VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC CHÙA ĐẠI BI VỚI THỨC 'TIỀN PHẬT HẬU THÁNH'
lượt xem 10
download
Theo lịch sử thì chùa được xây dựng vào thời Lý trên địa thế đất hình rồng, mà vết tích này còn lại cho đến ngày nay là hai giếng mắt rồng hai bên phía trước ngôi chùa. Tiếc là ngày nay chỉ còn lại một giếng nằm bên phải chùa, giếng kia đã bị UBND xã lấp để xây nhà văn hóa. Dấu tích còn lại của ngôi chùa hiện nay phần lớn mang phong cách thời Lê Mạt và Nguyễn, duy có một số chân tảng ở hậu cung bằng đá chạm khắc hình hoa sen có thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC CHÙA ĐẠI BI VỚI THỨC 'TIỀN PHẬT HẬU THÁNH'
- VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC CHÙA ĐẠI BI VÀ THỨC "TIỀN PHẬT HẬU THÁNH" Theo lịch sử thì chùa được xây dựng vào thời Lý trên địa thế đất hình rồng, mà vết tích này còn lại cho đến ngày nay là hai giếng mắt rồng hai bên phía trước ngôi chùa. Tiếc là ngày nay chỉ còn lại một giếng nằm bên phải chùa, giếng kia đã bị UBND xã lấp để xây nhà văn hóa. Dấu tích còn lại của ngôi chùa hiện nay phần lớn mang phong cách thời Lê Mạt và Nguyễn, duy có một số chân tảng ở hậu cung bằng đá chạm khắc hình hoa sen có thể là di tích còn sót lại từ buổi đầu xây dựng. Các chân tảng này chạm cánh sen kép nhỏ và để trơn. Chùa có dạng mặt bằng “Nội công ngoại quốc” với 60 gian được xây dựng bằng gỗ, trải rộng theo trục chính, cao dần từ ngoài vào trong bao gồm tam quan, điện Phật, hành lang tả vũ hai bên. Điểm kết của thức kiến trúc “Nội công ngoại quốc” này là Gác chuông được dựng theo lối chồng diêm hai tầng tám mái cong vút lên thanh thoát. Phía sau gác chuông hiện nay là những công trình mới xây dựng sau này gồm nhà tổ và tăng phòng. Tam quan chùa Bi Không giống với các chùa tiền Phật hậu thánh khác như chùa Thầy (không có tam quan) hay chùa Keo Hành Thiện, chùa Bối Khê, chùa Láng vừa có tam quan vừa có nghi môn, chùa Đại Bi chỉ có một tam quan. Nhìn bề ngoài, tam quan này còn
- có vẻ khiêm tốn cả về hình thức cũng như kích cỡ và được dựng chếch sang bên trái so với trục đường thần đạo vào chùa. Tam quan chùa Bi có lối kết cấu vì kèo ba hàng chân cột. Nhìn một cách tổng quát có thể dễ dàng nhận ra chiều cao mái tam quan chiếm tỉ lệ 1/2 chiều cao công trình. Điều này cho phép phỏng đoán rằng tam quan được xây dựng vào cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII khi kỹ thuật kiến trúc dân gian đã ít nhiều hoàn chỉnh. Trên thượng lương của công trình hiện còn ghi: “Thiên tử vạn niên, tuế thứ ất Sửu trọng đông nguyệt cốc nhất lương thời thụ trụ thượng lương đại cát” tức “ngày lành, giờ tốt, tháng giữa đông năm ất Sửu, dựng cột, bắc nóc”. Tuy nhiên, theo văn bia trong chùa thì vào năm Bính Dần niên hiệu Bảo Đại (1926) tam quan chùa lại được trùng tu, vì vậy ta còn thấy nhiều thành phần kiến trúc gỗ ở đây mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Do được kết cấu dạng vì kèo ba hàng chân cột, nên hai cột cái của hai vì giữa cũng được xem như cột trụ nóc đỡ thượng lương, hai cột cái của hai bộ vì hai bên thì thấp hơn. Từ những cột cái này, các nghệ nhân dân gian đã tạo ra một hệ thống các xà nách, các xà nách rường cụt giá chiêng liên kết các cột quân kết hợp với các cột trốn để tạo ra bộ khung của tam quan. Trên bộ khung này, bằng hệ thống bẩy góc, bẩy hiên và tàu đao mái lá, người ta đã tạo nên độ cong rất đẹp mắt của bốn góc tam quan tạo vẻ nhẹ nhàng thanh thoát. Từ các hàng cột cái của các bộ vì, người ta đã tạo ra một khung gian giữa lắp cửa dạng bức bàn, còn gian hai bên tạo nên hai bức tường bằng những hàng chấn song. Phía trên của bộ cửa này người ta ghép ván
- để tạo ra những bức chạm giữa xà thượng và xà hạ của bộ khung. Những chạm khắc độc đáo nhất là những chạm khắc mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XVII, thường là những bức chạm lộng cả hai bên để khi bước qua tam quan, người ta có thể nhìn được cả mặt trước và mặt sau của nó. Ví như bức chạm khắc hình lá cúc mang tính cách điệu cao được thể hiện khá tự do, thoải mái; trên đỉnh của hình chạm là hình tượng một người phụ nữ trong tư thế hai tay chắp trước ngực. Mảng chạm này khiến ta liên tưởng tới những mảng chạm ở đình Hưng Lộc – Nam Định có niên đại cuối thế kỉ XVII có chung chủ đề. Ngoài ra trên ván xà, xà nách và các đầu dư ta còn thấy sự hiện diện của những hình rồng, phượng có cùng phong cách chạm khắc. Xen kẽ với những mảng chạm mang phong các Hậu Lê là những hình khắc mang dấu ấn nghệ thuật Nguyễn. Hình ảnh “Rồng ngậm chữ thọ” hay chim phượng, hoa lá cách điệu… khiến đề tài chạm khắc ở tam quan phong phú và sinh động. Phía ngoài của tam quan, cùng với việc tạo ra những con vật linh giống với thức kiến trúc ở đình làng, thì ở khu đĩ của mái, người ta tạo ra một mặt hổ phù bằng sắt đậm dấu ấn thời Nguyễn. Có thể thấy tam quan chùa Đại Bi là một công trình kiến trúc đặc sắc trong tổng thể di tích. Thiết kế chữ công độc đáo của Thượng điện
- Trung tâm chùa là điện Phật. Thoạt nhìn, ta có thể thấy điện thờ Phật chùa Đại Bi được xây dựng theo dạng mặt bằng hình chữ công. Nhưng sau khi quan sát kĩ, thì dạng chữ công của Đại Bi tự dường như khác hoàn toàn với cách kết cấu của các ngôi chùa khác. Đó là cách thiết kế ba tòa nhà hoàn toàn độc lập nhưng được ghép lại với nhau thành dạng mặt bằng hình chữ công. Trong một thiết kế chữ công bình thường, gian ống muống (tòa Thiêu Hương) thường chỉ có 2-3 hàng chân cột. Nhưng ở đây ta lại thấy một tòa thiêu hương độc lập rộng hơn rất nhiều cả về chiều dài lẫn chiều rộng so với một gian ống muống thông thường. Đồng thời việc thiết kế hệ thống các cửa bức bàn có chấn song khiến cho ánh sáng tự nhiên lọt vào đã làm cho không gian của tòa thiêu hương này một không gian thoáng đãng và rực rỡ. Để khắc phục tính chất độc lập của các ngôi nhà không nối mái, giữa các gian tiền đường, thiêu hương thượng điện, người ta đã thiết kế một hệ thống hệ thống ống máng để thoát nước ở điểm nối liền giữa các tòa nhà. Như vậy lối kiến trúc rời này đã kiến tạo cho ngôi chùa những giá trị mới, vừa rộng rãi, thoáng đãng hơn, nhưng cũng vẫn mang dáng nét của một điện thờ Phật truyền thống. Theo văn bia hiện nay được dựng ở chùa thì toàn bộ điện thờ phật ngày nay đã được trùng tu sửa mới gần như hoàn toàn trong thế kỷ XIX. Thượng điện chùa Đại Bi được trùng tu năm 1860, niên hiệu Tự Đức thứ 13. Tiền đường được sửa
- chữa năm Bính Tý niên hiệu Tự Đức thứ 29 (1876). Thiêu hương trùng tu năm Kỷ Sửu niên hiệu Thành Thái (1899). Với niên đại thế kỷ XIX trải dài trong các năm trùng tu, thì càng cho ta có thể khẳng định rằng cách thiết kế ống máng giữa các tòa nhà này là một kỹ thuật được kế thừa từ nhu cầu mở rộng không gian kiến trúc từ cuối thế kỷ XVIII. Điều này có thể nhận thấy những sự tương đồng trong kiến trúc chùa Kim Liên ở Hồ Tây, Hà Nội. Tuy nhiên chùa Đại Bi lại hoàn toàn khác với các ngôi chùa của thế kỷ XVIII, bởi dạng thức chữ công, tức được dựng lại trên nền xưa của ngôi chùa cũ. Đây cũng là nét độc đáo trong lịch sử kiến trúc gỗ cổ truyền của người Việt. Kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh”: Vào thế kỉ XVII, khi các cao tăng có công khai sáng chùa, được truyền thuyết với phép nhiệm màu, giờ đây trở thành “Đức Thánh” linh thiêng được dành nơi trang trọng và thâm nghiêm nhất của chùa để thờ. Hình thức chùa Tiền Phật hậu Thánh ra đời. Cùng do Từ Đạo Hạnh lập ra vào thời Lý và cùng có kiểu kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh”, ta hãy thử liên hệ kiến trúc chùa Đại Bi với kiến trúc chùa Thầy - nơi có tính chất tương đồng về việc thờ Thánh Từ Đạo Hạnh. ở chùa Thầy, trên cùng một trục với ban thờ Phật, toàn bộ hậu cung là nơi thờ Từ Đạo Hạnh. Cung Thánh là một không gian đóng kín, với diện tích nhỏ có vẻ huyền bí, linh thiêng, tượng Từ Đạo Hạnh được bày ở chính giữa, phía sau là tượng Phật.
- ở chùa Bi có một sự thay đổi trong cách thức bày đặt tượng Phật. Vì sao lại có sự biến đổi như vậy? Thượng điện chùa Bi có kiến trúc khá đặc biệt, được chia làm ba gian: gian giữa là ban thờ Phật, bên phải ban thờ Phật là ban thờ Quan Âm và bên trái là Cung thánh tổ thờ đức Từ Đạo Hạnh. Việc đặt gian thờ Thánh Từ đạo Hạnh nép vào một gian riêng của tòa nhà cuối cùng chắc hẳn là có lý do. Có thể ban đầu chùa Đại Bi có cách thức sắp xếp hệ thống tượng giống như chùa Thầy, nhưng do những sự biến động trong tôn giáo tín ngưỡng sau thế kỷ XVII, Phật điện dần trở nên đông đúc thì nhu cầu về không gian trong chùa cũng thay đổi. Một điểm đặc biệt không thể không nhắc đến là chùa Đại Bi có nghi lễ riêng thờ Từ Đạo Hạnh, nghi lễ đó thường diễn ra trong mật thất của ngôi chùa. Do đó, cùng với việc gia tăng của điện Phật ở thượng điện, họ thiết kế một không gian cho hậu cung thờ Thánh. Hậu cung này hoàn toàn đóng kín, tách hẳn với ban thờ Phật bởi hệ thống tường và cửa gỗ; ban thờ được đẩy hẳn ra phía trước, cửa chính được sơn son thiếp vàng và trang trí cầu kì, bên trong đặt di tượng Từ Đạo Hạnh và nhân dân chỉ được phép thờ vọng từ ngoài vào. Chùa Bi là một ngôi chùa chung của ba xã Vân Chàng, Giáp Ba và Giáp Tự. Chùa còn giữ một số mặt nạ rối cổ. Hội chùa hàng năm được tổ chức từ ngày 21 đến 24 tháng Giêng âm lịch, nhân dân ba “giáp” đều về dự lễ hội với các trò chơi đánh vật,
- múa sư tử, múa rối (hát sự tích Từ Đạo Hạnh),... Từ đêm 21, hát rối được trình diễn ở trong chùa, trước bàn Tam bảo. Khi biểu diễn thì các cụ mắc tấm màn che vào hai cây cột giữa tiền đường trong lòng chùa, người cầm rối múa, hát, gõ nhạc cụ đứng sau tấm màn đó, mặt quay về phía ban thờ Phật và ban thờ đức thánh Từ Đạo Hạnh (thế nên mới gọi là múa rối hầu thánh, mục đích là để “thánh xem” chứ không phải chỉ cho “người xem”). Hầu hết các thành phần kiến trúc trong điện Phật mang phong cách Nguyễn. Riêng cung thờ Từ Đạo Hạnh còn sót lại một số cấu kiện kiến trúc cuối thế kỉ XVII. Đó là những mảng chạm khắc độc đáo còn sót lại trên ván bưng. Rất tiếc bản chạm đã bị tháo dỡ đi một phần nên ta không biết chính xác hoạt cảnh được chạm trên tác phẩm. Mặc dầu vậy hình ảnh chủ đạo ở đây là hình tượng rồng. Con rồng phía trước ngẩng đầu về phía hai nhân vật bí ẩn lẫn trong đám cúc, rồng có năm móng đang nắm một lưỡi đao lửa tựa hình ảnh rồng vuốt râu, từ đầu rồng các lưỡi đao mác vươn thẳng lên gần như hòa lẫn vào khóm cúc, vượt ra ngoài “khung” hình bức chạm và làm nền cho các nhân vật. Bên trái, những lưỡi đao lửa từ đầu rồng phía sau tỏa ra nhiều hướng khác nhau chạy ngang theo mảng chạm uyển chuyển sinh động, rồng đang ngậm ngọc phía sau như bị cuốn theo, quần tụ cùng những mảng chạm phía trước. Hình tượng rồng ở đây cho ta liên tưởng tới truyền thuyết về sự tái sinh của Từ Đạo Hạnh trở thành vua Lý Thần Tông sau này, làm tăng
- thêm ý nghĩa cho kiến trúc hậu cung nơi thờ Từ Đạo Hạnh – một trong ba vị thánh tổ nước ta thời Lý. Kiến trúc tiền Phật hậu Thánh là thức kiến trúc khá đặc biệt trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam và cho đến nay cũng chưa có một mẫu hình chuẩn về kiểu kiến trúc này. Cùng với hai chùa Keo Hành Thiện và Keo Thái Bình, chùa Thầy, chùa Láng… Kiểu thức tiền Phật hậu thánh ở chùa Đại Bi đã làm phong phú thêm cho loại hình kiến trúc Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tìm hiểu về kiến trúc Nhật Bản: Phần 2
127 p | 284 | 82
-
NÉT ĐỘC DÁO CỦA KIẾN TRÚC CHỮ TAM CHÙA TÂY PHƯƠNG
6 p | 127 | 17
-
Kiến trúc nhà độc đáo của người Bana
5 p | 222 | 16
-
Bổ Đà ngôi chùa độc đáo cổ kính nhất vùng Kinh Bắc
43 p | 129 | 14
-
Nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn của dân tộc Tày Lào Cai
5 p | 186 | 14
-
ĐÌNH BẢNG VÀ VẺ ĐẸP KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG XỨ BẮC
7 p | 148 | 14
-
MỘT BIỂU TƯỢNG ĐẠO GIÁO TRONG NGÔI CHÙA TÂY PHƯƠNG
4 p | 99 | 14
-
TÍNH KHÁC BIỆT VÀ ĐỘC ĐÁO TRONG KHẢM SỨ MỸ THUẬT TRANG TRÍ TẠI LĂNG KIÊN THÁI VƯƠNG
16 p | 120 | 13
-
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 p | 112 | 12
-
Nghệ thuật cắt sách 3D của Nhật
8 p | 165 | 11
-
VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC CHÙA ĐẠI BI VÀ THỨC "TIỀN PHẬT HẬU THÁNH"
7 p | 99 | 11
-
Nét truyền thống trong kiến trúc dân tộc
7 p | 116 | 9
-
Những giếng chùa độc đáo
4 p | 77 | 8
-
Độc đáo di tích Champa Cấm Mít
2 p | 90 | 8
-
TRANH SƠN MÀI MỸ THUẬT-MỘT KHÔNG GIAN ĐỘC ĐÁO
6 p | 99 | 7
-
Vẻ đẹp độc đáo của các trạm xe buýt
5 p | 80 | 7
-
SƯU TẬP TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH HUẾ
7 p | 133 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn