intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm da cơ địa (L20)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Viêm da cơ địa (L20)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, lâm sàng, chẩn đoán, bộ tiêu chuẩn Hanifin-Rajka, điều trị, chỉ định nhập viện, điều trị ngoại trú, tư vấn phòng bệnh, chăm sóc cho trẻ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm da cơ địa (L20)

  1. VIÊM DA CƠ ĐỊA (L20) 1. ĐỊNH NGHĨA - Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mạn tính, tái phát từng đợt thường kèm theo tăng IgE huyết thanh. - Bệnh thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, 60% trẻ khởi phát bệnh trong năm đầu và 85% trẻ trong 5 năm đầu tiên. - Thường có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc nhóm bệnh dị ứng nói chung gồm viêm mũi dị ứng, chàm, hen suyễn, mày đay, dị ứng thức ăn, thuốc. - Nguyên nhân: + Di truyền: 60% người bị bệnh có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ đều bị thì xác suất con mắc bệnh là 80%. + Môi trường: ô nhiễm môi trường, dị nguyên như lông thú vật, bụi, phấn hoa, thức ăn, sữa. + Tăng hoạt tính Lympho Th2. + Các yếu tố làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da như thời tiết lạnh khô làm khô da. 2. LÂM SÀNG - Biểu hiện lâm sàng thay đổi theo từng lứa tuổi và giai đoạn bệnh. 2.1. Sơ sinh đến dưới 2 tuổi - Sang thương ban đầu là hồng ban, sẩn, ngứa sau đó xuất hiện mụn nước nông, dễ vỡ, sau khi vỡ đóng mày, tiết dịch. 363
  2. - Vị trí: thường ở 2 má, mặt, trán, mặt duỗi các chi, không bị ở vùng mặc tã. - Bệnh thường tự khỏi khi trẻ được 2 tuổi (80%). 2.2. Trẻ từ 2 tuổi đến 16 tuổi - Thường do viêm da cơ địa từ lúc trẻ < 2 tuổi chuyển thành. - Bệnh diễn tiến sang giai đoạn mạn tính: sang thương ít tiết dịch hơn, có biểu hiện dày sừng liken hóa do gãi nhiều. Vị trí thường gặp là vùng cổ (vằn cổ trâu), nếp gấp khuỷu tay, cổ tay, khoeo, mắt cá. - Tổn thương trên 50% diện tích da có thể gây suy dinh dưỡng. - 50% trẻ sẽ khỏi sau 10 tuổi. 3. CHẨN ĐOÁN Bộ tiêu chuẩn Hanifin-Rajka gồm: v 4 Tiêu chuẩn chính: 1. Ngứa (Itching). 2. Viêm da mạn tính và tái phát (Chronic or chronically relapsing dermatitis). 3. Hình thái và vị trí thương tổn điển hình (Typical distribution and morphology of AD rash). Trẻ em: chàm khu trú ở mặt, vùng duỗi. Trẻ lớn và người lớn: dày da, Lichen vùng nếp gấp. 4. Tiền sử cá nhân hay gia đình có bệnh cơ địa dị ứng (Personal or family history of atopic diseases) như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. 364
  3. v 19 Tiêu chuẩn phụ: 1. Khô da (Dry skin). 2. Viêm môi (cheilitis). 3. Đục thủy tinh thể (Anterior subcapsular cataract). 4. Viêm kết mạc mắt và kích thích ở mắt tái phát. 5. Mặt: đỏ, tái. 6. Dị ứng thức ăn (Food intolerance). 7. Chàm ở bàn tay (Hand eczema). 8. IgE tăng (Elevated IgE levels). 9. Phản ứng da tức thì týp 1 dương tính (Immediate skin test type 1 reactivity). 10. Dễ bị nhiễm trùng da và hay tái phát. 11. Ngứa khi ra mồ hôi (Itching on sweating). 12. Vẩy phấn trắng (Pityriasis alba). 13. Chứng vẽ nổi (Dermographism). 14. Giác mạc hình chóp (Keratoconus). 15. Các thương tổn khác giống dày sừng nang lông (Other like Keratosis Pilaris). 16. Tuổi phát bệnh sớm. 17. Chàm núm vú. 18. Nếp dưới mắt Dennie-Morgan. 19. Quầng thâm quanh mắt. Tiêu chuẩn chẩn đoán: ít nhất 3 tiêu chuẩn chính + 3 tiêu chuẩn phụ. Mức độ: - Nhẹ: khô da khu trú, ngứa không thường xuyên (có thể có hoặc không có đỏ da), ảnh hưởng không đáng kể đến sinh hoạt hằng ngày, giấc ngủ và tâm lý xã hội. 365
  4. - Trung bình: khô da khu trú, ngứa thường xuyên, đỏ da (có thể có hoặc không có hiện tượng dày sừng), ảnh hưởng một phần đến sinh hoạt hằng ngày, giấc ngủ và phát triển tâm lý xã hội của trẻ. - Nặng: khô da lan tỏa, ngứa liên tục, đỏ da (có thể có hoặc không có dày da, chảy máu, thay đổi màu sắc da, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày, gây mất ngủ cho trẻ. 4. ĐIỀU TRỊ 4.1. Chỉ định nhập viện Bội nhiễm da nặng, sốt cao, bạch cầu > 15.000/mm3 hoặc không đáp ứng với điều trị ngoại trú. 4.2. Điều trị ngoại trú - Tại chỗ: + Làm ẩm da: § Sữa tắm: Cetaphil, Saforell, Eucerin, Ceredan, Corine De Farme. Tắm ngày 1 đến 2 lần tùy trường hợp. § Sản phẩm làm ẩm, dịu da: sang thương khô da, da vẩy cá, nứt da nhẹ, có thể dùng các sản phẩm trên làm kem bôi da. Bôi thuốc sau khi tắm, ngày 2 lần. + Chống viêm, chống ngứa: § Sang thương tiết dịch: sử dụng thuốc bôi dạng nước (Milan, xanh Methylen, Eosin 2%), ngày 1 đến 2 lần. Corticoid: Hydrocortisone 1% dùng cho các sang thương ở mặt, Clobetasone 366
  5. butyrate 0,05% cho các sang thương từ cổ đến chân, bôi ngày 1-2 lần/ngày trong thời gian ≤ 7 ngày. § Nếu sang thương có bội nhiễm: có thể dùng loại thuốc bôi phối hợp corticoid và kháng sinh (Fucicort...). § Thuốc ức chế calcineurine (Tacrolimus 0,03%): khi tình trạng bệnh nặng và không cải thiện với điều trị thông thường và trẻ trên 2 tuổi. Bôi lớp thuốc mỏng lên sang thương ngày 2 lần (sáng, chiều), không bôi lên vùng bán niêm, sử dụng không quá 2 tuần. - Toàn thân: + Chống ngứa: khi ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. § Desloratadin (viên 5 mg, syrup 2,5 mg/5 ml), sử dụng ngày 1 lần: 6 tháng đến 11 tháng tuổi: 2 ml (1 mg); 1 đến 5 tuổi: 2,5 ml (1,25 mg); từ ≥ 6 tuổi: 5 ml (2,5 mg). § Chlorpheniramin 4 mg liều trẻ từ 2-5 tuổi 1 mg mỗi 4-6 giờ tối đa 8 mg/24 giờ, trẻ từ 6-11 tuổi: 2 mg mỗi 4-6 giờ tối đa 16 mg/24 giờ, trẻ > 12 tuổi 4 mg mỗi 4-6 giờ tối đa 32 mg/24 giờ. § Cetirizin: dùng cho trẻ trên 6 tuổi, liều 5 ml x 2 hoặc 10 ml buổi tối. § Levocetirizin cho trẻ > 6 tháng 1,25 mg/lần buổi tối. 367
  6. § Fexofenadin: trẻ 6 tháng-2 tuổi: 15 mg/ngày, trẻ 2 tuổi-11 tuổi: 30 mg/ngày, trẻ > 12 tuổi: 60- 120 mg/ngày. + Chống viêm: dùng trong viêm da cơ địa cấp Prednisolone 0,5 mg/kg/ngày × 3 ngày, hoặc Deflazacort 0,75 mg/kg/ngày x 3 ngày (0,25-1,5 mg/kg/ngày). + Kháng sinh: sang thương có mủ, ưu tiên sử dụng kháng sinh theo hướng chống tụ cầu: Amoxicillin (Amoxicillin + Acid Clavulanic), Cephalosporin thế hệ 1, Erythromycin, Oxacillin, Cefuroxime. - Tư vấn phòng bệnh, chăm sóc cho trẻ: + Giải thích cho ba mẹ bé biết được các yếu tố có thể khởi phát bệnh, hướng dẫn cách bôi thuốc dưỡng ẩm da, vệ sinh da cho trẻ. + Loại trừ các yếu tố khởi phát bệnh: khí hậu khô, lạnh, các loại thức ăn gây dị ứng như các loại hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá ngừ), trứng, các dị nguyên như khói, bụi, lông thú cưng. 368
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2