VỀ SỰ CỨU CHUỘC - Zarathustra đã nói như thế
lượt xem 4
download
Một ngày kia, khi Zarathustra băng qua chiếc cầu lớn thì những người tàn tật, những kẻ ăn xin ùa đến vây quanh hắn và một người gù nói với Zarathustra như thế này: “Này, hãy nhìn kia, Zarathustra! Cả đám dân chúng cũng học hỏi được từ những lời thuyết pháp ngài rao giảng. Nhưng muốn họ tin ngài trọn vẹn, thì quả là còn thiếu một cái gì: đó là trước hết ngài phải hoán cải chúng tôi, những kẻ tàn tật! Ở đây, ngài đang có một sự tuyển lựa tốt đẹp ngay trước mắt và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: VỀ SỰ CỨU CHUỘC - Zarathustra đã nói như thế
- Zarathustra đã nói như thế VỀ SỰ CỨU CHUỘC Một ngày kia, khi Zarathustra băng qua chiếc cầu lớn thì những người tàn tật, những kẻ ăn xin ùa đến vây quanh hắn và một người gù nói với Zarathustra như thế này: “Này, hãy nhìn kia, Zarathustra! Cả đám dân chúng cũng học hỏi được từ những lời thuyết pháp ngài rao giảng. Nhưng muốn họ tin ngài trọn vẹn, thì quả là còn thiếu một cái gì: đó là trước hết ngài phải hoán cải chúng tôi, những kẻ tàn tật! Ở đây, ngài đang có một sự tuyển lựa tốt đẹp ngay trước mắt và thực ra, đây là một cơ hội rất dễ nắm lấy. Ngài có thể chữa lành những người đui, khiến những người què chạy nhảy được và ngài có thể làm khuây khỏa chút ít kẻ đang chịu đựng một gánh đời quá nặng. Theo chỗ tôi nghĩ, đấy sẽ là cách thức đích thực để làm cho những người tàn tật phát khởi tín tâm vào Zarathustra”.
- Song Zarathustra đã trả lời như thế này với kẻ vừa lên tiếng: “Nếu lấy đi cục bướu của người gù thì đồng lúc người ta cũng lấy đi mất tinh thần của hắn, - đám đông dân chúng bảo thế. Nếu trả lại đôi măt cho kẻ mù, hắn sẽ nhìn thấy quá nhiều điều xấu xa ti tiện trên mặt đất, đến nỗi hắn sẽ nguyền rủa kẻ nào đã chữa lành mắt hắn. Về phần kẻ làm cho những người què chạy nhảy được, y đã phạm phải điều sai lầm vĩ đại nhất đối với họ: vừa mới chạy được, họ liền mang những tật xấu cao chạy xa bay cùng họ. - Đấy là những gì mà đám đông dân chúng rao giảng về những người tàn tật. Và tại sao Zarathustra lại không học hỏi từ dân chúng, nếu dân chúng học hỏi từ Zarathustra? Kể từ khi sống giữa loài người, thì ta rất ít quan tâm đến chuyện kẻ này thiếu một con mắt, kẻ nọ một lỗ tai, kẻ thứ ba cụt hết hai chân, và những kẻ khác mất cả lưỡi, lỗ mũi hay cả đầu. Ta đang nhìn thấy và đã nhìn thấy những điều tệ hại, kinh khiếp vô vàn, đến độ ta chẳng muốn nói gì về mọi sự và lại chẳng muốn im lặng về nhiều sự: ta đã nhìn thấy những con người thiếu mất tất cả, chỉ trừ họ có dư thừa quá nhiều một cái gì, - những con người chẳng có gì cả ngoại trừ một
- con mắt khổng lồ và một cái mồm vĩ đại hoặc một cái bụng khổng lồ, hoặc bất cứ một cái gì to lớn ngoại khổ, - ta gọi họ là những kẻ tàn tật đảo nghịch. Khi từ nỗi cô đơn trở về, lần đầu tiên bước chân qua chiếc cầu này, ta không tin nổi vào mắt mình, ta không ngớt nhìn, chăm chú nhìn mãi, rồi sau cùng ta tự nhủ: “Đấy là một cái tai. Một cái tai lớn bằng cả một người”. Ta nhìn kỹ hơn nữa, và thực vậy, đằng sau chiếc tai ấy hãy còn nhích động một cái gì đó, một cái gì đo đỏ, nhỏ bé một cách đáng thương, bần tiện, mỏng manh. Cái lỗ tai khổng lồ ấy nằm trên một thân mảnh khảnh - thân đó là một con người! Nhìn qua kính phóng đại, ta có thể nhận ra một khuôn mặt bé nhỏ đầy ganh tị thèm khát; và cả một tấm linh hồn bé nhỏ phồng căng lên lủng lẳng ở đầu thân. Thế mà đám đông dân chúng bảo cho ta biết rằng cái lỗ tai ấy chẳng những chỉ là một con người mà còn là một vĩ nhân, một thiên tài. Nhưng ta chẳng hề tin vào đám đông dân chúng, nhất là khi họ nói về các vĩ nhân, - ta vẫn tin rằng đấy chính là một kẻ tàn tật nghịch đảo, kẻ có quá ít về mọi thứ nhưng lại có quá nhiều về một thứ”. Khi Zarathustra đã nói thế với người gù lưng cùng những kẻ được người gù làm kẻ phát ngôn và thông ngôn, hắn quay về đám môn đệ và bảo với sự bất mãn in đậm trong lòng:
- “Hỡi các bạn, thật ra, ta bước đi giữa loài người mà như bước đi giữa những mảnh vụn, những chi thể của con người. Đối với mắt ta, quả là điều khủng khiếp vô cùng khi nhìn thấy những con người bị vỡ tan, bị phân tán như trên một bãi chiến trường hay một lò sát sinh. Dẫu có chạy trốn từ hiện tại đến quá khứ, mắt ta vẫn luôn luôn nhìn thấy cùng một điều: những mảnh vụn, những chi thể, những sự ngẫu nhiên khủng khiếp, - nhưng chẳng nơi nào có con người cả. Hỡi các bạn! Than ôi! Đối với ta, hiện tại và quá khứ trên mặt đất đều là những điều nhất thiết không thể nào chịu đựng nổi; và ta đã chẳng thể sống được nếu ta không là một kẻ tiên tri thấu thị thấy rõ cái gì nhất định phải xảy đến trong tương lai. Kẻ thấu thị, kẻ ước muốn, kẻ sáng tạo, là chính tương lai và là chiếc cầu bắc về tương lai, hỡi ôi, đó cũng là một kẻ tàn tật đứng ở trên cầu: Zarathustra là tất cả những thứ đó.
- Và các ngươi nữa, các ngươi đã thường tự hỏi: “Zarathustra là gì đối với chúng ta? Chúng ta sẽ gọi hắn như thế nào?” Và, cũng như ta, các người đã trả lời bằng những câu hỏi. Zarathustra là kẻ hứa hẹn hay kẻ tựu thành? Kẻ chinh phục hay người kế thừa? Mùa Thu hay lưỡi cày? Một y sĩ hay một người được chữa lành bệnh? Hắn là thi sĩ hay kẻ chân thực? Kẻ giải phóng hay người chế ngự? Người thiện hảo hay kẻ độc ác? Ta bước đi giữa loài người như bước đi giữa những mảnh vụn của tương lai: tương lai mà ta hé thấy. Và tất cả những gì cấu tạo, hình dung, đều chỉ nhằm mục tiêu quy tụ, hợp nhất lại trong một tổ hợp duy nhất tất cả những gì đang là mảnh vụn và ẩn ngữ và ngẫu nhiên! Làm sao ta có thể chịu đựng nổi sự kiện mình là người cho được, nếu con người không đồng thời là thi sĩ, là kẻ tiên đoán ẩn ngữ và kẻ cứu chuộc sự ngẫu nhiên?
- Cứu thoát tất cả những gì đã trôi qua, chuyển hóa tất cả những cái “đã xảy ra” thành “đấy là cái ta đã ước muốn”: chỉ điều đó ta mới gọi là sự cứu chuộc! Ý chí - đây là tên gọi của kẻ giải phóng và kẻ mang đến niềm vui. Đấy chính là điều ta rao giảng cho các ngươi, hỡi các bạn! Nhưng các ngươi cũng nên học cả điều này: chính tự thân ý chí cũng còn bị tù túng giam cầm. Ý chí là kẻ giải phóng; nhưng tên của kẻ xiềng xích ngay chính kẻ giải phóng là gì? Đây là tên của sự nghiến răng và nỗi u sầu bí mật nhất của ý chí: “Đấy là chuyện đã qua”. Bất lực đối với tất cả những gì đã được thực hiện, ý chí là một khán giả độc ác đối với tất cả những gì đã xảy ra. Ý chí không thể nào ước muốn hành động ngược dòng thời gian; ý chí không thể phá vỡ thời gian và sự tham muốn của thời gian: đấy là nỗi buồn sầu cô đơn nhất của ý chí. Ý chí là kẻ giải phóng; nhưng ý chí đã trù định làm gì để tự giải phóng khỏi nỗi buồn sầu và để chế nhạo ngục tù của mình?
- Như vậy, ý chí có tính cách giải phóng đã biến thành kẻ bất lương gây đau khổ, và ý chí trả thù tất cả những gì có thể chịu đựng đau khổ, vì ý chí không thể trở lui lại sau được. Điều đó, vâng, chỉ điều đó mới là sự phục thù: nỗi oán cừu của ý chí đối với thời gian và “Cái đã qua” của thời gian. Thực ra, có một cơn điên cuồng vĩ đại trong ý chí chúng ta; và đối với mọi người, quả là một lời nguyền rủa khi cơn điên cuồng đó đã học hỏi trở thành tinh thần. Tinh thần trả thù phục hận: hỡi các bạn, từ trước đến nay, đấy chính là hình thức cao đẳng nhất của sự suy tưởng con người; và nơi nào có sự đau khổ, nơi đó người ta luôn luôn muốn có sự trừng phạt. “Trừng phạt”, đó là tên mà sự trả thù tự dùng để gọi mình: với một từ ngữ giả trá, nó tạo nên một ý thức an bình. Vì nơi kẻ khởi tâm ước muốn, có sự đau khổ, bởi lẽ y không thể ước muốn trở lui lại sau, - cho nên chính ý chí cùng toàn thể đời sống phải là một sự trừng phạt.
- Và đám mây này kế tiếp đám mây khác đè nặng trên tinh thần: cho đến khi sau cùng, cơn điên cuồng rao giảng rằng: “Mọi sự đều trôi qua, chính vì vậy mọi sự đáng trôi qua”. “Và cả định luật bảo rằng thời gian ngốn ngấu nhai nuốt chính những đứa con ruột thịt của mình, định luật ấy chính là công lý”: cơn điên cuồng đã rao giảng như thế. “Sự vật đã được phối trí trên mặt đạo đức dựa theo quyền lợi và sự trừng phạt. Hỡi ôi! Đâu là sự giải thoát khỏi dòng sông của những sự vật và khỏi sự trừng phạt, phải hiện sinh?” Cơn điên cuồng đã nói như thế. “Có thể nào có sự cứu rỗi nếu có một quyền vĩnh cửu? Hỡi ôi! Ta không thể nâng nổi tảng đá tên là “Cái đã xảy ra”: vì thế, tất cả mọi hình phạt cũng phải vĩnh cửu”. Cơn điên cuồng đã nói như thế. “Chẳng hành động nào có thể bị hủy hoại: làm thế nào hành động lại bị tiêu trừ bởi hình phạt cho được? Điều này, vâng, chính điều này là điều có tính chất vĩnh cửu trong sự trừng phạt gọi là cuộc hiện sinh: cuộc hiện sinh chỉ có thể vĩnh viễn trở thành một chuỗi những hành động và những tội lỗi sai lầm.
- “Trừ phi cuối cùng ý chí tự giải phóng chính mình, và trừ phi ý chí trở thành phi-ý-chí”: nhưng, hỡi các bạn, các bạn đã biết rõ ngụ ngôn của cơn điên cuồng này rồi! Ta đã dẫn các bạn đi xa những ngụ ngôn đó khi ta dạy các bạn rằng: “Ý chí là sáng tạo”. Tất cả những gì “đã xảy ra”, “đã hoàn tất” đều là mảnh vụn, ẩn ngữ và là sự ngẫu nhiên tàn bạo, - cho đến khi ý chí sáng tạo thêm vào: “Nhưng, đấy chính là điều ta đã ước muốn”. - Mãi cho đến khi ý chí sáng tạo thêm vào: “Nhưng đấy chính là điều ta đang ước muốn! Đấy chính là điều ta sẽ ước muốn!” Nhưng ý chí ấy đã có bao giờ nói thế chưa? Và khi nào nó sẽ nói? Ý chí đã được tháo gỡ ra khỏi cơn điên cuồng của nó chưa? Ý chí đã trở thành kẻ cứu chuộc và kẻ mang lại niềm vui cho chính mình chưa? Ý chí đã tập quên đi tinh thần phục thù cùng tất cả những sự nghiến răng giận dữ chưa? Và ai là kẻ đã dạy cho ý chí hòa giải với thời gian và một cái gì đó cao cả tót vời hơn tất cả mọi sự hòa giải?
- Ý chí, tức là ý chí cường lực, phải ước muốn một cái gì cao xa hơn là sự hòa giải, - nhưng ý chí làm thế nào đạt đến đấy được? Ai là kẻ sẽ dạy cho ý chí ước muốn ngược dòng thời gian?” Nhưng nói đến đây, đột nhiên Zarathustra ngừng lại, như kẻ đang bị nỗi kinh hoàng tối thượng vồ chụp. Với đôi mắt khiếp hãi thất thần, hắn nhìn các môn đệ; tia nhìn hắn như một mũi tên xuyên thấu những ý tưởng và hậu ý của họ.[1] Nhưng một lúc sau, Zarathustra lại bật cười và nói tiếp, lòng đã dịu lại: “Thật khó mà sống giữa loài người, bởi vì rất khó giữ được im lặng. Nhất là đối với một kẻ ba hoa”. Zarathustra đã nói như thế. Nhưng người gù đã lắng nghe tất cả câu chuyện, tay che lấy mắt; khi y nghe Zarathustra cười, y đưa mắt nhìn lên, tò mò, và chậm rãi bảo: “Tại sao Zarathustra lại nói với chúng ta khác với những gì ông ta nói với các môn đệ?”[2]
- Zarathustra đáp: “Nào có gì đáng ngạc nhiên đâu? Với những người gù, ta có thể nói bằng giọng điệu gù!”[3] “Được rồi, - người gù bảo. Và với các môn đệ, người ta có thể tiết lộ những bí mật của tông phái. Nhưng tại sao Zarathustra lại nói với các môn đệ khác với những gì Zarathustra tự nói với chính mình?” [1] “những ý tưởng và hậu ý”: Gedanken und Hintergedanken, bản Việt ngữ và Pháp ngữ diễn tả gọn hơn bản Anh ngữ trước lối chơi chữ này. [2] “Với những người gù, ta có thể nói bằng giọng điệu gù”, Bucklichte: người gù; bucklicht reden: nói nghiêng nói ngửa, nói trái lại. Bản Việt ngữ không chuyển được lối chơi chữ này để diễn tả cả hai nghĩa cùng một lúc.
- [3] “Mi muốn nhìn thấu tất cả những lý lẽ cùng căn để vạn sự ”, Grund và Hintergrund. Grund vừa có nghĩa là nền tảng, vừa có nghĩa là lý tính, lý lẽ, đáy sâu, nên chúng tôi dùng chữ lý lẽ và căn để.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn