống là sản phẩn được sản xuất, chế tạo từ tài nguyên thiên thiên, không gây hại cho môi trường và có thể tái chế, có thể dễ dàng tìm thấy ngoài tự nhiên, về lâu dài kinh phí cho những loại vật liệu này có thể tiết kiệm được rất nhiều cho người sử dụng. Tre (là vật liệu truyền thống được sử dụng trong các công trình từ rất lâu). Loại vật liệu này có ưu điểm về độ bền, trọng lượng và vòng đời ngắn. Tre có thể được dùng làm khung cho các công trình, thay thế vai trò của bê tông cốt thép, nhất là tại các nơi có nguồn tre đa dạng, giao thông khó khăn, cần tái thiết sau thảm họa thiên nhiên). Vật liệu có nguồn gốc từ đất (gạch không nung, hỗn hợp đất sét trộn với lõi ngô và vôi, đất nện) từng được sử dụng cho mục đích xây dựng từ khi ra đời cho tới nay. Để gia tăng khả năng chịu lực và độ bền cho vật liệu, người ta bổ sung thêm cỏ, rơm rạ hay các loại sợi cắt nhỏ khác. Các công trình được làm từ các vật liệu này có khả năng cách nhiệt rất cao và chi phí cạnh tranh). 2.2.2 Vật liệu xanh hiện đại Là loại vật liệu nhân tạo, được sản suất dưới sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng cũng như bảo vệ môi trường. Từ đó mang đến hiệu quả tích cực cho sức khỏe con người. - Xốp XPs: đây là loại xốp có tính cách âm, cách nhiệt cao, vì thế nên được sử dụng rất nhiều trong các công trình nhà ở, công nghiệp và công cộng. Theo một số nghiên cứu, các công trình sử dụng tấm xốp XPs dày 15-18 cm sẽ cho khả năng tiết kiệm điện tiêu thụ từ 343-344 Wh/m2 1052
- - Bê tông nhẹ: đ ng như tên gọi của nó, bê tông nhẹ sở hữu trọng lượng rất nhẹ, chỉ bằng một nửa trọng lượng gạch đất sét nung, nếu như được sử dụng trong các công trình lớn có thể giảm tải cho nền móng rất nhiều, về lâu dài sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí về năng lượng. Hình 2. Bê tông nhẹ 2.2.3 Vật liệu xanh từ chất thải Phát triển cùng với khoa học kỹ thuật, chất thải được xử lý thành nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, nếu không được thu gom hợp lý, cahats thải rắn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, ô nhiêm, suy thoái môi trường, mất cảnh quan . Các chất thải sinh hoạt có thể tồn tại lâu trong môi trường có khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm đối với con người.Do đó ở nước ta hiện nay, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề rất quan trọng, biện pháp xử lý tối ưu nhất hiện nay đó là ứng dụng công nghệ - khoa học. Nghành vật liệu xây dựng đã nghiên cứu sử dụng các chất thải trong công nghiệp từ các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất, luyện gang, để tạo nên các vật liệu xây dựng. Xỉ thép: là chất thải rắn công nghiệp thông thường từ ngành công nghiệp luyện thép. Đối với những nước phát triển tại EU, Mỹ, Nhật Bản,… trong nhiều năm qua đã tận dụng được rất nhiều các chất thải rắn. Giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các vật liệu kể trên là những loại vật liệu có khả năng khai thác bền vững do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng chất thải sinh hoạt và chất thải trong quá trình sản xuất, dịch vụ, thương mại, đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị do vậy nguồn vật liệu xanh tái chế kể trên là vô hạn đồng thời giải quyết vấn đề ô nhiễm, chất thải, xử lý môi trường cho các nhà máy công nghiệp. 2.3 Xu hướng sử dụng vật liệu xanh trên thế giới và trong nước 1053
- Từ quan điểm bền vững, việc chọn vật liệu và sản phẩm có tác động môi trường thấp nhất là rất quan trọng. Vật liệu hữu cơ (ví dụ như gỗ, len, đá tự nhiên) dường như là lựa chọn hiển nhiên, nhưng chúng ta không được quên rằng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được xử lý một cách có trách nhiệm. Chọn vật liệu có thể tái tạo nhanh chóng (chẳng hạn như tre mọc nhanh) và được sản xuất theo cách có trách nhiệm với môi trường. Ví dụ, tem FSC trên các sản phẩm gỗ đảm bảo rằng gỗ được sử dụng là sản phẩm được khai thác bền vững. Tác động môi trường của vật liệu và sản phẩm phải được đánh giá trong toàn bộ vòng đời của chúng - từ khai thác, sản xuất, vận chuyển và chế biến, cho đến cách chúng được thải bỏ sau khi sử dụng. Có các công cụ và nhãn được tiêu chuẩn hóa giúp các nhà thiết kế hiểu, so sánh và đánh giá tác động môi trường của một sản phẩm trong các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của chúng, chẳng hạn như LCA (Life Cycle Assessment – đánh giá vòng đời). Hình 3. Quy trình tái chế và sản xuất sợi nhựa tổng hợp của công ty Aquafil Các nhà thiết kế nội thất có rất nhiều quyền lực trong tay khi nói đến việc giảm thiểu chất thải, đồng thời có trách nhiệm lớn là phải hành động bền vững. Nguồn tài nguyên quý giá của hành tinh là có hạn, do đó, tâm lý vứt bỏ các sản phẩm ngay khi chúng không còn phong cách và thay thế chúng bằng những sản phẩm hiện đang hợp thời là không còn chính đáng. Một cách khác mà các nhà thiết kế nội thất có thể giúp giảm thiểu sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (và chuyển đổi chất thải từ các bãi chôn lấp) là chọn vật liệu tổng hợp được làm từ chất thải tái chế hoặc có thể được làm mới/tái chế vào cuối vòng đời của chúng. Trên thị trường, sản phẩm được sử dụng nhiều nhất nhưng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường và sức khỏe chính là gạch nung. Để sử dụng nguyên liệu xanh hơn, trước đây nước ta thường dùng các loại nguyên liệu tự nhiên như tre, kiện rơm, sợi nấm, nhưng chưa thể thay thế được gạch nung bởi nhiều nguyên nhân khác nhau... Tuy nhiên hiện nay, gạch không nung cũng như các vật liệu xanh khác đang có xu hướng tăng trưởng mạnh hơn. Để kích cầu tăng trưởng sử dụng vật liệu xanh tại các công trình, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định Đ-TTg ngày 28/04/2010 để thực hiện mục tiêu tới năm 2015 đạt 20-25% và 1054
- năm 2020 đạt 30-40%. Thêm vào đó, từ tháng 02/2018, tất cả các công trình sử dụng nguồn vốn của Nhà nước đều sẽ phải dùng vật liệu xanh. 3 KẾT LUẬN Để bảo vệ trái đất và tương lai thế hệ sau, việc nghiên cứu và phát triển vật liệu xanh là cần thiết. Vật liệu cần được cải tiến và phát triển để đảm bảo chất lượng, chi phí và sức khỏe của người sử dụng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, sử dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật để phát triển sản phẩm là việc làm cần thiết. Về mặt quản lý, cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích từ các nhà lãnh đạo và quản lý, cách nhận thức vấn đề từ các nhà chuyên môn về các vấn đề sử dụng và phát triển vật liệu xanh, vấn đề tận dụng chất thải, nghiên cứu và ứng dụng các vật liệu mới, kết cấu mới và công nghệ mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anaisha Cooper (2020). 5 Principles of sustainable interior design. https://www.constructionweekonline.in/people/16195-five-principles-of-sustainable- interior-design [2] Đào văn Đông (2008). Vật liệu “ anh” và bền vững - xu hướng để phát triển xây dựng. http://ibst.vn/DATA/admin/Tapchi2011/Dao%20Van%20Dong1.2009.pdf [3] Hà Hạnh (2018). Xử lý chất thải đô thị thành nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng. https://www.sggp.org.vn/xu-ly-chat-thai-do-thi-thanh-nguyen-lieu-cho-san-xuat- vat-lieu-xay-dung-555558.html [4] Katie Caron (2020). A focus on sustainable interior design. https://www.furniturelightingdecor.com/focus-sustainable-interior-design [5] Lâm Uyên (2019). Sử dụng vật liệu xanh - xu hướng thiết kế nội thất của tương lai. https://homeaz.vn/su-dung-vat-lieu-xanh--xu-huong-thiet-ke-noi-that-cua-tuong-lai- d6320.html [6] Mộc Miên (2020). Xu hướng sản xuất vật liệu “ anh” đáp nhu cầu mới từ thị trường. https://baoxaydung.com.vn/xu-huong-san-xuat-vat-lieu-xanh-dap-nhu-cau-moi-tu-thi- truong-293394.html 1055
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mô hình kiến trúc xanh
6 p | 182 | 48
-
Thiết kế xanh trong đồ nội thất
4 p | 97 | 12
-
Dinh thự "Tinh khôi" với vật liệu kính
6 p | 67 | 7
-
Khách sạn Park Royal – kiến trúc xanh
5 p | 59 | 6
-
Ứng dụng thiết kế “xanh” trong kiến trúc nội thất ở Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 13 | 5
-
Ngôi nhà truyền thống, nghĩ về việc làm nhà tiết kiệm
10 p | 79 | 4
-
Ứng dụng vật liệu xanh trong kiến trúc
11 p | 31 | 3
-
Thông tin Xây dựng cơ bản và khoa học công nghệ xây dựng – Số 22/2015
49 p | 19 | 3
-
Xu hướng sử dụng đá nhân tạo trong thiết kế kiến trúc và nội thất
6 p | 27 | 2
-
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của sóng siêu âm đến tốc độ nảy mầm của hạt đậu và sự thay đổi hàm lượng protein, chất béo trong quá trình hạt nảy mầm
5 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn