intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về bức bích họa Beethoven’s frieze của Gustav Klimt

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

81
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa hè năm 1978, khi còn là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Moscow, tôi có dịp lần đầu tiên sang Đông Đức chơi. Tại bảo tàng mỹ thuật thành phố Leipzig tôi đã được chiêm ngưỡng bức tượng Beethoven bằng đá cẩm thạch của nhà điêu khắc Max Klinger (18571920). .Bức tượng này mô tả Beethoven như thần Zeus – chúa tể của các vị thần Olympia – ngự trên ngai vàng, có con chim ưng sợ hãi nép tránh ra phía dưới chân....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về bức bích họa Beethoven’s frieze của Gustav Klimt

  1. Về bức bích họa Beethoven’s frieze của Gustav Klimt The Beethoven Frieze Mùa hè năm 1978, khi còn là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Moscow, tôi có dịp lần đầu tiên sang Đông Đức chơi. Tại bảo tàng mỹ thuật thành phố Leipzig tôi đã được chiêm ngưỡng bức tượng Beethoven bằng đá cẩm thạch của nhà điêu khắc Max Klinger (1857- 1920).
  2. Bức tượng này mô tả Beethoven như thần Zeus – chúa tể của các vị thần Olympia – ngự trên ngai vàng, có con chim ưng sợ hãi nép tránh ra phía dưới chân. Bức tượng Beethoven của nhà điêu khắc Max Klinger Hồi đó tôi đã không biết rằng lịch sử bức tượng này lại gắn với tên tuổi của cả Gustav Klimt. Năm 1897, để phản đối sự bảo thủ trong hội Nghệ sĩ Vienna, một số nghệ sĩ Áo đã ly khai khỏi hội này và thành lập hội riêng, lấy tên là nhóm Ly khai thành Vienna (Vienna Secession). Chủ tịch đầu tiên của nhóm Ly Khai này chính là Gustav Klimt. Nhóm Ly khai thành Vienna ra tờ báo riêng là tờ Ver Sacrum (Mùa Xuân Linh Thiêng).
  3. Bìa số đầu tiên của tờ Ver Sacrum Nhóm Ly khai đặt trụ sở tại tòa nhà Ly khai thành Vienna (Wiener Secessionsgebäude). Tòa nhà này do Joseph Maria Olbrich – kiến trúc sư và là một người đồng sáng lập của nhóm – thiết kế và xây dựng năm 1897, dùng làm nhà triển lãm của nhóm. Trên cửa ra vào của tòa nhà có ghi dòng chữ: “Nghệ thuật riêng cho mỗi thế hệ. Tự do cho nghệ thuật.” Tới năm 1900 ảnh hưởng của nhóm Ly khai đã hoàn toàn lấn át ảnh hưởng của hội nghệ sĩ Vienna.
  4. Tòa nhà Ly khai thành Vienna Triển lãm Ly khai lần thứ 14 được tổ chức vào năm 1902 với chủ đề kỷ niệm nhà soạn nhạc vĩ đại Ludwig Van Beethoven. Triển lãm có bức tượng Beethoven do Max Klinger tạc, đặt tại sảnh trung tâm. Max Klinger nảy ra ý tưởng làm bức tượng này khi ông đang chơi piano lúc còn là một sinh viên. Từ mô hình đầu tiên bằng thạch cao tô màu năm 1885/1886 tới tác phẩm hoàn thiện bằng đá cẩm thạch, Max Klinger đã mất 15 năm lao động. Bức tượng khác thường này đã bị công chúng la ó chế giễu trong suốt thời gian diễn ra triển lãm. Sau triển lãm vài năm, thành phố Leipzig đã mua bức tượng này.
  5. Tại triển lãm Ly khai 1902 tường trong phòng đặt bức tượng Beethoven được trang trí bởi bức bích họa Beethoven’s Frieze do Gustav Kimt vẽ. Frieze là gì? Trong kiến trúc cổ điển, frieze là phần giữa của mũ cột (entablature), nằm ngay phía dưới mái đua (cornice). Kiến trúc cột kiểu Ionic Trong nội thất, frieze là phần tường nằm phía trên gờ tường treo tranh và phía dưới phào giữa trần và tường.
  6. Một ví dụ Frieze Vì bức bích họa Beethoven’s frieze được vẽ chỉ nhằm phục vụ cho triển lãm Ly khai 1902, nên Klimt đã dùng các vật liệu nhẹ như màu keo casein, chì than, phấn để vẽ thẳng lên tường. Đáng lẽ sau triển lãm 1902 bức bích họa bị phá bỏ, nhưng may thay điều này đã không xảy ra. Năm 1903, nhà bảo trợ và sưu tầm nghệ thuật Carl Reinighaus đã mua bức bích hoạ Beethoven’s frieze của Klimt. Bức frieze khi đó đã bị xẻ thành 7 mảnh, gỡ khỏi tường, và cất trong một nhà kho. Năm 1915 Reinighaus bán bức frieze cho August Lederer – nhà công nghiệp đồng thời là một trong những đại gia quan trọng nhất bảo trợ cho Gustav Klimt và các tác phẩm của ông. Năm 1938 gia sản của gia đình Lederer bi nước Áo Quốc Xã (bị Hitler chiếm đóng) quốc hữu hóa vì họ là Do Thái. Trong số gia sản bị nhà nước phát-xít chiếm hữu đó có cả bức frieze của Klimt.
  7. Sau Đại chiến thứ II, gia sản này được trả lại cho con cháu Lederer, nhưng nước Áo đồng thời lại ban lệnh cấm xuất cảng bức frieze. Vì vậy những người thừa kế của gia đình Lederer đành phải bán lại bức frieze cho nước Áo vào năm 1973. Nước Áo sau đó đã bỏ ra 10 năm để phục chế bức bích hoạ này. Năm 1985 một phòng được xây dựng dưới tầng hầm của Tòa nhà Ly khai để bày bức Beethoven’s frieze của Gustav Klimt. Gian phòng bày bức Beethoven’s frieze của Gustav Klimt Bức bích họa Beethoven’s frieze dài 34.14 m, cao 2 – 2.15 m, được vẽ bằng màu dùng keo casein, vàng kim, phấn đen và phấn màu, chì than,
  8. gắn thạch cao và nhiều vật liệu khác như gương, xà cừ, và cả các vòng mắc rèm cửa, v.v… Phong cách hội họa của Gustav Klimt thời kỳ Hoàng kim này (Golden phase) chịu ảnh hưởng của hội họa Nhật Bản, đặc biệt là trường phái Rinpa (t.k. 17 – 18) mà một trong các đại diện xuất sắc là Ogata Korin (1658 – 1716). Xem hai bức nhị bình nổi tiếng của Ogata Korin là bức Hoa mận trắng: và Hoa mận đỏ:
  9. Bản thân Klimt từng nói: “Trong những ngày đầu ở đây tôi đã không bắt đầu vẽ ngay, mà chơi thoải mái mấy ngày, lật sách, nghiên cứu nghệ thuật Nhật Bản đôi chút.” Hoặc “Đôi khi tôi bỏ buổi vẽ sáng, và thay vào đó bằng việc nghiền ngẫm các cuốn sách Nhật Bản của tôi.” Ta thấy, các nghệ sĩ châu Âu chưa bao giờ ngần ngại chịu ảnh hưởng bất cứ cái gì họ cho là hay, là đẹp, đưa các motives châu Phi, Á-Đông, v.v… vào hội họa và âm nhạc của mình, không hề sợ lai căng, vay mượn, mà biến những thứ đó thành phong cách của chính họ.
  10. Giờ đây, đọc về triển lãm poster của Klimt tại Hà Nội, tôi lại nhớ lại cảm giác đầu tiên khi nhìn thấy bức tượng Beethoven của Max Klinger tại Leipzig 34 năm về trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0