intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm màng trong tim – Phần 1

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại cương + Viêm nội tâm mạc - là một nhiễm trùng máu, do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc nấm, khu trú lên màng trong tim (còn bình thường hoặc đã có thương tổn). + Ở Việt Nam - Theo Gs Đặng Văn Chung, tỉ lệ viêm màng trong tim chiếm 4,3% tổng số bệnh tim (1976). + Tuổi và giới... - Trước khi có kháng sinh, bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành. Ngày nay bệnh gặp cả ở người lớn tuổi. - Tỷ lệ giữa nam và nữ 2/1. Tuy nhiên, ở lứa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm màng trong tim – Phần 1

  1. Viêm màng trong tim – Phần 1 I.Đại cương + Viêm nội tâm mạc - là một nhiễm trùng máu, do tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hoặc nấm, khu trú lên màng trong tim (còn bình thường hoặc đã có thương tổn). + Ở Việt Nam - Theo Gs Đặng Văn Chung, tỉ lệ viêm màng trong tim chiếm 4,3% tổng số bệnh tim (1976). + Tuổi và giới... - Trước khi có kháng sinh, bệnh gặp chủ yếu ở người trưởng thành. Ngày nay bệnh gặp cả ở người lớn tuổi. - Tỷ lệ giữa nam và nữ 2/1. Tuy nhiên, ở lứa tuổi 51–60, tỉ số này là 9/1. - Thường có thêm những yếu tố thuận lợi như bệnh đái đường, các bệnh hệ thống, nghiện rượu, điều trị bằng corticoide hoặc các thuốc ức chế miễn dịch. + Vi khuẩn gây bệnh - có 4 nhóm: liên cầu, tụ cầu, các loại khác (đặc biệt là phế cầu, vi khuẩn Gram âm) và nấm.
  2. - Đối với liên cầu, phân loại dựa trên hiện tượng tiêu máu nay không còn giá trị, - Hiện nay, theo xếp loại của Lancefiel dựa trên kháng nguyên H, L, K - Liên cầu ngoài nhóm D thường ở vùng hầu – họng (30%) và liên cầu nhóm D bovis và etérocoques thường ở đường niệu - sinh dục (10%). - Ngoài ra phải nói đến loại viêm màng trong tim cấy máu âm tính. II.Phân loại * Lịch sử phát hiện - Facoud (1882) mô tả đầy đủ bệnh cảnh lâm sàng của thể bán cấp - Eichorst (1883) thông báo xếp loại thể lâm sàng: cấp, bán cấp và mãn (loại trừ thể sau cùng, xếp loại này đến nay vẫn được áp dụng). - Osler (1885) xác nhận nguyên nhân nhiễm khuẩn của bệnh. - Sehotmuller (1910) xác minh tác nhân gây bệnh của thể chậm là liên cầu khuẩn viridans. 1. Viêm màng trong tim cấp - Cơ chế bệnh sinh ở thể cấp hoàn toàn khác với thể bán cấp. vi khuẩn gây bệnh ở thể cấp đều có độc lực cao nên không cần số lượng nhiều. - Yếu tố cần thiết trong viêm cấp là có nhiễm khuẩn huyết và tùy theo từng loại vi khuẩn có khả năng bám vào bề mặt lá van nhiều hay ít.
  3. - Mức độ bám vào cao nhất ở loại Enterococcus và tụ cầu vàng, tiếp sau là liên cầu viridans và thấp nhất là E. coli và Klebsiella pneumoniae. - Gần đây có hai đường vào quan trọng: là đường tĩnh mạch vì tiêm các thuốc gây nghiện và phẫu thuật thay van tim gây viêm màng trong tim cấp và sớm; hay nhiễm trùng do cathete trong buồng tim của máu tạo nhịp tim. 2. Viêm màng trong tim bán cấp - Thường do liên cầu, đường vào thường gặp nhất là đường răng miệng (nhổ răng, chữa răng sâu, đôi khi cạo cao răng) - Các đường khác hiếm gặp hơn: đường tai mũi họng, viêm họng, viêm họng cắt “A”; đường tiết niệu: thông tiểu, soi bàng quang, cắt u xơ tuyền tiền liệt, phụ khoa, nạo sẩy thai, phẫu thuật ổ bụng, cắt túi mật, ung thư đường tiêu hoá da, mụn nhọt. - Đặt cathete qua da, đường nối (shunt) để lọc máu. III.Triệu chứng lâm sàng * rất khác nhau tùy theo thể bán cấp, thể cấp hoặc do van nhân tạo. 1.Viêm màng trong tim bán cấp a.Khởi phát - bắt đầu từ từ, toàn thân bị suy sụp kèm theo sốt nhẹ, không liên tục, - bệnh nhân mệt mỏi, sụt cân, chán ăn,
  4. - đôi khi ổ nhiễm trùng đầu tiên (răng, niệu dục) được coi như là nguyên nhân của bệnh cảnh trên - nhưng những triệu chứng tái xuất hiện trong những tuần sau, có thể gặp những đợt sốt cao ngắn kèm theo rét run, giống như cúm. - Đôi khi chẩn đoán được do một biến chứng xuất hiện (suy tim, tắc mạch). b.Triệu chứng toàn thân: + sốt là triệu chứng chính - có thể không đều, lượn sóng hoặc hình cao nguyên 39 – 40oC; - rét run hoặc sốt nhẹ, kín đáo, có thể bị bỏ qua trong thời gian dài, tuy nhiên, nếu lấy nhiệt độ, cứ 3 giờ một lần, sẽ thấy những đợt sốt cách hồi đó. - Nếu bệnh nhân đã được điều trị bằng kháng sinh thì thời gian không sốt lại càng kéo dài, ngắt quãng bởi những đợt sốt cách vài ngày. - Tỉ lệ viêm màng trong tim với triệu chứng hoàn toàn không sốt chiếm khoảng 3 – 5% (lerner) những khoảng thời gian không sốt hay gặp ở những người lớn tuổi và khi bệnh nhân có suy thận. + Thường kèm theo - mệt mỏi, gầy sút chán ăn, da xanh và đổ mồ hôi. - Nhiều khi có đau khớp, đôi khi đau bắp cơ. c. Triệu chứng khác
  5. + Tiếng thổi ở tim - là một yếu tố giúp nhiều cho chẩn đoán, nhưng phải xác định là một bệnh tim thực thể hay một tiếng thổi cơ năng – nhất là khi nghe được tiếng thổi lần đầu tiên. - Khi xác định bệnh tim, sự thay đổi của tiếng thổi rất có giá trị trong chẩn đoán. Cường độ tiếng thổi gia tăng trở thành tiếng thổi âm nhạc, biểu hiện sự phá hủy của van, rất có giá trị trong chẩn đoán (theo pankey, 16,7% có thay đổi âm thổi) ngược lại: viêm màng trong tim bán cấp không có tiếng thổi là rất hiếm: 1/167 trường hợp (pankey). + Lách to xuất hiện chậm, gặp trong thể bán cấp nhiều hơn thể cấp; 50% trường hợp, lách to vừa và không đau trừ khi có nhồi máu lách + Các dấu hiệu ngoài da - cũng không cố định , xuất hiện trong 20 – 25% trường hợp, nhưng là triệu chứng có giá trị đặc biệt, hầu như đặc hiệu của viêm màng trong tim . - Nốt Osler, hay “chín mé giả” một nốt cục đỏ ở đầu ngón tay hoặc ở mô ngón cái và mô ngón út,
  6. hoặc ở móng tay là điển hình nhất gặp trong 23 – 50% các thể cấp. đặc biệt vài ngày, có khi xuất hiện lại từng đợt. - Những dấu khác hiếm gặp hơn: dấu janeway là những chổ sưng lan toả ở đầu ngón tay hoặc nốt cục ở gan bàn tay hay bàn chân, đôi khi ở giữa có một điểm tử ban, chấm xuất huyết khu trú ở một số vùng như dưới xương đòn, mặt trước chi dưới niêm mạc (kết mạc, vòm hầu), ở giữa có một điểm xanh – vàng và cũng xuất hiện từng đợt.
  7. + Ngón tay dùi trống, hiếm gặp và xuất hiện muộn. + Soi đáy mắt cũng rất có ích trong chẩn đoán. Xuất huyết võng mạc hình thuyền đã được Doherty và Trubek mô tả, hình ngọn lữa, có khi điểm trắng ở trung tâm, người ta gọi là Roth spot. 2.Viêm màng trong tim cấp + Là thể có hội chứng nhiễm trùng rầm rộ, với: - sốt cao, kéo dài - kèm theo rét run - tăng bạch cầu quan trọng. + Một số điểm khác bệnh cảnh của thể bán cấp: - Bắt đầu dữ dội của một nhiễm trùng huyết, có cửa vào rõ rệt (nghiện xì ke, phẫu thuật đặc cathete ...); - sốt 39 – 49oC, rét run. - Đa số trường hợp, viêm màng trong tim ở đây là tiên phát - Có thể phát hiện một tiếng thổi tâm thu không điển hình, nhất là trong viêm màng trong tim bên tim phải. - Siêu âm giúp cho chẩn đoán, - Dấu ngoài da cũng gặp ít hơn, nốt Osler rất hiếm, nhất là lúc ban đầu,
  8. - Thương tổn Janeway hay gặp hơn: đôi khi có những nốt ở trung tâm có một giọt mủ. 3.Ở người mang van nhân tạo + Là thể lâm sàng nặng nhất và là biến chứng đáng sợ của phẫu thuật tim mở. - có thể là viêm màng trong tim sớm (trong 2 tháng đầu của phẫu thuật thay van) và - viêm màng trong tim trễ (xuất hiện sau 2 tháng tỉ lệ khoảng 1 –2% các ca thay van) - chẩn đoán thường khó vì hội chứng nhiễm trùng sớm trong hậu phẫu có thể do nhiều nguyên nhân khác... +Sự khác nhau giữa viêm màng trong tim sớm và trễ là ở chổ - bệnh cảnh lâm sàng cấp tính xuất hiện trong trường hợp viêm sớm, bán cấp trong trường hợp viêm trễ. - cửa vào đối với viêm sớm là ngoại khoa, trong lúc phẫu thuật hoặc ngay khi sau phẫu thuật.Đối với viêm trễ, cửa vào là răng, niệu – sinh dục, da .. - Viêm sớm thường do tụ cầu vàng, tụ cầu trắng và vi khuẩn Gram âm. Viêm trễ thường do liên cầu khuẩn, nhưng cũng gặp cả tụ cầu trắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2