intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VIÊM PHỔI DO VIRÚT CÚM

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

109
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm nhiễm đường hô hấp dưới là nguyên nhân gây bệnh cũng như tử vong hàng đầu cho trẻ em trên toàn thế giới. Viêm phổi mắc phải cộng đồng gây ra những thiệt hại rõ rệt cho trẻ và gia đình, ngoài tổn thương sức khỏe, trẻ còn phải nghỉ học tại trường vài ngày, tốn kém thời gian tại các cơ sở y tế (khám bệnh, nhập viện…) và đôi khi phải nhận lấy những điều trị kháng sinh không cần thiết. Các tác nhân thường gặp bao gồm virút hợp bào hô hấp (RSV), virút á...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VIÊM PHỔI DO VIRÚT CÚM

  1. VIÊM PHỔI DO VIRÚT CÚM Viêm nhiễm đường hô hấp dưới là nguyên nhân gây bệnh cũng như tử vong hàng đầu cho trẻ em trên toàn thế giới. Viêm phổi mắc phải cộng đồng gây ra những thiệt hại rõ rệt cho trẻ và gia đình, ngoài tổn thương sức khỏe, trẻ còn phải nghỉ học tại trường vài ngày, tốn kém thời gian tại các cơ sở y tế (khám bệnh, nhập viện…) và đôi khi phải nhận lấy những điều trị kháng sinh không cần thiết. Các tác nhân thường gặp bao gồm virút hợp bào hô hấp (RSV), virút á cúm (parainfluenza virus), virút cúm (influenza virus), coronavirus và rhinovirus. Thêm vào đó, một số các virút hô hấp mới cũng đã được ghi nhận có liên quan với các bệnh hô hấp ở người chẳng hạn như tác nhân hMPV (human metapneumovirus) và coronavirus ở người. Các virus cúm là tác nhân quan trọng trong các bệnh lý đ ường hô hấp ở trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) đánh giá có 3-5 triệu ca mắc và 250.000 – 500.000 ca tử vong do virút cúm mỗi năm trên thế giới. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhiễm virút cúm tuy thấp nhưng tỷ lệ trẻ có nguy cơ cao hoặc phải nhập viện có liên quan virút cúm vẫn khá cao, đặc biệt đối với trẻ < 2 tuổi. Biểu hiện bệnh thường rất thay đổi, từ không có triệu chứng lâm sàng đến các trường hợp
  2. bệnh có biến chứng đa cơ quan. Viêm phổi là một trong các biểu hiện rất thường gặp, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về các tổn thương và biểu hiện lâm sàng của bệnh. Cũng từ vấn đề này, Samransamruajkit R. và c ộng sự đã thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ trong khoảng thời gian từ 03/2006 đến 02/2007, trên 257 trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập viện do viêm phổi cộng đồng. Các trẻ này sẽ được lấy mẫu dịch hút mũi họng để phân tích PCR nhằm tìm các tác nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp, bao gồm cả virút cúm. Kết quả ghi nhận được cho thấy: 127 ca (49,4%) nhiễm virút gây bệnh đường hô hấp, trong đó, 32 ca do  virút cúm (12,5%). Các tác nhân khác cũng được phát hiện bao gồm RSV (16,3%), hMPV (9,3%), adenovirus (6,6%), virút á cúm (4,7%); Tuổi trung bình trong nhóm nhiễm virút cúm là 2 tuổi 3 tháng, 27 trẻ (84%)  trong nhóm này < 5 tuổi; Suyễn là bệnh lý đi kèm thường gặp nhất (4/32 ca, 12,5%);  Các biểu hiện lâm sàng thường gặp gồm sốt và ho (100%), nghe phổi có ran  nổ (90%); Thời gian nằm viện trung bình 6 ngày; 
  3. 3 bệnh nhân có diễn tiến đến suy hô hấp, trong đó có 1 tử vong (3,1%). 1  trẻ có diễn tiến đến hội chứng thực bào máu thứ phát liên quan nhiễm trùng. Virút cúm và các virút viêm phổi khác là tác nhân có thể gặp gây viêm phổi nặng từ lứa tuổi nhỏ đến tuổi trưởng thành. Lưu ý rằng trẻ nhỏ tuổi mắc viêm phổi do virút sẽ gia tăng nguy cơ phải nhập viện, do khoảng thời gian tiềm ẩn của virút ở các đối tượng này thường kéo dài hơn. Nhiều trẻ nhiễm virút cúm có ít nhất một bệnh lý tiềm ẩn mà suyễn là bệnh lý đi kèm thường gặp nhất. Viêm phổi do virút cúm là bệnh lý đường hô hấp do virút duy nhất có thể ngăn ngừa bằng vắc-xin. Các vắc-xin thế hệ mới cùng với các thuốc chống virút đã đưa ra hướng mới để phòng ngừa và điều trị viêm phổi do influenza. Thế nhưng, tại nhiều nước, việc chủng ngừa vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở trẻ em. Có lẽ đã đến lúc suy xét đến một chương trình chủng ngừa phổ biến hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2