intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao hàng hiệu đắt

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính cái-đắt-hơn là giá trị thương hiệu. Đến bây giờ, vẫn có nhiều người còn mơ hồ về khái niệm “hàng hiệu”. Có người hào phóng cho rằng, tất cả những sản phẩm nào có thương hiệu trên thị trường đều là hàng hiệu. Hoàn toàn sai lầm khi suy nghĩ đơn giản như vậy. Hàng hiệu, hiểu một cách chung chung, là những sản phẩm có thương hiệu, đắt tiền, được sản xuất với một số lượng nhỏ, chỉ nhằm phục vụ một tầng lớp nhất định nào đó. Họ phải là người có hiểu biết, có văn hóa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao hàng hiệu đắt

  1. Vì sao hàng hiệu đắt Chính cái-đắt-hơn là giá trị thương hiệu. Đến bây giờ, vẫn có nhiều người còn mơ hồ về khái niệm “hàng hiệu”. Có người hào phóng cho rằng, tất cả những sản phẩm nào có thương hiệu trên thị trường đều là hàng hiệu. Hoàn toàn sai lầm khi suy nghĩ đơn giản như vậy. Hàng hiệu, hiểu một cách chung chung, là những sản phẩm có thương hiệu, đắt tiền, được sản xuất với một số lượng nhỏ, chỉ nhằm phục vụ một tầng lớp nhất định nào đó. Họ phải là người có hiểu biết, có văn hóa và thu nhập cao. Họ thuộc tầng lớp thượng lưu, có ảnh hưởng và phong cách sống riêng. Nói như thế, không phải là không hội tụ đầy đủ những yếu tố trên thì không được phép mua. Hàng hiệu, ai mua cũng được nhưng sẽ rất lãng phí nếu người mua không hiểu được giá trị thương hiệu vô hình của nó, không hiểu được tại sao nó đắt. Đắt mà không đắt! Mọi người cho rằng, hàng hiệu rất đắt. Điều đó hoàn toàn đúng. Nếu bị thuyết phục mua một món hàng nào đó, giá cả bình thường, thậm chí rẻ nữa, bạn đừng có tin đó là hàng hiệu xịn. Như trường hợp của anh bạn tôi. Anh khoe mới mua một chiếc đồng hồ Longines tại shop M trên đường Nguyễn
  2. Đình Chiểu giá chỉ 135USD. Nhìn bề ngoài, chiếc đồng hồ khá đẹp và hầu như hoàn hảo đối với những kẻ ngoại đạo của giới “hàng hiệu”. Chẳng trách các thượng đế muốn dùng hàng xịn mà không muốn đầu tư nhiều tiền vẫn mắc sai lầm. Sau khi kiểm tra kỹ, tôi cho anh biết, anh đã mua nhầm hàng giả. Với chiếc này, ở Saigon Square chỉ bán với giá 20USD, còn chiếc Longines được bán ở Diamond plaza với giá không dưới 1.200 USD. Anh bạn tôi còn bán tín bán nghi, tôi liền chỉ cho anh thấy những lỗi sơ đẳng không thể tồn tại ở một chiếc đồng hồ hàng hiệu thật như độ vênh giữa các mối lắp, độ thô của các mặt dây và các vết xước trên bề mặt. Nếu đi đôi giày Clarks, bạn sẽ không hề đau chân ngay từ lần mang đầu tiên, hay khó chịu trong mùa nóng! Chiếc áo thun hiệu Lacoste mua chính hãng, cái răng của hàng trăm con cá sấu thêu cũng sắc sảo như nhau! Tương tự như vậy, có người nói vui rằng trên mỗi chiếc bánh mỳ McDonald, bạn có thể đếm được đúng 173 hạt vừng! Tức là độ chính xác của chúng hoàn hảo đến mức thật khó tin. Đắt vì chất lượng Hàng hiệu đắt có phải là do chất lượng? Điều đó chính xác. Chất lượng là yếu tố đầu tiên mà bất kì một nhà sản xuất hàng hiệu nào cũng đều hướng tới. Đối với hàng hiệu, chất lượng lại đại diện cho uy tín của thương hiệu. Độ bền của các sản phẩm hàng hiệu gấp 5 – 7 lần so với các sản phẩm cùng loại. Hầu hết các sản phẩm hiệu thường được sản xuất bởi các nguyên phụ liệu tốt nhất.
  3. Túi xách, dây lưng, giày, dép, áo da… thì toàn bằng da thật. Quần áo thời trang cũng sử dụng vải có chất lượng tốt nhất được nhập từ Anh, Ý… Chiếc áo Polo mua tại Mỹ, mặc hàng năm trời vẫn không bị biến dạng hay nhạt màu. Đồng hồ được sản xuất ở Thụy Sỹ. Mỹ phẩm hay nước hoa thì chẳng nơi nào tốt hơn Pháp. Công nghệ sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một sản phẩm có chất lượng. Chỉ sai một chi tiết nhỏ, nhà sản xuất sẵn sàng cho vào máy chém không cho xuất xưởng. Cho nên khi cầm một sản phẩm, bạn chỉ cần thấy một lỗi sai nhỏ thì đừng có dại mà rước về. Hàng nhái đấy. Không nên mua sản phẩm mà bị thuyết phục với điệp khúc “hàng lỗi của công ty, được nhân viên tuôn ra, nên chỉ bán với mức giá bằng nửa giá trị trường”. Có bao giờ bạn nhìn thấy một chiếc túi Dunhill với nếp gấp mép nổi cục chưa? Dunhill cũng giống như Louis Vuitton, Porsche Design, Bally, Aigner, Salvatore Ferragamo, Guy Laroche… đều mài mỏng những miếng da ở mép gấp, sau đó mới cho may, nên không dễ phát hiện ra vết khâu ở góc này có gì khác biệt. Một chiếc điện thoại Vertu, ô tô cán qua, vẫn bình yên vô sự, đồng hồ Edox ném vào tường, nảy ra như quả bóng, không để lại vết xước, áo da Esprit hơ trên lửa chỉ mềm thôi chứ không cháy. Tất cả những điều đó cũng đủ nói lên chất lượng của hàng hiệu. Hàng hiệu đắt do giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu của một sản phẩm vô hình và khó có thể định giá chính xác. Chẳng ai có thể trả lời Versace, Dolce & Gabbana hay Giorgio Armani giá bao nhiêu. Cũng chẳng ai có thể trả lời rõ ràng tại sao chiếc Mercedes
  4. hay BMW lại đắt hơn chiếc Flat hay Musso mặc dù chúng có cùng tính năng và giá trị sử dụng. Chính cái-đắt-hơn là giá trị thương hiệu. Nhưng nếu nói giá trị thương hiệu hoàn toàn vô giá cũng không đúng. Giá trị thương hiệu, có thể được hiểu, bao gồm tất cả các chi phí để xây dựng thương hiệu. Tag Huer bỏ ra vài trăm ngàn đô hàng năm để năn nỉ Tiger Wood dùng miễn phí sản phẩm đồng hồ của mình. Cũng chính nhãn hiệu này bỏ ra hàng triệu đô để tài trợ cho các giải golf thế giới. Mobiado cũng từng bỏ ra cả chục triệu đô để tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới với thành phần khách mời toàn những tỉ phú. Bạn có biết rằng nhà sản xuất Volkswagen đã phải bỏ ra hàng tỉ USD chỉ để thiên hạ biết đến một vòng tròn bên trong chữ V và W chồng lên nhau? Còn bao nhiêu khoản ngân sách khác, nhà sản xuất phải rút hầu bao để xây dựng hình ảnh nhãn hiệu, chỉ với mục đích duy nhất “muốn cả thế giới biết đến sản phẩm của mình”. Tất cả những chi phí đó, đều được tính vào giá thành sản phẩm, cho nên giá của một sản phẩm hiệu mới đắt như thế. Chẳng đâu xa, ngay tại Việt Nam bạn cũng có thể thấy được giá trị thông qua vị trí cửa hàng của nhãn hiệu đó. Nếu một sản phẩm hàng hiệu được phân phối chính thức tại Việt Nam, vị trí cửa hàng được đặt tại khách sạn 5 sao, các trung tâm thương mại lớn như Diamond, Parkson (TP. Hồ Chí Minh) hay Vincom (Hà Nội), hoặc trên các trục đường chuyên bán hàng hiệu. Bạn không thể nào mua được một chiếc túi hiệu Furla hay Longchamps tại siêu thị Maximart hay Big C. Không thể mua một bộ Shiseido Men tại chợ An Đông (thành phố Hồ Chí minh) hay chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Hàng
  5. hiệu, phải được bày bán ở những vị trí xứng tầm, cạnh những bạn hiệu khác. Mỗi khi có sản phẩm mới, các đại gia này cũng tổ chức tiệc tùng ra mắt với sự tham gia của những khách mời nổi tiếng. Địa điểm tổ chức thường là Sheraton, Caravelle, Park Hyat, Sofitel, Legend… (TP. Hồ Chí Minh) hay Hilton, Sofitel Metropole… (Hà Nội). Chỉ cần thấy thế cũng đủ hiểu tại sao hàng hiệu lại đắt. Nhưng cũng chẳng phải cứ sản phẩm nào có mặt bằng tốt, tổ chức tiệc 5 sao và bán với giá thật đắt cũng là hàng hiệu. Một anh thợ bạc bỏ ra rất nhiều tiền để xây một thương hiệu vàng Việt Nam với hy vọng 5 năm sau nó sẽ là một thương hiệu nổi tiếng thế giới sánh ngang với Bulgari. Mọi chuyện đâu phải đơn giản vậy. Kết quả là, người ta thấy “thương hiệu” này cứ “phú quý giật lùi” rồi biến mất trên thị trường! Xây dựng một thương hiệu cao cấp, và để cho mọi người công nhận đó là hàng hiệu và sẵn sàng chi tiền ra mua, là điều hoàn toàn không dễ. Các nhà sản xuất không chỉ bỏ ra hàng trăm triệu đô cho những ý tưởng, chiến lược, kế hoạch hoàn hảo, mà họ còn mất hàng chục năm làm việc không mệt mỏi, cùng với niềm tin và tình yêu mãnh liệt với sản phẩm của mình thì thương hiệu đó mới có thể thành công và thật sự trở thành hàng hiệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2