intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việc học tiếng anh của sinh viên khoa tiếng Trung trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: ĐInh ĐInh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài khảo sát thái độ học tiếng Anh của sinh viên Khoa Tiếng Trung, qua đó thấy được nguyên nhân và hậu quả của những cách học tiếng Anh không đúng đắn và đưa ra những cách học tiếng Anh mang lại hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việc học tiếng anh của sinh viên khoa tiếng Trung trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

  1. Năm học 2011 - 2012 VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG TRUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Châu Gia Lệ, Châu Thi Bối (SV năm 1, Khoa Tiếng Trung) GVHD: TS Nguyễn Thị Quỳnh Vân 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, sự bùng nổ đầu tư của các công ty nước ngoài cũng như nhu cầu du lịch của khách nước ngoài ở Việt Nam ngày càng tăng. Vì thế, ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong công việc và cuộc sống của chúng ta. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ đã trở thành mong muốn của hầu hết các bạn sinh viên (SV) ngày nay bởi nó không chỉ đáp ứng yêu cầu công việc mà còn là nhu cầu giao tiếp của các bạn. Làm sao để học tốt ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh luôn là nỗi băn khoăn của SV. Đa số SV Khoa Tiếng Trung đều nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống hiện đại này. Tuy nhiên, không ít SV vẫn không hứng thú, sợ hãi khi đến tiết tiếng Anh hay trốn tránh khi giáo viên yêu cầu lên bảng hoặc làm bài tập. Đó có thể là do họ không tự tin với vốn tiếng Anh của mình, cũng có thể do họ nhút nhát, ngại đứng trước đám đông hoặc họ sợ xấu hổ khi nói sai, làm sai... Vì thế, mặc dù họ được đào tạo tiếng Anh từ thời phổ thông và tiếp tục được đào tạo ở bậc đại học, nhưng SV vẫn chưa đủ năng lực sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Chính vì vậy, trong phạm vi nhỏ hẹp của bài nghiên cứu, chúng tôi xin bàn bạc về thái độ của SV khi học tiếng Anh. 1.2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thái độ học tiếng Anh của SV Khoa Tiếng Trung, qua đó thấy được nguyên nhân và hậu quả của những cách học tiếng Anh không đúng đắn và đưa ra những cách học tiếng Anh mang lại hiệu quả cao. 1.3. Đối tượng nghiên cứu SV Khoa Tiếng Trung Trường Đại học Sư phạm TPHCM (ĐHSP TPHCM) 1.4. Giả thuyết khoa học Đa phần SV Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM đều không hứng thú và chưa có phương pháp học tiếng Anh mang lại hiệu quả cao. Đó có thể do họ lười nhác, không kiên trì trong quá trình học và không thực hành thường xuyên. SV cho rằng chỉ cần giỏi tiếng Trung là đủ nên họ chỉ chuyên tâm học tiếng Trung mà ít quan tâm đến tiếng Anh. 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 63
  2. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH - Tìm hiểu thực trạng việc học tiếng Anh của SV Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM. - Khảo sát thái độ học tiếng Anh của SV Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM. Nguyên nhân dẫn đến thái độ học tiếng Anh không đúng đắn của SV. - Đề xuất một số phương pháp học tiếng Anh mang lại kết quả cao. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết để lí giải thái độ học tiếng Anh của SV Khoa Tiếng Trung, để hiểu được nguyên nhân dẫn đến một số SV có những thái độ sai lệch đối với việc học Anh ngữ. - Phương pháp quan sát, theo dõi và ghi lại tác phong, cử chỉ, hành vi của các bạn SV trong giờ học tiếng Anh để biết được thái độ học tiếng Anh của SV Khoa Tiếng Trung; đồng thời, phát phiếu khảo sát, phỏng vấn, thu thập thông tin để hiểu thêm về tâm trạng cũng như nguyện vọng của SV Khoa Tiếng Trung khi học tiếng Anh. - Tổng hợp kinh nghiệm bằng cách lấy ý kiến từ những bạn có trình độ tiếng Anh cao cũng như những bạn có điểm thi Ielts, Toeic lí tưởng hoặc lấy ý kiến từ chuyên gia. 2. Thực trạng trình độ tiếng Anh của SV Khoa Tiếng Trung Hiện nay, trình độ tiếng Anh của SV Khoa Tiếng Trung vẫn chưa cao, SV mất kiến thức căn bản khá nhiều và kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh kém. SV cũng khá thụ động trong tiết tiếng Anh. Những khi giáo viên yêu cầu học nhóm, nhiều SV ngồi làm việc riêng, hoặc thảo luận một cách sơ sài, họ không biết rằng hoạt động nhóm là cơ hội để SV học hỏi nhau, cùng nhau nâng cao khả năng tiếng Anh của bản thân. Khá nhiều SV sau khi tốt nghiệp ra trường, tưởng như sẽ tìm được công việc lương cao, nhưng vì trình độ tiếng Anh kém nên đã bỏ qua rất nhiều cơ hội việc làm. 3. Thái độ của SV Khoa Tiếng Trung khi học tiếng Anh Việc học tiếng Anh có từ khi Anh ngữ được “du nhập” vào Việt Nam, tuy nhiên, nó chỉ phổ biến khi khách nước ngoài và sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam tăng. Hiện nay, đa số SV đều kéo nhau đi học tiếng Anh, nhưng không phải ai cũng có thái độ và phương pháp học hiệu quả. Khảo sát trên 115 SV Khoa Tiếng Trung cho thấy: Bảng khảo sát thái độ học tiếng Anh của SV Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM Thái độ Số lượng SV Tỉ lệ Không hứng thú khi học tiếng Anh 52 45.2% Hứng thú trong việc học tiếng Anh 47 40.9% Mang tâm trạng bình thường khi theo học tiếng Anh 16 13.9% Trong 115 SV thì chỉ có 40.9% SV có thái độ vui vẻ thoải mái khi học Anh ngữ, có 13.9% SV không thích cũng không ghét bộ môn tiếng Anh, trong khi đó, số SV không thích học môn tiếng Anh chiếm tỉ lệ cao nhất với 45.2%. 64
  3. Năm học 2011 - 2012 Nguyên nhân khiến SV Khoa Tiếng Trung không hứng thú trong việc học tiếng Anh là: - SV mất căn bản, vì thế họ luôn thấy tiếng Anh là thứ ngôn ngữ khó học, không muốn tiếp thu. - Cách giảng dạy của giảng viên không thu hút, hấp dẫn, lôi cuốn. Giảng viên có chuyên môn cao, nhưng không biết cách truyền đạt, khiến cho SV khó hiểu. - SV luôn quan điểm rằng tiếng Trung mới là chuyên ngành của họ, tiếng Anh biết hay không cũng được nên họ không chuyên tâm khi học tiếng Anh. - Giáo trình không phù hợp với năng lực của SV, có nhiều bạn thấy quá dễ, không có thách thức, nên không hứng thú học, có bạn thì thấy khó, nên nản, vì thế cũng không hứng thú. - Học lực của các bạn SV trong cùng 1 lớp không đồng đều nhau, những SV kém cảm thấy quá áp lực trong khi các bạn SV khá giỏi lại cảm thấy nhàm chán khi học tiếng Anh. Tiếng Anh cũng chỉ là một loại ngôn ngữ, nếu bạn có thể thông thạo tiếng Việt thì chẳng có lí do gì để bạn không thể học tốt tiếng Anh. Các nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ để giao tiếp thôi thì chỉ cần 2000 từ và khoảng hơn 100 cấu trúc cho khoảng 90% giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, học và thành thạo tiếng Anh không phải là khó. Nhưng vì sao nhiều bạn SV vẫn không thành công khi học tiếng Anh? 4. Nguyên nhân khiến SV không học tốt tiếng Anh 4.1. Về phía học sinh Không có mục đích Một số SV học tiếng Anh chỉ vì theo phong trào hay do ba mẹ cưỡng ép học, mà không có mục đích rõ ràng. Nếu SV muốn sau này tìm được một công việc tốt, lương cao thì đã tích cực theo học tiến bộ rất nhanh. Học tiếng Anh mà có một mục đích rõ ràng thì sẽ rất hứng thú trong việc học và sẽ chóng giỏi. Ngược lại, ta không xác định mục đích rõ ràng trước khi học, ta sẽ không hứng thú học và mau chán, gặp khó khăn là bỏ cuộc ngay, kết quả là việc học chẳng đâu vào đâu. Làm việc gì cũng cần có mục đích, học tiếng Anh lại càng cần có mục đích rõ rệt. Thiếu kiên trì Một số SV thiếu kiên trì trong việc học tập tiếng Anh. Thời gian đầu, nội dung học đơn giản, trí óc làm việc còn thuận lợi, tiến bộ nhanh, ai học cũng thấy phấn khởi. Thời gian sau, số lượng từ ngày càng nhiều, nội dung ngữ pháp cũng phức tạp hơn, việc học tiếng Anh trở nên khó khăn hơn, SV trở nên chán nản, vắng lớp nhiều. Nghỉ học một buổi, hôm sau đến nghe giảng sẽ không hiểu hết bài, vì nội dung bài thường liên kết nhau, chán nản nên họ không muốn tìm hiểu thêm và cũng chẳng muốn tìm cách khắc phục khó khăn, từ đó buổi học buổi nghỉ, lỗ hổng kiến thức ngày càng nhiều, nên đã bỏ cuộc, cuối cùng, công sức cố gắng thời gian đầu đã đổ sông đổ biển. Học tiếng Anh cần phải luyện tập hằng ngày. Học ngoại ngữ và để sử dụng được ngoại ngữ 65
  4. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH là cả một quá trình. Đối với việc học tiếng Anh, đầu tư thời gian là một yếu tố quan trọng. Không có phương pháp học Nhiều SV chưa biết cách học tiếng Anh, chưa tìm ra phương pháp học tốt nhất. Muốn học tốt tiếng Anh, không thể học vẹt, vì học từng từ rất khó thuộc và mau quên, đôi lúc sử dụng từ không đúng ngữ cảnh cũng sẽ tạo nên nhiều tình huống dở khóc dở cười. Học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không phải chỉ học từ và ngữ pháp là đủ, mà ta còn phải tìm hiểu về văn hóa, tập tục của quốc gia này. Có rất nhiều phương pháp giúp ta cải thiện trình độ tiếng Anh, ví dụ như học qua từ điển, truyền hình, băng đĩa, những bài hát, bộ phim… Không thực hành Nhiều SV học tiếng Anh một cách rụt rè và nhút nhát, ngại giao tiếp. Học mà không hành thì khó mà tiến bộ được. Họ ngại nói sai, sợ phát âm không đúng, không chuẩn… Vì thế mà khả năng nghe nói rất kém. Nhiều người đổ thừa rằng họ không có môi trường để giao tiếp, đối thoại. Cơ hội là do mình tạo ra. Ta có thể đến các câu lạc bộ ngoại ngữ, ở đó có rất nhiều người nước ngoài, đó là một môi trường tốt để ta nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Ngày nay, Việt Nam cũng là nơi mà các khách du lịch tự do ưa chuộng, vì thế ta có thể tự nguyện làm hướng dẫn viên du lịch cho họ, một mặt vừa giúp ta cải thiện kĩ năng nghe nói tiếng Anh, mặt khác ta có thêm nhiều bạn nước ngoài… Đó chính là cách tốt để ta thực hành những gì mà ta được học trong trường lớp. Học phải đi đôi với hành thì ta mới có thể tiến bộ nhanh. Không có tinh thần tự học Cho dù học môn gì, cũng phải tự học, nhưng đối với học tiếng Anh thì khâu tự học là vô cùng quan trọng. Để có thể học tốt tiếng Anh, ngoài những kiến thức tiếp thu trong trường lớp, ta phải đọc thêm sách, tích cực tìm hiểu, trau dồi… Có như thế, trình độ tiếng Anh của ta mới có thể cải thiện. 4.2. Về phía giáo viên giảng dạy “Một trong những nguyên nhân khiến việc “dạy học ngoại ngữ mãi vẫn kém” trong các trường đại học là do quan điểm coi ngoại ngữ như một môn học kiến thức chứ không phải kĩ năng. Bởi vì cách dạy và học tiếng Anh ở các trường đại học đã không chú trọng việc rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho người học. Việc dạy và học chủ yếu phục vụ thi, trong khi các kỳ thi cuối cấp, thi vào đại học vẫn chỉ tập trung vào ngữ pháp. Quan niệm này giống như một cản trở lớn trong việc rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ của học sinh, SV. Giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn nói quá nhiều trong giờ học, trong khi lẽ ra phải tạo cơ hội cho người học nghe, nói, giao tiếp, tạo môi trường để người học sử dụng ngoại ngữ. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên dạy tiếng Anh cũng là một vấn đề cần bàn”. (Theo TS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Ban quản lí đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tại Hội nghị triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường đại học ngày 23-12-2011). 66
  5. Năm học 2011 - 2012 “Giảng viên dạy tiếng Anh chung thì rất nhiều nhưng dạy thế nào, với yêu cầu ra sao là do yêu cầu của từng trường và từng bậc học. Chuẩn đầu ra về tiếng Anh cho bậc đại học còn mờ nhạt chung chung. Đào tạo được giảng viên tiếng Anh chuyên ngành hoặc giảng chuyên ngành bằng tiếng Anh tại các trường ĐH là một việc làm lâu dài và khó”. (Theo PSG-TS Lê Kim Long, Phó trưởng ban, Ban đào tạo ĐHQG Hà Nội trong một buổi trao đổi với báo điện tử Bee.net.vn về giải pháp để việc dạy và học tiếng Anh hiệu quả trong các trường ĐH, CĐ). 4.3. Về phía phụ huynh Đa phần phụ huynh luôn mong muốn con mình giỏi ngoại ngữ để sau này tìm được một công việc tốt. Mặc dù tiếng Anh là ngoại ngữ 2 trong trường nhưng nhiều phụ huynh vẫn đưa con em mình đến học tại các trung tâm ngoại ngữ bên ngoài. Họ không phải là không tin vào chất lượng đào tạo tiếng Anh trong trường mà chỉ là muốn giúp con mình nâng cao trình độ Anh ngữ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng tìm hiểu kĩ chất lượng của các trung tâm trước khi cho con mình vào học, mà chỉ nghe theo lời tư vấn của các nhân viên trong trung tâm, rồi cho con vào học. Như thế, chúng ta rất dễ bị mắc lừa và làm tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Vì thế phụ huynh cũng cần cân nhắc kĩ khi cho con em mình vào học tại các trung tâm Anh ngữ. 5. Các phương pháp học tiếng Anh mang lại kết quả cao Bạn Nguyễn Hoàng Giang với điểm thi IELTS 8.5 chia sẻ: “Người học cần nắm chắc ngữ pháp và có tinh thần tự giác học. Tự tin khi nói chuyện cùng giáo viên hoặc người bản xứ cũng là một trong những nguyên tắc giúp người học nâng cao khả năng tiếng Anh. Ngoài ra, để có nhiều cơ hội được thực hành nhiều hơn, các bạn nên tận dụng tham gia các cuộc thi bằng tiếng Anh hay tìm bạn cùng học để có thể trao đổi thảo luận với nhau được nhiều hơn”. Bạn Tống Phạm Hàn Vân, SV Trường ĐHSP TPHCM, với tổng điểm IELTS 8.0 chia sẻ: “Vân tạo cho mình thói quen đọc tin tức tiếng Anh hằng ngày. Nghe thì có vẻ nó không giúp ích gì cho bài thi viết nhưng Vân thấy thói quen này cực kỳ cần thiết vì nó giúp Vân cập nhật những gì đang diễn ra xung quanh. Đọc tin tức tiếng Anh không chỉ giúp Vân trau dồi vốn từ vựng mà còn học được các bài luận tiếng Anh nên được viết thế nào và tránh bị ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ. Tất nhiên chỉ đọc tin tức thôi thì không thể giúp mình viết tốt. Nó còn đòi hỏi mình phải luyện viết nhiều và có được một người dày dạn kinh nghiệm sửa bài viết của mình”. Để học tốt tiếng Anh cần thực hiện: Bước 1: Bạn cần có động lực rõ ràng và duy trì động lực mạnh mẽ cho mình. Làm thế nào để có động cơ học tập tốt? Bạn nên viết ra các mục tiêu của mình, dán vào nơi dễ nhìn thấy. Mục tiêu sẽ giúp bạn duy trì động lực học tập. Động lực giúp bạn học tích cực và hiệu quả hơn. Các nghiên cứu khoa học cho rằng, chỉ có 3% não bộ hoạt động hiệu quả, còn 97% còn lại 67
  6. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH ít được khai thác. Chính vì thế, đọc những mục tiêu mà bạn ghi trên giấy sẽ giúp bạn hứng thú và phấn khởi hơn khi bắt tay vào việc học tiếng Anh. Bước 2: Xác định mục tiêu học tiếng Anh. Có động lực không chưa đủ, bạn cần xác định mục tiêu mà mình cần đạt được là gì. Như đã nói, nếu chỉ để giao tiếp hàng ngày thì chỉ cần 2000 từ vựng và hơn 100 cấu trúc căn bản. Nhưng chúng ta cần nhiều hơn thế. Bởi vì nếu ta chỉ dừng ở mức 2000 từ và 100 cấu trúc thì ta chưa thật sự hiểu hết tiếng Anh. Vì thế, khi ta đạt đến đích của mục tiêu này thì ngay lập tức phải đặt cho bản thân mục tiêu mới hơn và cao hơn. Như thế, tiếng Anh của ta mới không ngừng nâng cao. Nếu ta cứ “ngủ quên trong chiến thắng” thì trình độ tiếng Anh của ta cũng ngày một lùi bước. Về mặt từ vựng: Chúng ta rất hay quên từ vựng. Vậy làm thế nào để có thể nhớ được từ vựng? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn học một từ mới, não bộ chỉ lưu giữ thông tin trong trí nhớ ngắn hạn, và thông thường trí nhớ ngắn hạn chỉ lưu giữ thông tin đó trong vòng 24 giờ, nếu ta không nhắc lại và ghi nhớ nó vào trí nhớ dài hạn thì thông tin đó sẽ mất đi. Việc quên từ vựng chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến người học ngoại ngữ chán nản rồi bỏ cuộc. Học từ vựng bằng cách hình ảnh hóa nó là cách học từ vựng tốt nhất, bởi khi gặp một từ vựng mà bạn đã học bằng hình ảnh thì bạn bật ra ngay chứ không cần dịch ra tiếng Việt. Ta cũng có thể luyện từ vựng bằng cách viết nhật kí. Khi đọc một bài báo hay một văn bản nào đó, thấy từ nào không biết, hãy tô đậm và tra từ điển. Ngoài việc thỉnh thoảng giở ra đọc và tự dịch lại, thì bạn nên dùng những từ mới học được để viết nhật kí. Công cụ và phương pháp học tiếng Anh nào là hiệu quả? Kiến thức là những gì bạn biết, kĩ năng là những gì bạn làm. Kiến thức chính là ngữ pháp và từ vựng, kĩ năng gồm nghe, nói, đọc,viết. Nhiều SV cho rằng nắm vững ngữ pháp và từ vựng là ta có thể sử dụng ngoại ngữ mà ta đã học (tiếng Anh), đó là cách nghĩ sai lầm. Bởi đó mới chỉ là một phần của quá trình học tiếng Anh, bạn cần phải luyện thành thạo các kĩ năng dựa trên nền tảng kiến thức đã học. Bạn sẽ thất bại nếu học mà không có sự liên kết giữa kĩ năng và kiến thức. Bạn biết tiếng Anh nhưng không thể sử dụng được tiếng Anh thì khi đó bạn vẫn chưa là người học ngoại ngữ thành công. - Kĩ năng nghe và nói: Khi bạn học ngữ pháp luôn đi liền với thực hành kĩ năng, gồm có: nghe nó vào, nói nó ra, mắt thì nhìn, tay thì viết. Chúng ta hãy nhìn lại lộ trình học ngôn ngữ của con người: khi ta sinh ra, ta được nghe những người xung quanh nói, sau đó ta bắt chước nói theo, lớn lên ta tập đọc rồi sau đó tập viết. Và học tiếng Anh bạn cũng cần tuân thủ lộ trình này. Bạn cần nghe từ đó được nói như thế nào, nói theo âm mẫu, đọc nó trong văn cảnh và cấu trúc, sau đó bạn cần viết nó ra. Chính vì vậy, chúng ta cần nghe tiếng Anh bản ngữ ngay từ đầu để đảm bảo đúng âm chuẩn. Nếu không, bạn phát âm không chuẩn và không thể nghe tốt được. Vì tiếng Anh là một ngôn ngữ đa âm tiết có cách phát âm khác rất nhiều so với tiếng Việt - một ngôn ngữ đơn âm. Nếu tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, phát âm một cách rõ từng từ một, thì 68
  7. Năm học 2011 - 2012 trong tiếng Anh chúng ta phải phát âm rõ từng âm một của từ vựng đó, tức là gồm: âm đầu, âm giữa và âm cuối, đôi lúc có luyến âm giữa từ này với từ khác. Làm thế nào để nghe âm chuẩn ngay từ đầu? Bạn nên tìm một từ điển điện tử để tra hoặc tìm nghe các đối thoại đơn giản của người bản xứ, chú ý cách phát âm của họ và bắt chước theo hoặc bạn có thể xem phim trên các kênh nước ngoài như HBO, Star Movie… Làm như thế vừa giúp bạn nâng cao kĩ năng nghe và giúp bạn phát âm chuẩn hơn. Bạn nên ghi âm lại lời bạn nói để đối chiếu với giọng bản ngữ, điều này giúp kĩ năng nghe của bạn tiến bộ rất nhanh. Đây chính là phương pháp học tập đa giác quan. Nếu phát âm đúng thì sẽ giảm thiểu sự hiểu lầm, giúp người nghe hiểu rõ ý bạn hơn. Sau khi đã phát âm tốt thì các bạn cần quan tâm đến trọng âm và ngữ điệu trong tiếng Anh. Về trọng âm, thì thực chất có những nguyên tắc nói trọng âm, bạn nên nghe người bản ngữ nói và bắt chước theo họ, vì bản chất, trong khi nói người bản ngữ đã thể hiện trọng âm rồi. Sau khi nắm bắt được trọng âm, bạn nên chuyển sang ngữ điệu. Ngữ điệu trong tiếng Việt và tiếng Anh cũng khác xa nhau. Khi người nước ngoài nói chuyện với nhau, họ thường hiểu theo ngữ điệu của người nói. Và trong ngữ điệu của tiếng Anh, người ta sẽ nhấn mạnh vào những từ mang tính ngữ nghĩa và nói lướt những từ mang tính chất ngữ pháp thuần tuý. - Kĩ năng đọc: Khi tra từ, bạn nên tra tất cả những từ phái sinh của nó như danh từ, động từ, tính từ… sau đó chép ra sổ (chép cả cách phát âm). Tiếp theo bạn xem lại bài đọc một lần nữa để xem bạn hiểu thực sự hay chưa. Tuy nhiên, nếu có câu bạn vẫn không hiểu được ý nghĩa của nó mặc dù không có từ mới thì nghĩa là bạn đang gặp trục trặc về ngữ pháp hoặc văn phong, hãy đánh dấu lại để hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Sau khi đọc hiểu xong, bật file âm thanh của bài đọc đó lên để nghe xem người bản ngữ nói như thế nào, bạn nên dõi mắt nhìn theo các kí tự để có thể nhận biết âm chuẩn ngay từ đầu. Sau khi nghe âm thanh bài đọc, bạn hãy nhìn vào bài và đọc to nó lên. Ở lần đọc thứ nhất, nên đọc chậm, đọc rõ từng âm một. Ở lần đọc thứ 2, bạn đọc nhanh hơn. Khi việc đọc thành thạo rồi, bạn nên dừng việc luyện đọc và chuyển sang luyện viết. - Kĩ năng viết: Khi đọc một bài, hãy gấp lại và viết những ý mà bạn nhớ được bằng tiếng Anh ra, viết với tất cả những từ vựng và cấu trúc bạn đã biết, nhưng bạn phải tóm tắt được ý của bài đó hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sau khi viết xong hãy cất nó đi, cố nhớ lại những gì mình vừa viết và nói lại nó. Cứ như thế mỗi ngày bạn làm với một bài gồm: đọc hiểu, luyện nghe, luyện nói và luyện viết. Những cách trên không những giúp bạn nghe đúng, nói đúng, viết đúng ngay từ đầu mà nó còn hỗ trợ ghi nhớ và tăng cường khả năng phản xạ khi giao tiếp. Đôi khi, ta cũng có thể thay bài đọc bằng bài thơ hoặc bài hát để tránh sự nhàm chán. Tóm lại, để đạt được thành công bạn phải duy trì một động lực học tập mạnh mẽ và luôn luôn nhớ tới mục tiêu học tập của mình. Hãy luôn nhớ rằng, học tiếng Anh là cả một quá trình, muốn giỏi tiếng Anh cần kiên trì luyện tập, chứ không phải trong một ngày một đêm là giỏi được. Vì vậy, ta cần luyện tập hàng ngày, không ngừng tìm tòi 69
  8. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH học hỏi, đào sâu kiến thức, làm chủ được tiếng Anh chắc chắn sẽ giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống. 6. Giải pháp giúp nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho SV khoa Tiếng Trung 6.1. Về giáo trình Giáo trình phải phù hợp với năng lực của SV. Giáo trình quá khó, kiến thức quá nhiều dễ làm SV bị “ngộp thở” vì không theo kịp, dễ dẫn đến tình trạng SV chán nản, không hứng thú học và dễ dàng bỏ cuộc. Ngược lại, giáo trình quá dễ cũng góp phần khiến SV cảm thấy nhàm chán, không thích học. SV không tìm được kiến thức mới trong giáo trình, tất cả kiến thức trong giáo trình, họ đều đã học qua và nắm khá kĩ thì như thế cũng sẽ không tạo được sự hứng thú cho SV. Vậy thế nào là giáo trình phù hợp với SV? Đối với SV năm nhất: Sau khóa học chính trị đầu năm, nhà trường cần tổ chức một buổi kiểm tra trình độ anh văn của các bạn SV. Làm như thế giúp nhà trường có cái nhìn tổng quát hơn về trình độ anh ngữ của SV trường mình nói chung và của Khoa Tiếng Trung nói riêng, để từ đó có thể sắp xếp lớp một cách hợp lí hơn. Trong đợt kiểm tra đầu năm đó, những SV nào đạt chuẩn đầu vào thì xếp cùng một lớp và học giáo trình tương ứng. Những SV có điểm cao hơn điểm chuẩn thì nộp chứng chỉ tiếng Anh cho trường và không phải học môn tiếng Anh trong trường hoặc không học tiếng Anh trong trường nhưng vẫn phải tham dự các kì thi giữa kì và cuối kì do trường quy định. Đối với những bạn SV không đạt điểm chuẩn đầu vào môn Anh văn do trường quy định thì phải tự nâng cao trình độ và được kiểm tra lại vào năm 2. Nhà trường nên giới thiệu và có ưu đãi học phí cho SV của trường đến học tại Trung tâm ngoại ngữ của Trường. 6.2. Cách giảng dạy của giảng viên Giảng viên vẫn còn khá chú trọng trong việc giảng dạy từ vựng và ngữ pháp, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến không ít SV biết tiếng Anh nhưng không sử dụng được. Giảng viên cần tạo nhiều cơ hội thực hành kĩ năng nghe và nói cho SV nói chung và SV các khoa ngoại ngữ nói riêng. Đối với các SV khoa tự nhiên - xã hội, kĩ năng viết và đọc là quan trọng hơn. Tuy nhiên, giảng viên cũng cần giúp các bạn phát triển kĩ năng nghe và nói, để tránh trường hợp SV lúng túng, bối rối khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Còn đối với SV khoa ngoại ngữ như Khoa Tiếng Trung chẳng hạn, thì kĩ năng nghe và nói là đặc biệt quan trọng. Vì thế, bên cạnh việc giảng dạy từ vựng và ngữ pháp, giảng viên cần tạo điều kiện cho SV thực hành nhiều hơn. Để SV không cảm thấy nhàm chán khi học tiếng Anh, giảng viên cũng cần thiết kế bài giảng lôi cuốn và hấp dẫn hơn bằng cách tổ chức những buổi thảo luận, thuyết trình nhóm theo đề tài, cho SV chơi trò chơi, hoặc nghe nhạc… Vừa học vừa chơi vẫn là cách tốt nhất tạo hứng thú học cho SV, và khiến SV nhớ bài lâu hơn. Tóm lại, giáo viên nên giúp SV phát triển cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. 70
  9. Năm học 2011 - 2012 7. Kết luận Đa số SV Khoa Tiếng Trung trường ĐHSP TPHCM chưa có phương pháp học tiếng Anh đúng đắn. Tuy nhiên, họ ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống hiện nay và họ có mục đích rõ ràng khi chọn học ngành ngoại ngữ. Bên cạnh đó, cũng có một số bạn cảm thấy chán nản sau một thời gian theo học và đã bỏ cuộc vì họ không đủ kiên trì và học không đúng phương pháp. Số SV chưa tự tin vào bản thân khi giao tiếp bằng tiếng Anh vẫn còn chiếm số đông. Chỉ cần có quan điểm và cách học đúng đắn, chắc chắn tiếng Anh sẽ không còn là nỗi ám ảnh đối với các bạn SV cử nhân Khoa Tiếng Trung Trường ĐHSP TPHCM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://cunghoc.org/tin-tuc-su-kien/5-nguyen-nhan-h%E1%BB%8Dc- ngo%E1%BA%A1i-ng%E1%BB%AF-khong-thanh-cong/. 2. http://www.tienganh.com.vn/showthread.php?28452-H%E1%BB%8Dc- ti%E1%BA% BFng-Anh-kh%C3%B3-hay-d%E1%BB%85. 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2