intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm da tiết bã (L21)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Viêm da tiết bã (L21)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, lâm sàng, chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt, điều trị viêm da tiết bã. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm da tiết bã (L21)

  1. VIÊM DA TIẾT BÃ (L21) 1. ĐẠI CƯƠNG - Viêm da tiết bã là tình trạng viêm của da đầu thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 12 tháng tuổi đỉnh điểm là 3 tháng tuổi chiếm 70%. Đây là một bệnh lành tính, thường tự khỏi khi trẻ được 12 tháng tuổi, không để lại di chứng. - Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định tuy nhiên có thể kể đến như: di truyền, nấm Malassezia, vi khuẩn trên da… 2. LÂM SÀNG - Những mảng, vảy màu vàng, cứng, nhờn, khó bong tróc, lan tỏa. - Vị trí: những vùng giàu tuyến bã như da đầu, mặt. Một số trường hợp có thể xuất hiện ở vùng nách, vùng quấn tã. - Không ngứa giúp phân biệt với chàm hay viêm da cơ địa. - Không ảnh hưởng đến tổng trạng của trẻ, trẻ vẫn ngủ, bú tốt. 3. CHẨN ĐOÁN - Chủ yếu dựa độ tuổi, lâm sàng vảy mảng vàng, dính ở vùng đầu, mặt. - Cận lâm sàng: không cần thiết. 373
  2. 4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT - Viêm da cơ địa: gây ngứa nhiều thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, bú của bé, sang thương hồng ban không rõ bờ, có thể xuất hiện ở tay chân. - Viêm da tã lót: vị trí thường bị vùng quấn tã do tình trạng ẩm ướt, vệ sinh kém ứ đọng chất thải, mồ hôi. - Vùng da bị thường đỏ, gây đau rát cho trẻ. - Vẩy nến: thường hiếm gặp ở trẻ em. Sang thương vẩy ánh bạc, nhuyễn trên nền hồng ban. 5. ĐIỀU TRỊ - Dầu gội: Nizoral Shampoo, Lactacyd-Milky. - Dùng các thuốc bôi làm mềm, bong vảy: acid salicylic, propylen glycol. - Thuốc chống nấm tại chỗ như thuốc bôi hay dầu gội có chứa Ketoconazol từ 2-4 tuần. - Corticoid dùng tại chỗ. - Thuốc ức chế calcineurin dùng tại chỗ: mỡ tacrolimus cho trẻ > 2 tuổi (trường hợp nặng). - Trường hợp có bội nhiễm (da có mủ): kháng sinh uống hoặc bôi tại chỗ. - Tiêu chuẩn nhập viện: viêm da tiết bã có bội nhiễm (sốt cao, bạch cầu tăng, sang thương da có mủ…). 374
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2