intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vẽ tranh trên ruộng đồng để thu hút du khách

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay người ta gọi cánh đồng này là đồng lúa nghệ thuật, và tên của làng Nakadate được biết đến trên bản đồ du lịch Nhật Bản. Dùng lúa làm cọ và màu, liên tục từ năm 1993 đến nay dân làng đã thiết kế các hình ảnh trên ruộng lúa của mình. Du khách chiêm ngưỡng những bức tranh trên cánh đồng từ trên cao – Ảnh: New York Times

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vẽ tranh trên ruộng đồng để thu hút du khách

  1. Vẽ tranh trên ruộng đồng để thu hút du khách Ngày nay người ta gọi cánh đồng này là đồng lúa nghệ thuật, và tên của làng Nakadate được biết đến trên bản đồ du lịch Nhật Bản. Dùng lúa làm cọ và màu, liên tục từ năm 1993 đến nay dân làng đã thiết kế các hình ảnh trên ruộng lúa của mình. Du khách chiêm ngưỡng những bức tranh trên cánh đồng từ trên cao – Ảnh: New York Times Gần 20 năm trước, Koichi Hanada, viên chức của hội đồng làng Nakadate, nhận được một yêu cầu lạ thường từ cấp trên: Phải làm sao thu hút khách du lịch đến ngôi làng nhỏ bé của họ ở miền Bắc Nhật Bản, nơi ngoài những cánh đồng lúa và vườn táo không có gì đáng kể.
  2. Hanada, một người ít nói nhưng tận tâm, cho biết ông đã dành nhiều tháng suy nghĩ nát óc về nhiệm vụ này. Một ngày, tình cờ nhìn thấy các học sinh thực hành trồng lúa và sử dụng hai giống lúa khác nhau, một loại lá có màu đỏ tía đậm và loại kia màu xanh nhạt, một ý tưởng nảy ra trong đầu ông: tại sao không trồng các loại lúa có màu sắc khác nhau để viết chữ hay vẽ tranh? Ông đã không biết rằng đây là một sáng tạo tuyệt vời. Vậy là liên tục kể từ năm 1993 đến nay, dân làng đã thiết kế các hình ảnh khác nhau trên ruộng lúa của họ, dùng lúa làm cọ và màu. Họ đã thu hút rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông và sự tò mò của du khách.
  3. Những "bức tranh" đầy màu sắc sống động trên cánh đồng lúa – Ảnh: New York Times Trên thực tế, cánh đồng nghệ thuật này có lẽ chỉ có thể thực hiện được ở Nhật, tại chính ngôi làng có lịch sử lâu đời về trồng lúa. Nó là một sản phẩm kỹ thuật cao, đòi hỏi vị trí trồng từng bụi lúa chính xác tuyệt đối. Bức hình năm nay có diện tích của một sân bóng, với hình một võ sĩ Samurai chiến đấu với một đạo sĩ. Năm 2009, hơn 170.000 du khách đã đến chật cứng con đường làng, nhiều khách phải đợi nhiều giờ mới có thể nhìn thấy bức tranh sống động bằng lúa này. Số khách du lịch đông gấp nhiều
  4. Người dân đã dùng máy tính để tính toán vị trí của lần con số 8.450 – là số 8.000 bụi lúa, trong đó có dùng một số giống lúa biến cư dân, phần lớn là người đổi gen để tạo nên các màu: đỏ đậm, vàng và trắng. lớn tuổi ở làng Nakadate. Người dân tin rằng họ cần phải tạo ra các hình khó hơn, phức tạp hơn để du khách tiếp tục quay lại. “Chúng tôi không có biển, chẳng có núi, nhưng chúng tôi có rất nhiều lúa – ông Suzuki, 70 tuổi, nói – Chúng tôi đã sáng tạo nên một sự kiện du lịch bằng sự khéo léo của mình”. Như nhiều vùng nông thôn khác ở Nhật, ngôi làng này cũng trải qua thời kỳ khó khăn như sự suy giảm dân số, nợ nần và giảm lợi tức từ nông nghiệp. “Nhiều thứ không như ý muốn, mâu thuẫn đã xảy ra nhưng chính mảnh ruộng kỳ diệu này đã liên kết mọi người lại bên nhau” – Kumiko Kudo, 73 tuổi, chủ một tiệm mì, nói. Du khách tham quan cánh đồng lúa – Ảnh: New York Times
  5. Ông Koichi Hanada – Ảnh: New York Times Tuy nhiên, năm nay dân làng đã không nhận được nhiều sự ủng hộ cho cánh đồng về mặt tài chính. Du khách vẫn đến ngập cánh đồng vào mùa hè khi những bụi lúa cao đủ để bức tranh hiện rõ, nhưng họ đã không chi nhiều tiền. Chi phí cho ruộng lúa nghệ thuật này tốn tương đương 35.000 USD/ năm cho việc thuê đất, giống và chăm sóc. Làng không thu phí du khách đến tham quan nhưng kêu gọi sự đóng góp tùy tâm của mỗi người. Năm ngoái, tổng số tiền ủng hộ khoảng 70.000 USD. Các tình nguyện viên giúp trồng và chăm sóc cánh đồng. Vào mùa xuân, 1.200 người dân đã làm mạ trên sáu thửa ruộng cho bức hình năm nay. Đã có một khoảng cách rất xa so với bức tranh đầu tiên năm 1993, khi chỉ có ông Hanada và 20 người thể hiện một bức tranh đơn giản về ngọn núi cạnh thửa ruộng với hai màu.
  6. Dân làng cũng học được nhiều bài học từ những sự cố của họ. Năm 2003, cánh đồng với hình nàng Mona Lisa cuối cùng trông giống như nàng đang mang thai. Từ trên cao, Mona Lisa nhìn nhỏ gọn ở nửa trên nhưng phần bụng lại có vẻ to hơn. Để hài hòa với luật phối cảnh xa gần, người dân đã nhờ các thầy giáo dùng máy tính tính toán phối cảnh chính xác hơn vị trí cấy lúa để làm bức tranh không bị biến dạng khi nhìn từ trên cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0