intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao bạn bị đồng nghiệp xa lánh?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

179
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có khi nào bạn cảm thấy bị quấy nhiễu bởi những hành vi thiếu tế nhị của đồng nghiệp xung quanh. Có bao giờ bạn nghĩ một lúc nào đó mình cũng trở thành một kẻ chuyên gây phiền nhiều nơi công sở? Những thói quen xấu dưới đây có thể biến bạn thành kẻ vô duyên trong mắt đồng nghiệp:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao bạn bị đồng nghiệp xa lánh?

  1. Vì sao bạn bị đồng nghiệp xa lánh? Có khi nào bạn cảm thấy bị quấy nhiễu bởi những hành vi thiếu tế nhị của đồng nghiệp xung quanh. Có bao giờ bạn nghĩ một lúc nào đó mình cũng trở thành một kẻ chuyên gây phiền nhiều nơi công sở? Những thói quen xấu dưới đây có thể biến bạn thành kẻ vô duyên trong mắt đồng nghiệp: 1. Khuyên nhủ quá nhiều Bạn có thể đạt điểm xuất sắc trong khóa học về tâm lý trong trường đại học, nhưng nhất định bạn không phải là một người khôn ngoan chốn công sở.
  2. Nếu có người yêu cầu bạn đưa ra lời khuyên, đừng ngần ngại nói nên quan điểm của mình. Nhưng nếu họ không yêu cầu, nói và khuyên nhủ quá nhiều sẽ gây ra sự khó chịu cho đồng nghiệp của bạn. Họ sẽ nghĩ rằng bạn đang "lên lớp" họ, bạn đang làm một việc mà họ không yêu cầu. 2. Phàn nàn quá nhiều Bạn được nhận vào một môi trường làm việc mới. Bạn luôn luôn than phiền về công nghệ, cơ sở vật chất, về tình hình tài chính và cách quản lý yếu kém của công ty mới. Sẽ thật ổn thỏa nếu như bạn học cách thích nghi với môi trường làm việc mới này một cách "lặng lẽ''. Ngược lại nếu bạn không ngừng so sánh tình hình hiện tại với công việc trong quá khứ, bạn sẽ đánh mất thiện cảm ngay từ ngày đầu tiên ra mắt. Vị sếp mới có thể nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu bạn làm việc ở một nơi khác chứ không phải tại môi trường này. Đó là lý do bạn phải rời đi khi vừa mới đặt chân đến. 3. “Buôn” không giới hạn Bạn rất tâm đắc với bộ phim ngày hôm qua trên HBO, và bạn muốn "chat" với đồng nghiệp về chủ đề này. Sẽ không có vấn đề gì nếu bạn nói chuyện với người đồng nghiệp thân của mình trong giờ nghỉ trưa. Thế nhưng hai bạn lại quá say sưa. Hai bạn bàn bạc với nhau quá sôi nổi ngay cả trong giờ làm
  3. việc. Những người đồng nghiệp còn lại dù lên tiếng hay không, chắc chắn họ cảm thấy đang bị làm phiền, trong lòng họ có lẽ rất muốn nhắc nhở hai bạn rằng: "Đây không phải là HBO. Đây là công sở và nơi đó không chỉ có hai bạn". 4. Ỷ lại vào lòng tốt của người khác Những nhân vật quan trọng luôn có những người giúp việc như gửi thư, gửi fax, copy tài liệu. Bạn chưa có người trợ lý cho riêng mình, điều đó có nghĩa rằng bạn phải tự mình làm những việc đó. Tuy nhiên bạn cho rằng những công việc như cho thêm giấy vào máy photocopy, thiết lập cuộc hẹn...là công việc của trợ lý. Bạn luôn luôn "nhờ" trợ lý của những vị trí khác làm thay mình. Họ có thể làm giúp bạn lần 1, lần 2 nhưng nếu bạn cứ "ỷ" vào lòng tốt đó bạn sẽ khiến họ cũng như người xung quanh khó chịu. Họ sẽ cho rằng bạn "tự đánh giá cao về mình" hay nhẹ nhàng hơn là "lười biếng"... 5. Không biết lắng nghe Bạn vừa nghe một câu chuyện rất thú vị của đồng nghiệp. Bạn nghĩ rằng câu chuyện của mình còn thú vị hơn nhiều. Bạn "thao thao bất tuyệt" mà không hề để ý rằng người nghe đang bị “bội thực”. Hãy để ý thái độ của người nghe khi bắt đầu một câu chuyện mới.
  4. 6. Xịt nước hoa quá đậm Mọi người sẽ rất cảm ơn bạn vì không phải cho mọi người "thưởng thức" cái mùi kiểu như vừa mới chạy marathon. Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng không tốt, điều này đặc biệt đúng với nước hoa, bạn sẽ làm cho những người xung quanh cảm thấy đau đầu và mất tập trung. Đối với những ai bị dị ứng chỉ cần bạn đi ngang qua cửa ra vào đã khiến họ cảm thấy khó chịu và muốn hắt xì hơi rồi. Vô tình bạn trở thành một kẻ vô duyên trốn công sở. 7. Toàn bộ nội dung của Email nằm trong câu chủ đề Đưa toàn bộ nội dung của một e-mail trong câu chủ đề của thư mà không có thông tin gì thêm trong phần chính của bức thư có thể làm cho mọi người khó chịu. Tất cả mọi người khi đọc thư đều lướt qua câu chủ đề và đi vào phần chính của bức thư, họ chờ đợi vào việc bạn sẽ nói điều gì trong đó. Viết thư theo cách trên bạn đã đánh mất thời gian của mọi người, có khi gây ra những hiểu nhầm không đáng có. 8. Bỏ qua những bức thư không cần thiết Có đôi lúc bạn nhận được những thông tin không cần thiết hoặc chưa cần thiết với bản thân mình. Đừng vội xóa nó đi mà không kịp hồi âm lại người gửi. Nội dung thư phúc đáp đôi khi chỉ là một lời cảm ơn đơn giản: "Cảm ơn
  5. đã gửi cho tôi thông tin này"...Người gửi sẽ đọc nó và cảm nhận được giá trị của những thông tin họ gửi cũng như nhận thấy sự tôn trọng của bạn. 9. “Đầu têu” về sớm Có một lúc nào đó công việc rảnh rỗi, tất cả mọi người đều muốn trở về nhà sớm. Ai cũng chờ thời gian làm việc kết thúc thật nhanh. Và bạn là người "đầu têu" và rủ rê mọi người về sớm. Hãy thử suy nghĩ một chút, khi tất cả mọi người cùng về sớm, những cuộc điện thoại, những việc đột xuất ai sẽ là người giải quyết, chưa nói đến bạn đang là người đầu tiên phá vỡ các quy định trong công ty. Sếp sẽ nhìn nhận bạn dưới góc độ thái độ và đạo đức trong công việc. 10. Đem theo những vị khách không mời tới bữa tiệc của cơ quan Khi cơ quan tổ chức tiệc tùng, đây có thể là một sự thay đổi không khí sau những ngày làm việc vất vả. Bạn cảm thấy sẽ vui hơn nếu bạn đem theo người thân của mình. Sẽ là không vấn đề gì nếu bạn thông báo trước với người chuẩn bị. Nhưng bạn sẽ gây phiền nhiều cho người khác vì những lí do sau đây:
  6. Thứ nhất địa điểm, thực đơn đã được chuẩn bị cho một số lượng người xác định. Khi số lượng người tăng lên tất nhiên sẽ có một số người khác phải ăn, trò chuyện ngoài hành lang, hoặc dự tiệc trong một không gian chật hẹp. Thứ hai những phiền nhiễu gây ra sẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng tại buổi tiệc họ phải kìm nén sự khó chịu của mình, giống như là đang đóng kịch. Bạn vô duyên ở chỗ tạo ra niềm vui cho mình bằng việc đem đến sự khó chịu cho người khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2