Về sự tiếp biến văn hóa của nghệ thuật
lượt xem 13
download
Bởi vậy, các nhà lý luận của ta nếu cứ cường điệu và kéo dài nữa cái mâu thuẫn về bản năng trí tuệ một chiều, hô hào những sự xuyềnh xoàng, tươi mát kiểu dân gian một chiều, đem đối lập nó với những phẩm chất to lớn của nền văn học nghệ thuật bác học, là nhầm, là đã tiện dùng một đúc kết cũ kỹ, về thời gian là của đầu thế kỷ, và về không gian là của chủ nghĩa tư bản Âu Mỹ... Tôi xin nói điều thứ nhất. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Về sự tiếp biến văn hóa của nghệ thuật
- Về sự tiếp biến văn hóa của nghệ thuật (*) Thái Bá Vân [...]Bởi vậy, các nhà lý luận của ta nếu cứ cường điệu và kéo dài nữa cái mâu thuẫn về bản năng trí tuệ một chiều, hô hào những sự xuyềnh xoàng, tươi mát kiểu dân gian một chiều, đem đối lập nó với những phẩm chất to lớn của nền văn học nghệ thuật bác học, là nhầm, là đã tiện dùng một đúc kết cũ kỹ, về thời gian là của đầu thế kỷ, và về không gian là của chủ nghĩa tư bản Âu Mỹ... Tôi xin nói điều thứ nhất. Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật thế giới không phải là điều xấu. Nó cần thiết và tất yếu cho sự chung sống hoà bình và tiến bộ của văn hóa. (Dĩ nhiên ta hiểu khái niệm trong nghĩa tiếp biến văn hóa - acculturation - tích cực của lịch sử). Tôi hoan nghênh cách đặt đề tài tham luận của Ban tổ chức, coi như lần đầu tiên, theo chỗ tôi biết, ta đã tự tin hơn để đặt vấn đề đàng hoàng, vấn đề sự qua lại không thể không có của khí hậu thế giới trong đời
- sống văn hóa của một dân tộc. Tại cuộc hội nghị Điêu khắc lần thứ nhất, năm 1973, chúng ta đã đặt vấn đề sít sao và kiểm tra tốt khi nêu khẩu hiệu "Tính dân tộc". Nhưng chúng ta chưa làm được như vậy đối với tính quốc tế của nghệ thuật, cái tính mà theo đà sống của nhân loại là ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau, tiếp biến vào nhau, xoá những ngăn cách thời gian và không gian cố định. Sách, báo và giáo trình nghệ thuật thế giới của chúng ta, mười năm qua có tiến bộ, nhưng vẫn là quá ít, thô sơ, không thuyết phục và nhiều khi không đáng tin cậy nữa. Tôi có nhận xét là, cho tới nay, chúng ta đang tránh những cuộc thảo luận cần thiết và thẳng thắn về sự công bố một quyển sách hay một giáo trình nào đấy. Lần này, chúng ta đặt vấn đề xem xét ảnh hưởng quốc tế trong điêu khắc hiện đại của mình, là một bước tiến về sự làm việc. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đã có đủ tư cách làm chủ và kiểm tra vấn đề đặt ra một cách sòng phẳng, nếu không bảo là chính xác hơn. Có điểm, có người, tại cuộc triển lãm lần thứ nhất, 1973, còn nghi ngờ hoặc ngộ nhận, thì tại cuộc này đã rõ, và đồng ý, không phải bằng lý luận hay lý sự, mà bằng thực tế sáng tác và thực tế thưởng thức của công chúng. Tôi không bàn từng chi tiết, từng tác phẩm, mà muốn nói tới một tình thế, một xu thế chung.
- Mặt khác, tôi cũng muốn nói rằng, ta không có quyền đòi hỏi quá nhiều, khắt khe với một thời gian 10 năm. Trong lịch sử điêu khắc thế giới, có cả những đoạn 50 năm, hay hơn thế nữa, mà nghệ thuật làm tượng không đẻ ra được một cử chỉ nào mới, một cái tên nào mới. Có trường hợp đặc biệt hơn, như nước Anh chẳng hạn, trước khi xuất hiện Henri Moore của thế kỷ XX, không ai biết đến điêu khắc Anh-cát-lợi là gì cả, mặc dù ở đây vẫn có hàng trăm ngàn người làm tượng, trong mấy thế kỷ liền. Biết như thế, cho nên tôi cứ vui mừng và lạc quan về cuộc triển lãm này của chúng ta, trong khi vẫn đồng ý rằng nó không có giá trị gì là quá to lớn. Riêng cái điểm tôi được phân công quan sát: ảnh hưởng của điêu khắc thế giới ở đây, tôi cũng thẫy dễ chịu, không có gì phải dị ứng. Nhiều tác giả và tác phẩm của chúng ta đã tiếp thu, hay nói đúng hơn là tiêu hóa những bài học của điêu khắc thế giới một cách xúc động. Tuy nhiên, cái nhìn ra thế giới đó, sự tiếp biến văn hóa đó, vẫn chưa rộng và sâu, mà dừng ở một số ứng xử của hàng chục năm về trước (của điêu khắc Xô-Viết, của Brơncuxi, của Moro chẳng hạn), nghĩa là còn bỏ sót rất nhiều những mảnh ý tứ điêu khắc khác, không kém phần căn bản và hiệu quả, của thông báo thẩm mỹ hiện đại. Chủ nghĩa Mác không dạy chúng ta, rằng con người là bất bình đẳng, các giống người là bất bình đẳng. Chủ nghĩa Mác cũng không dạy chúng ta, rằng loài người nói những thứ tiếng kín mít, tuyệt đôi khác
- biệt nhau, không có cách gì thông dịch qua lại với nhau cả. Trong khi đó thì khoa học dạy chúng ta, rằng thế giới của những quy ước, tượng trưng, những ký hiệu, mã hiệu, là thế giới chung, gặp nhau qua những nố lực về trí tuệ, và loài người có thể cùng quan niệm được, cùng sử dụng được những mẫu số chung nhỏ nhất đó của ngôn ngữ. Đó là tình trạng chung, từ tâm lý học tới toán học, từ nhạc học tới vật lý học, từ sử học tới xã hội học, và, phong phú, cô đọng hơn cả, chắc là ở mỹ thuật chúng ta. (Sự giao tiếp của nhân loại hiện đại bằng con mắt, bằng sự nhìn, theo số liệu xã hội học là chiếm khoảng 70% mọi giao tiếp xã hội). Dĩ nhiên, một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, hay một thầy giáo dạy lịch sử mỹ thuật, có thể nhặt ra không nhầm những ảnh hưởng thô thiển, đã nhàm trên một pho tượng nào đó. Chỗ này là của ông A, chỗ kia là của ông B trên thế giới v v... Nhưng, những kiến thức chuyên biệt đó, dù đúng, cũng không thể là công lý cuối cùng với người sáng tác và công chúng thưởng thức. Người sáng tác và công chúng vô tư, hồn nhiên hơn rất nhiều khi cảm thụ cái đẹp. Thường tình ra, không ai sáng tác cho các nhà lý luận hay phê bình, người ta sáng tác cho một công chúng rộng rãi và bản thân mình, thân thiện hơn rất nhiều khi cảm thụ cái đẹp, cũng như không ai thưởng thức nghệ thuật bằng kiến thức chi tiết mà bằng cái mỹ cảm hoà điệu giữa mình, nghệ thuật và cuộc sống muôn màu. Thường tình ra, không ai làm tượng chỉ cốt để triển lãm, cũng như không ai đánh giá một nghệ sĩ chỉ ở một hay vài cái gì được
- đưa ra trưng bày. Sự mở rộng cái nhìn, dang rộng cánh tay đến tận cùng những nền nghệ thuật khác lạ, để nắm bắt lấy nhau là cần thiết. Năm vừa qua, Hà Nội được xưm triển lãm đồ họa của Picasso và Ba Lan, tranh dầu của lớp trẻ Liên Xô và Mông Cổ. Hà Nội thấy hiểu biết và thiện tình hơn với bạn bè, nể nang nhau hơn, chứ không có gì phiền nhiễu hay dị ứng nhau như những năm về trước. Dĩ nhiên, rằng trên một tác phẩm của các bạn mà không còn thấy cái nhân cách Việt Nam ở đâu nữa thì không thể chấp nhận. Nhưng chỉ chờ đợi và đòi hỏi trên tượng của các bạn có cái thuộc về chiều dọc truyền thống dân tộc thôi, thì chưa đầy đủ và lành mạnh, hay còn có thể nói là siêu hình trước thời đại. Nước Việt Nam xưa nay vốn có cái may mắn và tự hào là đứng trên đường qua lại của nhiều nền văn hóa. Lịch sử bảo rằng cái đó không phải là trở ngại, đã làm cho chúng ta lai tạp, mà đó mới là thuận lợi địa lý, để cho Việt Nam ta còn Việt Nam hơn. Chúng ta đang sống ở thời đại của khoa học kỹ thuật, cái cốt tử để xây dựng xã hội, bên cạnh cách mạng tư tưởng. Và tôi xin nói điều thứ hai (đã một vài lần tôi đề cập). Nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, về căn bản là không có sự đối lập giữa
- khoa học và nghệ thuật. Lâu nay, các nhà lý luận (của ta lẫn thế giới) thường nói nhiều về nền văn minh máy móc giết chết tâm hồn tươi mát của con người. Phải rồi. Điều đó xảy ra hơn một lần. Nhưng, tôi xin xác nhận thêm, rằng điều đó đã xảy ra ở một phương Tây tư bản chủ nghĩa. Nguyên lý đó đã được đúc kết trên thực tế nghệ thuật Âu Mỹ đầu thế kỷ này, nơi mà lịch sử dạy ta biết tất cả những mâu thuẫn rùng rợn giữa chủ và thợ, giữa quan hệ sản xuất và công cụ sản xuất, giữa nông thôn và thành thị, v v...Tôi nghĩ rằng một loạt mâu thuẫn như vậy không dễ gì nhắc lại ở xã hội Việt Nam. Công nghiệp xã hội chủ nghĩa, thành phố lớn xã hội chủ nghĩa sẽ không giết chết bản năng tươi mát của con người, mà trái lại ta hy vọng còn giữ gìn được nó tươi tốt hơn bằng những ứng xử nhân văn mới. Văn nghệ chúng ta không có mục đích và lý do để vạch ra sự tàn phế của tâm hồn con người trong cuộc xây dựng nền khoa học kĩ thuật này. Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh ngày nay sẽ không bao giờ đẻ ra một ông Gôganh chán chường và thất vọng vì nền văn minh cơ khí, đẻ ra một hòn đảo cô đơn, vớt vát lại cái thiên đường cỏ cây hoa lá, vẽ, rồi chêt luôn ở đấy. Nhà máy điện Phả Lại hay thuỷ điện Sông Đà không giết chết vẻ đẹp của đồi núi, làng mạc hay cái lãng mạn nho nhỏ của ngọn đèn dầu lạc. Bảo rằng chiếc máy cày làm khô cằn tâm hồn tươi mát của cô thôn nữ là quá miễn cưỡng và vô lý bằng văn chương. Bởi vậy, các nhà lý luận của ta nếu cứ cường điệu và kéo dài nữa cái mâu thuẫn về bản năng trí tuệ một chiều, hô hào những sự xuyềnh
- xoàng, tươi mát kiểu dân gian một chiều, đem đối lập nó với những phẩm chất to lớn của nền văn học nghệ thuật bác học, là nhầm, là đã tiện dùng một đúc kết cũ kỹ, về thời gian là của đầu thế kỷ, và về không gian là của chủ nghĩa tư bản Âu Mỹ. Chúng ta đang rất khẩn trương và kiên nhẫn xây dựng một nền văn hóa của một đất nước bề thế về tư tưởng, cao vọng về khoa học, (dĩ nhiên sâu xa về truyền thống). Điều đó nghệ thuật dân gian không làm được. Điều đó phải nằm trong tầm tay của một nền văn học nghệ thuật bác học Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cho nên, học tập những thành tựu hiện đại của thế giới là cần thiết, trau dồi trí tuệ bằng khoa học ở cấp độ thế giới, theo con đường học vấn sâu rộng, tổng hợp là rất cần. Bằng cái nguyên liệu "bản năng tươi mát" của dân gian nội địa, ta không thể xây dựng một thành phố có nhà cửa, cầu cống, xe cộ, văn minh, không thể thay đổi bộ mặt của nền mỹ thuật công nghiệp thấp kém, không thể kiến trúc được một khu tượng đài đoàng hoàng nào cả. Không có dấu vết gì của thời đại văn minh, của nhân loại khoa học kỹ thuật đồng đại, thì một pho tượng của các bạn chưa hoàn toàn là tác phẩm, ở cái nghĩa rằng: tác phẩm là sự làm chứng lịch sử của nghệ thuật. Đến đây, tôi xin nói điều thứ ba, rằng: cuối cùng, chúng ta chờ đợi cái
- gì trên một tác phẩm nghệ thuật? Chúng ta chờ đợi sự có mặt của con người ở đấy. Không phải là sự có mặt vật thể, mà là sự có mặt tinh thần. Không phải là con người cơ thể, mà con người tâm hồn. Cái khái niệm nghệ thuật là sự miêu tả thế giới, là một khái niệm không còn đầy đủ và chính xác. Nghệ thuật không miêu tả. Nghệ thuật nói lên, (tôi vẫn muốn nhắc lại điều đó). Nhà điêu khắc không miêu tả một người lính hay một người đàn bà cho thật khéo, thật tài, thật đẹp để làm gì cả. Pho tượng gỗ mới nhất của Hứa Tử Hoài bầy ở đây, Song Sli, 1983, là rất đạt. Nhưng Hứa Tử Hoài không miêu tả người con gái Nùng đang hát, mà anh nói lên mối quan hệ, sự đồng cảm nhân văn, cái giây thần giao cách cảm về tâm lý và tư tưởng giữa mình và hai người con gái đang hát đó. Hứa Tử Hoài nhờ họ mà gửi gắm tâm trạng của mình. Còn chúng ta thì qua tâm trạng của tác giả mà thức tỉnh một hoài cảm nào đó mật thiết với đời sống trong chính chúng ta. Sự tồn tại nghệ thuật của Song Sli là ở đó, ở cái tâm trạng con người hiển lộ hay phảng phất, ẩn dấu sau tác phẩm. Một tác phẩm cần vượt khỏi giới hạn vật chất của nó, của sự miêu tả ngoại hình, bằng bất cứ đề tài nào, chất liệu nào, kích thước nào. Chúng ta phải chờ đợi một linh hồn trong thân thể: Cái cuộc đời cụ thể chỉ lảng vảng vô hình sau tác phẩm. "Cái nết đánh chết cái đẹp". Khả năng xa lắng diệu kỳ của nghệ thuật mà khoa học chính xác không làm được là ở đó. Điêu khắc thế giới hiện đại đang ở tình trạng đó, tình trạng
- khao khát nói lên tâm trạng con người của thế kỷ chúng ta, chứ không phải là mong muốn, một lần nữa, miêu tả tài tình, đẹp đẽ thân xác nó. Dù bằng bút pháp nào. (*)Tham luận ở hội nghị khoa học “10 năm Điêu khắc lần thứ hai” (1973-1983) tại Viện bảo tàng mỹ thuật; in lại trong Thái Bá Vân- Tiếp xúc với nghệ thuật
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mỹ thuật thời Tây Sơn
7 p | 585 | 30
-
Điêu khắc: Từ hiện đại tới đương đại - 2
7 p | 128 | 27
-
Về sự tiếp biến văn hóa của nghệ thuật (*) Thái Bá Vân
9 p | 138 | 19
-
Mô hình Lý là tượng trưng.
7 p | 84 | 7
-
Da nứt nẻ có thể do... kém vệ sinh
2 p | 77 | 6
-
NHỮNG VẺ ĐEP CỦA TÂM NĂNG VÀ TRÍ NĂNG
6 p | 90 | 5
-
Mẹo nhỏ hiệu quả lớn khi chăm sóc mái tóc khô
5 p | 68 | 5
-
Thực phẩm tốt cho da ngày hè
5 p | 76 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn