intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao trẻ hay gây hấn?

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tỏ ra hung hăng hay có những hành vi mang tính bạo lực. Cha mẹ phải tìm hiểu kỹ từng nguyên nhân để có biện pháp để giúp trẻ tự điều chỉnh, biết tôn trọng người khác và chấp nhận theo những quy tắc của cộng đồng. Trẻ em, dù bất kỳ ở tuổi nào, nam hay nữ, cũng có lúc tỏ ra không ngoan hoặc có các hành vi sai trái. Điều này hoàn toàn bình thường và là một phần trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Đối với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao trẻ hay gây hấn?

  1. Vì sao trẻ hay gây hấn? Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tỏ ra hung hăng hay có những hành vi mang tính bạo lực. Cha mẹ phải tìm hiểu kỹ từng nguyên nhân để có biện pháp để giúp trẻ tự điều chỉnh, biết tôn trọng người khác và chấp nhận theo những quy tắc của cộng đồng. Trẻ em, dù bất kỳ ở tuổi nào, nam hay nữ, cũng có lúc tỏ ra không ngoan hoặc có các hành vi sai trái. Điều này hoàn toàn bình thường và là một phần trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Đối với các phụ huynh, đó là những giai đoạn vô cùng khó khăn. Cha mẹ cần phân biệt rõ giữa một hành vi xấu nhưng chỉ là ngẫu nhiên, nhất thời với một hành vi xấu do cố ý và lặp lại thường xuyên. Khi trẻ sai phạm một điều gì do bất cẩn hoặc không đánh giá đúng về nguy cơ, việc cha mẹ nổi giận sẽ có hại hơn là lợi cho trẻ. Nên giải thích cho trẻ hiểu rõ thay vì nổi giận. Ở lứa tuổi vị thành niên, đặc điểm tính khí của các em rất thất thường, không ổn định. Những giai đoạn trẻ có hành vi sai trái như vậy có thể tiếp nối nhau và kéo dài, đó là thời kỳ “bản lề” mà trẻ vị thành niên hay “đối đầu” với cha mẹ. Khi trẻ có biểu hiện rối loạn về cách ứng xử giao tiếp, các hành vi này sẽ cản trở việc học tập và mối quan hệ của các em với người khác. Hạnh kiểm kém của trẻ sẽ có hại cho bản thân trẻ và người thân trong gia đình, cũng như tác động xấu đến
  2. việc hòa nhập xã hội vì trẻ khó có thể tuân theo những quy tắc cơ bản. Các hành vi rối loạn đó bao gồm sự hung hãn, bạo lực, phá hoại, trộm cắp, nói dối... Giáo dục và chăm sóc một trẻ có những hành vi như trên là một thách thức lớn đối với cha mẹ và thầy cô giáo. Nguyên nhân dẫn đến các rối loạn về tâm lý trẻ rất đa dạng. Đối với một số trẻ, nếu chưa đến tuổi cắp sách đến trường, việc chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình hoặc trở thành nạn nhân của sự bạo hành là một tác nhân có thể đưa đến hành vi bạo lực sau này. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu trong gia đình thiếu sự thương yêu, gần gũi, có những hành vi hung bạo, không tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên thì điều đó có thể là nguồn gốc của các phản ứng bạo lực và gây hấn ở trẻ. Bạo lực trong gia đình có thể được thể hiện qua mối tương quan giữa cha mẹ và giữa cha mẹ với trẻ qua lời nói cũng như qua hành động. Nếu trước kia, người lớn thường tỏ ra “uy quyền” đối với trẻ thì ngày nay, họ lại thường để trẻ “muốn làm gì thì làm”, vì cho rằng như vậy trẻ sẽ được thoải mái và tốt hơn và cả 2 thái cực này đều không tốt. Có những bậc cha mẹ hôm nay thì phạt, nhưng hôm sau thì không đối với cùng một hành vi của trẻ. Vì thế, trẻ sẽ không biết trước cũng như không thể lý giải được phản ứng của cha mẹ, lo lắng sợ hãi và cuối cùng trở nên dễ bị thương tổn. Bạo lực qua các phương tiện truyền thông cũng có thể gây nên những hành vi hung hăng của trẻ. Trẻ tiếp thu một cách vô thức những thông điệp về bạo lực qua
  3. truyền hình, phim ảnh, âm nhạc và các trò chơi điện tử, máy vi tính... Trong giai đoạn phát triển, cha mẹ cần cho trẻ từng bước học cách hóa giải (bằng tư duy) những căng thẳng và hành động theo xung năng (tức là biết suy nghĩ để không hành động theo bản năng). Điều tối cần thiết là trao đổi, thảo luận với trẻ về đề tài bạo lực qua phim ảnh, sách báo, tỏ rõ thái độ không đồng tình của mình đối với những dạng hành vi đó. 8 lời khuyên cho cha mẹ khi trẻ ưa bạo lực 1. Hành động ngay: Trẻ còn nhỏ nhưng những biểu hiện dạng này sẽ gây nhiều nguy cơ kéo dài. Môi trường gia đình cũng có tác động như học đường; tạo điều kiện cho trẻ có được một hình ảnh tốt đẹp về bản thân là điều không thể thiếu trong quá trình hình thành nhân cách trẻ. 2. Giúp trẻ cảm nhận được lòng yêu thương của gia đình: Hãy giúp trẻ hiểu rằng, dù có lúc cha mẹ không thích một số hành vi của con, nhưng vẫn yêu con. 3. Thiết lập những giới hạn: Càng từ tốn càng tốt và phải duy trì những giới hạn này một cách nhất quán. Mỗi trẻ cần có những cột mốc để định vị, cần biết đâu là giới hạn và cha mẹ chờ đợi nơi mình điều gì. 4. Nêu gương tốt: Hãy biểu lộ những tình cảm của cha mẹ và chỉ cho trẻ thấy rằng cha mẹ có thể giải quyết những xung đột một cách bình tĩnh, ôn hòa chứ không cần sử dụng bạo lực. Thực tế cho thấy những trẻ học được cách thể hiện, nói lên những cảm nghĩ trong gia đình rất ít có khuynh hướng và hành vi hung bạo.
  4. 5. Quan tâm sâu sát đến cuộc sống của con cái: Quan tâm về việc học hành, bạn bè, các sinh hoạt nhưng không nên tìm cách xâm phạm đến những “bí mật” riêng tư của trẻ. Khi nhận được phản ánh từ phía nhà trường, cha mẹ phải có ngay giải pháp. Nên trao đổi thẳng thắn hơn là cứ để xảy ra ngộ nhận (về lâu dài sẽ gây bất lợi cho trẻ). Sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình sẽ góp phần giúp cha mẹ gần gũi con cái hơn. 6. Tự đặt mình vào địa vị trẻ trong trường hợp xảy ra xung đột nghiêm trọng, thử tìm hiểu xem con bạn có thái độ đó là nhằm mục đích gì? Phải chăng nó muốn gây sự chú ý, quan tâm của cha mẹ, hay để không phải cố gắng làm một việc gì khác? Khi đã nắm bắt được điều trẻ muốn, có thể bạn sẽ giúp trẻ hiệu quả hơn. Quan trọng là cha mẹ phải thật bình tĩnh, cho dù đã trải qua một ngày làm việc mệt nhọc, căng thẳng. 7. Cho trẻ một số quyền tự do nhất định, chẳng hạn trong việc chọn lựa trang phục, hoặc quyết định về thời khóa biểu có thể tiếp bạn bè, làm bài tập... Cũng giống người lớn, trẻ cần cảm thấy mình có một vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và có những quyết định của riêng mình. Hãy dạy trẻ biết gánh chịu những hậu quả và tự chịu trách nhiệm. 8. Tạo điều kiện cho trẻ chơi một môn thể dục thể thao, qua đó rèn luyện và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Đó là cách tốt nhất để trẻ có thể tiêu thụ hết năng lượng dư thừa. Nên ưu tiên chọn những môn thể thao có tính tập thể, đoàn
  5. kết hoặc môn võ cổ truyền như nhu đạo, vì nó có tính kỷ luật nghiêm ngặt, giúp trẻ biết tôn trọng người khác và nhất là biết tự chủ bản thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2