intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VỆ SINH ĐẤT - ĐẠI CƯƠNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

56
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất được coi là một trong những yếu tố của môi trường xung quanh và có tác động chặt chẽ với cơ thể con người. Với sự phát triển của ngành khoa học nói chung và y học nói riêng, con người ngày càng hiểu môi trường đất một cách sâu rộng hơn. Ngày nay, người ta không chỉ chú ý đến tính chất vật lý, thành phần hóa học, vai trò màu mỡ của đất mà còn chú ý nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa hoạt động của con người trong quá trình sống, lao động sản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VỆ SINH ĐẤT - ĐẠI CƯƠNG

  1. VỆ SINH ĐẤT Đất được coi là một trong những yếu tố của môi tr ường xung quanh và có tác động chặt chẽ với cơ thể con người. Với sự phát triển của ngành khoa học nói chung và y học nói riêng, con người ngày càng hiểu môi trường đất một cách sâu rộng hơn. Ngày nay, người ta không chỉ chú ý đến tính chất vật lý, thành phần hóa học, vai trò màu mỡ của đất mà còn chú ý nghiên cứu ảnh hưởng qua lại giữa hoạt động của con người trong quá trình sống, lao động sản xuất đến thành phần, tính chất của đất, nhất là hiện tượng nhiễm bẩn của đất đến sức khỏe con người. I. ĐẠI CƯƠNG 1. Quan hệ giữa đất và ngoại cảnh 1.1. Đất và nước Thành phần khoáng của nước mưa thấp nhưng khi thấm qua các lớp đất để hình thành mạch nước ngầm hoặc chảy trên mặt đất để thành nước bề mặt thì thành phần khoáng cũng như hợp chất hữu cơ của nước tăng lên. Mặt khác, các vi yếu tố có trong đất cũng được hòa tan trong nước ngầm rồi từ đó thấm vào cây trồng để tham gia vào sự hình thành tính chất của cây trồng. Những chất hữu cơ
  2. được giữ lại trong đất trồng cũng là môi trường để các vi sinh vật gây bệnh phát triển và từ đó xâm nhập vào môi trường nước. 1.2. Đất và không khí Lượng khí và thành phần của nó có trong đất luôn có sự trao đổi với lớp không khí sát mặt đất và được gọi là hiện tượng “hô hấp của đất”. Quá trình phân hủy chất thải bỏ đã làm thay đổi thành phần khí làm nhiễm bẩn lớp khí trên mặt đất. Vì vậy, người ta có thể dùng nó để đánh giá một phần tình trạng vệ sinh đất ở nơi đó. Thành phần Oxy (%) CO2 (%) Không khí bình thường 21 0.04 Đất bình thường 20.3 0.15- 0.65 Đất bẩn 12- 14 6- 8 1.3. Đất và cây trồng
  3. Ngành Y, trong đó chuyên khoa dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm chú ý đến giá trị dinh dưỡng của cây trồng và thông qua giá trị dinh dưỡng của lương thực, thực phẩm để xây dựng cơ cấu bữa ăn, ngoài ra cùng với chuyên khoa vệ sinh môi trường nghiên cứu mối liên quan giữa hiện tượng nhiễm bẩn đất với thuốc trừ sâu. Những chất nhiễm bẩn này thông qua cây trồng để vào cơ thể con người, gây nên trạng thái nhiễm độc trường diễn. Tóm lại, những yếu tố ngoại cảnh nh ư không khí, nước, cây trồng ... thông qua môi trường đất có những ảnh hưởng tốt, cần thiết cho con người, đồng thời cũng gây những tác hại đối với con người khi môi trưòng xung quanh bị nhiễm bẩn. 2. Cấu tạo của đất 2.1. Thành phần cơ học Tùy theo kích thước của hạt đất mà tên gọi khác nhau Sỏi cuội có kích thước : > 2mm Cát : 2 - 0.02mm Đất sét : 0.02 - 0.0001mm Hạt keo : < 0.0001mm
  4. Mỗi loại đất khác nhau có khả năng l ưu giữ mầm bệnh cũng như khả năng tự làm sạch các mầm bệnh khác nhau. 2.2. Thành phần hữu cơ Chất hữu cơ vào đất chủ yếu từ các sản phẩm động hoặc thực vật và nó biến đổi lâu dài tùy thuộc vào tính chất vi sinh vật có trong đất. 2.3. Thành phần nước Nước là một trong những thành phần cần thiết của đất, nó quyết định sự chuyển hoá các chất hữu cơ, vô cơ, ảnh hưởng đến chế độ không khí. Trong đất, lượng nước này thường thay đổi, phụ thuộc vào thành phần cơ học của đất, điều kiện khí hậu. 2.4. Thành phần khí Đất là vật thể xốp nên luôn mang một trữ lượng không khí. Trữ lượng không khí phụ thuộc vào độ xốp, độ ẩm. Đất càng xốp càng nhiều không khí, không khí làm thông thoáng đất. 3.Tính chất của đất 3.1. Tính hấp thụ
  5. Là đặc tính làm cho đất có thể hút được chất rắn, lỏng, khí có trong đất và làm tăng hàm lượng những chất này trên bề mặt các phân tử đất. Khả năng này nhờ các phân tử keo của đất và được thể hiện rõ nét ở loại đất sét, đất sét pha cát và đất nhiều mùn. 3.2. Tính thông thoáng Cấu tạo cơ học, chế độ nước và khí của đất tạo điều kiện cho cho sự thay đổi khí với bên ngoài và hút nước. Đây là tính quan trọng của đất vì nó có thể điều chỉnh sự thiếu O2 và thừa CO2 trong đất. Tính thông thoáng và tính ngậm nước của đất phụ thuộc vào thành phần nước, không khí trong đất, liên quan đến thành phần cơ học của đất và liên quan mật thiết đến vi sinh vật trong đất, đến quá trình tự làm sạch của đất, nhất là sự biến đổi của các chất hữu cơ do các loại vi sinh vật gây ra. Người ta thường chia vi sinh vật trong đất ra 3 loại: - Tự dưỡng: Sống không cần N2 của chất hữu cơ có trong đất. - Dị dưỡng: Vi sinh vật không gây bệnh, là thành phần chủ yếu làm sạch đất vì nó sử dụng các chất hữu cơ có trong đất. - Các vi sinh vật gây bệnh: Loại này ít hơn về số lượng và chủng loại thay đổi tùy theo lượng chất thải của người và động vật.
  6. Cấu tạo cũng như thành phần của đất liên quan đến số lượng cũng như chủng loại vi sinh vật. Chất hữu cơ càng nhiều càng nhiều vi sinh vật. Đất bề mặt có nhiều vi sinh vật vì nó theo phân bón vào đất. Kích thước của đất càng nhỏ càng có khả năng giữ vi sinh vật tại chỗ. II. Ô NHIỄM ĐẤT VÀ BỆNH TẬT Ô nhiễm đất nói chung là do những tập quán phản vệ sinh, do hoạt động trong nông nghiệp với các phương thức canh tác khác nhau, do cách thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất. Ô nhiễm đất còn do những chất gây ô nhiễm không khí lắng xuống mặt đất. 1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất Người ta phân chia các nguyên nhân gây ô nhiễm đất như sau: 1.1. Do sử dụng trong nông nghiệp những sản phẩm hóa học Những sản phẩm hóa học được sử dụng trong nông nghiệp nh ư phân bón và chất điều hòa sinh trưởng. Các chất dinh dưỡng trải qua một chu trình từ đất tới thực vật, từ thực vật tới động vật rồi quay trở về với đất. Theo mức độ thâm canh trong nông nghiệp và mức độ sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm hóa học, các chất điều hòa sinh trưởng, kết hợp với sự tăng lên của các chất thải nguồn gốc hữu cơ khiến cho đất vùng nông nghiệp bị ô nhiễm nặng.
  7. 1.2. Do thải ra trên mặt đất một lượng lớn chất thải bỏ trong công nghiệp Những chất thải bỏ trong công nghiệp như than, khoáng vật từ các ống khói, lò nung, lò đúc gang. Dưới hình thái hơi, bụi, khí độc tung vào không trung, chất thải bỏ rơi xuống đất. Chất độc hại rơi xuống đất sẽ làm thay đổi thành phần PH của đất, quá trình nitrit hóa của đất, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật trong đất. 1.3. Do thải ra trên mặt đất những chất thải bỏ trong sinh hoạt Đất thường là nơi được dùng để tiếp nhận các chất thải ở thành phố và các khu công nghiệp, trong khi đó do sự đô thị hóa ngày càng nhanh, ngày càng có nhiều khu đất vốn dành cho việc thu gom rác bị thu hẹp lại, tạo ra mối quan tâm lo lắng về nguy cơ ô nhiễm cho các khu dân cư. Ở các nước đang phát triển, ô nhiễm đất bởi các vi sinh vật gây bệnh luôn luôn tạo ra mối quan tâm lớn. Với chức năng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, Bộ Y tế nước ta đã nhận định: tình hình bệnh tật của nhân dân ta về cơ bản vẫn thuộc mô hình bệnh của các nước đang phát triển; và để thực hiện mục tiêu vì sức khỏe cho mọi người dân thì biện pháp chiến lược vẫn là cải thiện vệ sinh môi tr ường; góp phần hạn chế sự lây lan và phòng chống một số bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột chủ yếu ở Việt Nam.
  8. Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, trước tiên phải quan tâm đến tác động của môi trường đến sức khỏe con người thông qua việc tìm hiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường và dạng ô nhiễm. Với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay thì chất thải bỏ trong các lĩnh nói trên đã làm ô nhiễm môi trường nói chung trong đó có môi trường đất. Vấn đề ô nhiễm đất bởi các chất thải có quan hệ với vấn đề ô nhiễm n ước và không khí, bởi vì các chất gây ô nhiễm đất vẫn nằm nguyên một chỗ trong một thời gian tương đối dài nếu chúng không bị rữa trôi, bị tiêu hủy hay bị thủ tiêu bằng các phương pháp khác nhau. 2. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đối với sức khỏe 2.1. Các bệnh do đất bị nhiễm bẩn bởi chất thải bỏ trong sinh hoạt Tác nhân sinh học tồn tại thường xuyên trong các chất thải bỏ gây ra ô nhiễm đất và gây bệnh cho người được chia theo 3 nhóm đường truyền: 2.1.1. Truyền bệnh từ người - đất - người Trực khuẩn và các nguyên sinh động vật đường ruột có thể làm ô nhiễm đất là do: - Những phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh
  9. - Sử dụng phân bón lấy từ các loại hố xí hay bùn trong nước thải sinh hoạt không được xử lý. Đất có thể bị ô nhiễm bởi trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amip. Tuy nhiên những bệnh do các vi sinh vật này gây ra thường lan truyền chủ yếu bởi nước bị ô nhiễm hoặc truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác hoặc do thực phẩm; ngoài ra ruồi tiếp xúc trực tiếp với đất bị nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó rồi truyền mầm bệnh đ i. - Truyền bệnh theo phương thức này còn do các loại ký sinh trùng (giun sán). Ký sinh trùng được truyền qua đất hoặc trứng giun sán; ấu trùng của chúng sau một thời gian ủ bệnh sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho người, quan trọng là giun đũa, giun móc. Điều kiện môi trường đất rất thuận lợi cho sự tồn tại của trứng một số loại ký sinh trùng; ngoài ra nó còn phụ thuộc lượng mưa rơi, vào nhiệt độ không khí cũng như vào kết cấu và độ ẩm của đất. Thói quen mất vệ sinh luôn luôn góp phần vào việc duy trì chu trình nhiễm trùng theo phương thức lây truyền từ người - đất - người. 2.1.2. Truyền bệnh từ động vật - đất - người Trong một số bệnh của động vật truyền sang cho người, đất có thể giữ vai trò chủ yếu truyền tác nhân nhiễm trùng từ vật nuôi sang người.
  10. - Bệnh xoắn trùng vàng da (Leptospirose): Xoắn khuẩn Leptospira gây bệnh đồng thời cho vật nuôi và cho người ở khắp nơi trên thế giới. Động vật mắc bệnh thường là trâu, bò; những vật nuôi mắc bệnh thường đào thải qua nước tiểu tới 100 triệu leptospira trong 1ml; nếu nước tiểu được trộn lẫn với bùn hoặc nước có PH trung tính hay kiềm nhẹ thì các xoắn khuẩn có thể sống tới hàng tuần. Những người lao động nông nghiệp thường mắc bệnh này. - Bệnh viêm da do giun: Bệnh này có thể gặp ở những người phải tiếp xúc với chất phóng uế do vật nuôi thải ra đặc biệt là trẻ em. Người bị nhiễm là do sự xâm nhập vào da của những ấu trùng giun móc di động (họ Ankylostoma brazilienne) từ đất lên, xuyên qua da người và gây viêm da ở nhiều mức độ khác nhau. 2.1.3. Truyền bệnh từ đất - người - Các bệnh nấm: Hầu hết các bệnh nấm nặng ở da, ăn sâu vào da hay lan toàn thân đều gây ra do nấm hoặc xạ khuẩn (actinomycetes); chúng phát triển b ình thường như những vi khuẩn hoại sinh ở trong đất hay cây cỏ, khi những sợi nấm khác nh au xâm nhập vào da qua các vết thương. Hầu hết cơ chế lây nhiễm từ đất - người đều
  11. theo cơ chế: các sợi nấm có trong các hạt bụi bị gió cuốn vào không khí và gây bệnh cho người. - Uốn ván: Gây ra do ngoại độc tố của trực khuẩn kỵ khí có nha bào Clostridiu m Tetani (trực khuẩn Nicolaier); mầm bệnh này gặp ở khắp nơi trên thế giới do khả năng tồn tại của nha bào ở ngoại cảnh rất cao. Bệnh thường gặp ở những người làm nông nghiệp, chủ yếu từ những vết thương bị nhiễm trùng tiếp xúc với đất bị ô nhiễm phân. Tác nhân gây bệnh được phóng ra do những súc vật bị bệnh, đặc biệt là ngựa. Vi khuẩn uốn ván gặp khá nhiều trong đất canh tác, đôi lúc cả trong đất bỏ hoang. Càng lên cao (vùng núi) càng ít gặp vi khuẩn này. - Bệnh nhục độc tố (Botulisme): Gây ra do ngoại độc tố của Clostridium botulinum. Nguồn mầm bệnh là đất hoặc ruột súc vật. Người mắc phải là do ăn các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm sấy mà việc thanh trùng không đảm bảo tiêu diệt hết các nha bào. Nha bào của chúng có rải rác trong đất; phần lớn đất b ị nhiễm là loại đất sét, Cl.Botulinum sinh sản mạnh và lan truyền tốt trong loại đất này. Trong ruột người và động vật máu nóng, Cl.Botulinum ở dạng hoại sinh. Người và nhiều động vật đều có vai trò gieo rắc mầm bệnh này trong thiên nhiên.
  12. 2.1.4. Các siêu vi khuẩn truyền bệnh trong đất Trong đất, người ta đã tìm thấy một số siêu vi khuẩn đường ruột như poliovirus gây bệnh bại liệt, ECHO và Cocsacki (chủng ECHO7, ECHO9) gây viêm màng não, tiêu chảy, sốt phát ban, viêm não trẻ sơ sinh.. Siêu vi khuẩn đường ruột chịu đựng tốt với các tác nhân lý hóa và sống dai dẳng ở ngoại cảnh. Đất sét pha cát thu hút nhiều siêu vi khuẩn đường ruột hơn cả. 2.1.5. Những vi khuẩn đánh giá đất bị nhiễm phân - Coli-aerogenes: Nhóm coli-aerogenes thường ở dạng hoại sinh; chúng rất gần gũi với nhóm vi khuẩn gây bệnh thương hàn, lỵ, cho nên không lạ gì khi chúng biến thể, chúng có khả năng gây ngộ độc thức ăn, gây vi êm ruột trong những điều kiện nhất định. Ta thường gặp coli- aerogenes trong phân tươi của người và động vật. - Bactrine -perfringens: Là vi khuẩn chỉ điểm đất bị nhiễm bẩn bằng phân tươi. Loại này cư trú thường xuyên trong ruột người và động vật. Khi có sự hiện diện của nó tức là đất bị nhiễm phân tươi khá lâu (vi khuẩn có nha bào). Ngược lại, khi có mặt của coli- aerogenes chứng tỏ đất mới bị nhiễm phân tươi, vì vi khuẩn này không sinh nha bào nên chết khá nhanh trong đất.
  13. Ngoài ra, người ta có thể đánh giá sự nhiễm bẩn của đất bằng cách tìm trứng giun trong đất. Nhận định tình trạng vệ sinh đất bằng cách tìm trứng giun trong đất Số trứng giun/ kg đất Tiêu chuẩn đất Đất sạch 0 Đất hơi bẩn 1- 10 Bẩn vừa 11- 100 Rất bẩn > 100 2.2. Ô nhiễm đất bởi hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) Đất không chỉ là nơi chứa những chất thải bỏ nói chung mà còn nhận HCBVTV từ nhiều nguồn khác nhau: - Đất được phun hoặc trộn với thuốc để xử lý đất, diệt sâu hại - Bụi thuốc phun lên cây trồng thì có chừng 50% lượng bụi rơi xuống đất
  14. - Từ những hạt mưa - Từ xác sinh vật và cây trồng Lượng thuốc xâm nhập vào đất theo đường này rất thay đổi. Ví dụ: các loại Clo hữu cơ như DDT có khả năng đọng lại ở lá, quả của cây trồng, sau khi rơi xuống đất thuốc được giữ lại lâu trong đất với liều lượng ít hơn khi phun vì một phần đã được cây hấp thụ và chuyển hóa. Sự tồn tại của thuốc trong đất phu thuộc vào một số yếu tố: - Bản chất của thuốc, cách phun - Tính chất của đất (cơ, lý,hóa) - Hệ vi sinh vật hoại sinh có trong đất Những hạt đất mịn và nhất là các phân tử keo có khả năng giữ lại những hợp chất thuốc khác nhau. Căn cứ vào tốc độ phân hủy trong đất, HCBVTV cũng được chia ra 3 nhóm: - Loại trên 18 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu Clo hữu cơ. - Loại từ 3-12 tháng gồm các chất diệt cỏ.
  15. - Loại dưới 3 tháng gồm đa số thuốc trừ sâu lân hữu cơ. Tuy nhiên, ngay trong cùng một loại thuốc kể trên cũng có chất gần như không bị phân hủy và có thể còn biến thành chất độc hơn. Ví dụ: Clorophos (C4H804Cl3P) sẽ thành DDVP (C4H702Cl2P) bền vững và độc hơn Clorophos. Thuốc trừ sâu trong đất còn có thể bị cây trồng hấp thu, đặc biệt là nhóm rau có củ như cà rốt, củ cải làm thức ăn cho người và gia súc. Do thuốc trừ sâu Clor hữu cơ tồn tại rất lâu trong đất, do đó thuốc này cần phải cấm sản xuất và sử dụng rộng rãi. 2.3. Ô nhiễm đất bởi các chất thải rắn từ sản xuất công nghiệp Dưới hình thái bụi, hơi khí độc, chất thải rơi xuống đất ở những khoảng cách xa gần khác nhau so với nơi sản xuất và chính những cây trồng; cây cỏ dùng làm thức ăn cho người và súc vật mọc trên những mảnh đất bị nhiễm bẩn đó cũng hấp thụ những chất độc kể trên. Ngoài ra, đất bị ô nhiễm còn là nguồn nhiễm bẩn cho mạch nước ngầm và nước bề mặt. Rơi xuống đất, những chất độc này có thể làm thay đổi thành phần hóa học, PH, độ thấm hút nước của đất... chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi sinh vật có trong đất, do đó làm giảm sút hiện tượng tự làm sạch của đất. Cũng như HCBVTV, nhiều thành phần trong chất thải công nghiệp, đặc biệt là các kim loại, có thể được cây cỏ hấp thụ. Nhiều thực nghiệm của các nhà khoa học đã
  16. chứng minh được điều này. Ví dụ: vùng quanh nhà máy super photphat có hàm lượng fluor tăng lên trong đất, trong rau, cả trong sữa bò được nuôi trong vùng xung quanh nhà máy này; đất xung quanh nhà máy luyện kim màu có hàm lượng chì cao; đất xung quanh nhà máy sản xuất acid sunfuric có hàm lượng As rất cao và rau quả trồng cách nhà máy 2000m vẫn còn có hàm lượng As quá tiêu chuẩn cho phép.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2