Bài học này sẽ tập trung vào các vết thương mạch máu, bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch. Chúng ta sẽ tìm hiểu các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng để nhận biết các vết thương này. Bài học sẽ hướng dẫn cách xử trí ban đầu và các phương pháp cấp cứu vết thương động mạch và tĩnh mạch tại tuyến y tế cơ sở, nhằm kiểm soát chảy máu và cứu sống bệnh nhân.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Vết thương mạch máu (Bệnh học cơ sở)
- Bài 46
VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của vết thương mạch máu.
2. Trình bày được các phương pháp xử trí vết thương động mạch và tĩnh mạch ở
tuyến y tế cơ sở.
NỘI DUNG
Vết thương mạch máu gặp cả ở thời chiến và thời bình, với vết thương động
mạch có hai nguy hiểm tức thì:
1. Chảy máu nhiều dẫn đến tử vong.
2. Hoại tử chi do thiếu máu nuôi dưỡng ở đoạn dưới.
Hình 46.1. Đứt động mạch do dao đâm
Về sau còn di chứng: Tắc mạch không phồng động mạch.
Do đó việc cầm máu tạm thời sớm và đúng nguyên tắc là quan trọng. Nó hạn
chế được tỷ lệ tử vong và rút ngắn được thời gian điều trị sau này.
1. Giải phẫu bệnh
1.1. Động mạch đứt hoàn toàn
Hai đầu bị đứt co lại làm cho động mạch tự cầm máu.
1.2. Động mạch đứt không hoàn toàn
Thớ cơ vòng của lớp giữa cơ theo chiều ngang làm hẹp lòng động mạch, lớp vỏ
co lại theo chiều dọc của động mạch làm vết rách luôn luôn mở nên máu chảy nhiều.
1.3. Chấn thương đụng dập:
- Dập nát toàn bộ cả 1 đoạn mạch (2 - 5cm) gây đứt rời mạch hoặc 2 đầu còn
dính nhau bởi 1 phần tổ chức thành mạch.
- Đụng dập 1 phần hoặc toàn bộ chu vi thành mạch trên đoạn ngắn (< 2cm) gây
huyết khối tại chỗ. Nhìn bề ngoài đoạn mạch dập, chỉ thấy khối màu tím, chắc và
không đập, kích thước mạch gần như bình thường.
164
- a: Đứt động mạch hoàn toàn.
a b b: Đứt động mạch không hoàn toàn.
Hình 46.2. Tổn thương động mạch
mmmmmmmmmmmmmmnbbbmmmmmm
2. Triệu chứng lâm sàng mmmmmạchmachmachjmạch
2.1. Trường hợp chảy máu ra ngoài
Tại vết thương máu chảy thành tia theo nhịp đập của tim, máu đỏ tươi. Nếu
chặn phía trên của vết thương máu ngừng chảy.
Tình trạng toàn thân tùy theo lượng máu mất nhiều hay ít mà toàn trạng sẽ biểu
hiện sốc nặng hay nhẹ.
2.2. Trường hợp chảy máu trong: Các động mạch ở nội tạng bị đứt chảy vào ổ bụng
hay khoang màng phổi.
2.2.1. Triệu chứng toàn thân: Có biệu hiện sốc: Da xanh, niêm mạc nhợt, khó thở vật
vã mạch nhanh, huyết áp hạ.
2.2.2. Triệu chứng lâm sàng
- Nếu vết thương ở lồng ngực khám có hội chứng 3 giảm: Rì rào phế nang
giảm, rung thanh giảm và gõ đục.
- Nếu vết thương ở bụng: Đau khắp
bụng, bụng chướng, có phản ứng thành
bụng gõ đục ở vùng thấp, thăm cùng đồ đau.
3. Tiến triển và biến chứng
3.1. Thiếu máu
Số lượng máu mất đi nếu không hồi phục thích đáng thì bệnh nhân sẽ bị thiếu
máu. Nếu máu chảy nhiều mà không cầm được hoặc bồi phụ máu không đủ bệnh nhân
sẽ bị sốc nặng, có nguy cơ tử vong.
3.2. Nhiễm khuẩn: Vết thương động mạch dễ bị nhiễm khuẩn do:
- Tổ chức thiếu máu nuôi dưỡng.
- Do máu chảy vào các tổ chức xung quanh.
- Cùng với tổ chức phần mền bị dập nát là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát
triển.
- Trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn yếm khí dễ gây hoại thư sinh hơi.
3.3. Hoại tử chi
- Do thiếu máu nuôi dưỡng.
- Do máu tụ chèn ép: Do ga rô không đúng kỹ thuật, do các bắp cơ bị dập nát
nhiều gây phù nề và chèn ép
3.4. Bọc máu
Khi động mạch bị tổn thương máu không chảy ra ngoài được mà chảy vào các
tổ chức lân cận tạo thành bọc máu.
165
- Khám ngay trên đường đi của động mạch thấy khối máu tụ to dần và chạy dài
theo trục của chi. Sờ có cảm giác căng, có mạch nảy, ép phía trên bị thương thì dấu
hiệu mạch đập và nghe tiếng thổi không còn nữa.
Hình 46.3. Bọc máu
Nếu khối máu tụ to, vết bầm lan rộng chèn ép chi làm cho đoạn dưới thiếu máu
nuôi dưỡng, biểu hiện chi lạnh, da màu tím, mạch không bắt được, chi sẽ hoai tử
4. Xử trí
4.1. Nếu nạn nhân chảy máu trong lồng ngực hay ổ bụng mất máu nhiều cần phải
phòng và chống sốc: ủ ấm, tiêm thuốc trợ lực, trợ tim, chuyển lên tuyến trên sớm.
4.2. Nếu đứt mạch máu ở tứ chi
4.2.1. Những việc cần phải làm
- Cầm máu tạm thời: Băng ép hoặc garo.
+ Băng ép có nhiều ưu điểm thuận tiện ít gây hoạt tử chi. áp dụng cho
vết thương tĩnh mạch hay vết thương mao mạch.
+ Chỉ đặt dây garo khi băng ép không thành công hoặc đứt mạch máu có
phụt thành tia (Kỹ thuật garo cầm máu sẽ học trong cấp cứu chấn thương)
- Cố định và theo dõi đầu chi. (đối với vết thương phần mềm lớn).
- Chống sốc: + Cho thuốc an thần.
+ Ủ ấm.
+ Tiêm thuốc trợ lực, trợ tim (B1, B6, Uabain, Caphein...)
+ Truyền dịch nếu sốc nặng
+ Tiêm thuốc kháng sinh nếu có.
4.2.2. Những việc không được làm:
- Không nên dùng Pince kẹp động mạch.
- Không nên garo nếu máu ở vết thương không phụt thành tia.
- Không vội vàng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi chưa sơ cứu tốt.
- Không nên cho ăn, uống nếu nghi ngờ có tổn thương ổ bụng.
LƯỢNG GIÁ
Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau:
Câu 1: Triệu chứng tại chỗ vết thương động mạch trường hợp chảy máu ra ngoài:
A- Tại vết thương máu chảy thành tia theo mạch đập, máu đỏ thẫm. Nếu chặn
phía trên của vết thương máu ngừng chảy.
B- Tại vết thương máu chảy thành tia theo mạch đập, máu đỏ thẫm. Nếu chặn
phía dưới của vết thương máu ngừng chảy.
C- Tại vết thương máu chảy thành tia theo nhip đập của tim, máu đỏ tươi. Nếu
chặn phía dưới của vết thương máu ngừng chảy.
166
- D- Tại vết thương máu chảy thành tia theo nhịp đập của tim, máu đỏ tươi. Nếu
chặn phía trên của vết thương máu ngừng chảy.
Câu 2: Dấu hiệu toàn thân vết thương động mạch trường hợp chảy máu trong:
A- Có biểu hiện mất máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, khó thở, vật vã, mạch
nhanh, huyết áp tăng...
B- Có biểu hiện sốc: Da xanh, niêm mạc nhợt, khó thở, vật vã, mạch nhanh,
huyết áp tụt...
C- Có biểu hiện mất nước, điện giải: Môi khô, hốc hác, mệt mỏi, mạch nhanh,
huyết áp hạ...
D- Có những trường hợp bị sốt: Da xanh, niêm mạc nhợt, vật vã, li bì, sốt cao,
mạch nhanh, huyết áp hạ...
Câu 3: Triệu chứng tại chỗ đối với các vết thương động mạch ở lồng ngực (trường hợp
chảy máu nhiều):
A- Những vết thương ở lồng ngực: Khám có dấu hiệu 3 giảm (Rì rào phế nang
giảm, rung thanh giảm, gõ đục).
B- Những vết thương ở lồng ngực: Đau tại ngực, ho máu, khó thở...
C- Những vết thương ở lồng ngực: Khám có dấu hiệu 3 tăng (Rì rào phế nang
tăng, rung thanh tăng, gõ trong)
D- Những vết thương ở lồng ngực: Khám có dấu hiệu 3 tăng (rì rào phế nang tăng,
rung thanh tăng, gõ đục)
167