intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm mũi xoang theo mùa, trị thế nào?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngứa mũi, hắt hơi là biểu hiện thường gặp của viêm mũi xoang dị ứng. Bệnh viêm mũi xoang theo mùa thường gặp ở người trẻ hoặc trẻ lớn, độ tuổi bắt đầu tham gia lao động nên ảnh hưởng lớn đến năng xuất lao động. Khi khai thác bệnh, có thể xác định được yếu tố gia đình và di truyền rõ ở 60% số bệnh nhân mắc, liên quan đến sự xuất hiện của một số loại phấn hoa như hoa sữa. Bệnh nhân bị bệnh có biểu hiện bằng triệu chứng ngứa mũi, phải lấy tay dụi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm mũi xoang theo mùa, trị thế nào?

  1. Viêm mũi xoang theo mùa, trị thế nào? Ngứa mũi, hắt hơi là biểu hiện thường gặp của viêm mũi xoang dị ứng. Bệnh viêm mũi xoang theo mùa thường gặp ở người trẻ hoặc trẻ lớn, độ tuổi bắt đầu tham gia lao động nên ảnh hưởng lớn đến năng xuất lao động. Khi khai thác bệnh, có thể xác định được yếu tố gia đình và di truyền rõ ở 60% số bệnh nhân mắc, liên quan đến sự xuất hiện của một số loại phấn hoa như hoa sữa. Bệnh nhân bị bệnh có biểu hiện bằng triệu chứng ngứa mũi, phải lấy tay dụi mũi, sau đó hắt hơi từng tràng thậm chí vài chục cái mỗi khi thời tiết thay đổi. Sau đó bệnh nhân xuất hiện chảy nước mũi trong đồng thời với dấu hiệu ngạt tắc mũi, cảm giác đầu nặng trịch do thiếu ôxy. Một số trường hợp bệnh nhân bị đau nhức vùng mặt, trán, chẩm tùy theo vị trí của xoang viêm. Đau đầu trong viêm xoang có thể xuất hiện vào những giờ nhất định như viêm xoang trán hay đau đầu lúc 10-12 giờ, viêm xoang sàng và xoang bướm lại đau vào tối… Bệnh có thể diễn biến kéo dài từ 7 ngày – 1 tháng thậm chí hơn nữa đến khi thời tiết của mùa đó ổn định, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ. Người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp và làm việc khi vừa nói vừa hắt hơi, vừa phải lau nước mũi. Bệnh có thể kèm theo viêm kết mạc mắt theo mùa gây ngứa mắt và chảy nước mắt cùng với dị ứng đường hô hấp dưới gây ra những cơn hen phế quản. Thăm khám hốc mũi thấy niêm mạc mũi phù nề, sũng nước, cuốn dưới quá phát làm bít tắc tầng thở của mũi. Khe giữa và khe dưới có mủ nhày hoặc mủ vàng xanh tùy giai đoạn của viêm mũi xoang theo mùa. Nếu quá trình viêm diễn biến lâu, khe giữa có thể có hiện tượng phồng lên, thoái hóa của lớp niêm mạc tạo thành gờ Kauffmann hoặc có các khối polip choán chỗ.
  2. Diễn biến và tiến triển của bệnh Các cơn dị ứng thường tự qua đi sau khi vào mùa chính dù không điều trị gì. Nhưng các cơn này lại lặp lại vào giai đoạn chuyển mùa của năm kế tiếp. Dần dần bệnh gây ra hiện tượng thoái hóa niêm mạc mũi, tạo thành các khối giả u gọi là polip mũi. Lúc này, người bệnh sẽ ngạt tắc mũi thường xuyên, tăng dần tới khi ngạt tắc mũi hoàn toàn và không đáp ứng với các thuốc co mạch được sử dụng, xuất hiện dấu hiệu mất ngủ. Nếu viêm mũi xoang đã hình thành polip. Khối polip tăng dần về kích thước sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng của khuôn mặt như đẩy phồng làm lệch rãnh mũi má về một phía. Gốc mũi bị bè ra nên hai hốc mắt xa nhau (bệnh Woakes). Trường hợp đó chỉ định phẫu thuật mũi xoang được đặt ra để nhằm giải quyết tình trạng ngạt tắc mũi do polip, nhưng nếu khuôn mặt đã bị biến dạng sẽ không còn phục hồi trở lại. Trong điều kiện nhiễm khuẩn, vệ sinh kém, cơ địa suy yếu, dị ứng mũi xoang dễ chuyển thành viêm mũi xoang nhiễm khuẩn. Lúc này bệnh nhân xuất hiện sốt, chảy mũi vàng, xanh, hôi, đau nhức mặt, thị lực có thể bị giảm nhưng lại phục hồi sau khi điều trị khỏi bệnh. Phấn hoa sữa có thể là thủ phạm gây viêm mũi dị ứng. Cận lâm sàng: có thể định lượng IgE máu thấy tăng trong cơn dị ứng, tìm thấy nhiều tế bào ái toan trong dịch mũi… Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các triệu chứng bệnh khai thác được từ bệnh nhân và qua thăm khám. Điều trị viêm mũi xoang theo mùa Toàn thân:
  3. - Kháng sinh nếu có viêm xoang bội nhiễm. - Sử dụng các thuốc kháng histamin H1. - Dùng steroid xịt tại mũi ngày hai lần trong vòng 2 tuần – 1 tháng. - Phẫu thuật được đặt ra trong trường hợp có polip. Phòng bệnh: - Giữ ấm mũi họng mỗi khi thay đổi thời tiết bằng máy xông hơi nước nóng trong phòng. Rửa mặt, đánh răng bằng nước ấm… - Tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ dị ứng cao như đồ hải sản: tôm, cua, mực… ăn thức ăn có tẩm ướp nhiều phụ gia như các đồ nướng, quay… vì trong giai đoạn này cơ thể rất dễ mẫn cảm dẫn đến các tình trạng sốc phản vệ do dị ứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. - Xịt mũi steroid hoặc uống kháng histamin H1 dự phòng trước khi chuyển mùa khoảng một tuần theo chỉ định và giám sát của thầy thuốc tai mũi họng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2