intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm tai giữa mạn tính có khối u cholesteatoma với bao nguy hiểm!

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

157
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm tai giữa mạn tính có khối u cholesteatoma với bao nguy hiểm! Cholesteatoma là một dạng bệnh lý đặc biệt trong bệnh cảnh của viêm tai giữa mạn tính. Trong đó, trên nền bệnh cảnh viêm tai giữa mãn tính xuất hiện các khối cholesteatoma có đặc tính phát triển, ăn mòn, phá hủy các thành phần của viêm tai giữa và các cấu trúc lân cận, khiến cho quá trình viêm ngày càng lan rộng có khả năng dẫn tới các biến chứng rất nặng nề… Việt Nam, loại bệnh này chiếm tỷ lệ tương đối cao trong các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm tai giữa mạn tính có khối u cholesteatoma với bao nguy hiểm!

  1. Viêm tai giữa mạn tính có khối u cholesteatoma với bao nguy hiểm! Cholesteatoma là một dạng bệnh lý đặc biệt trong bệnh cảnh của viêm tai giữa mạn tính. Trong đó, trên nền bệnh cảnh viêm tai giữa mãn tính xuất hiện các khối cholesteatoma có đặc tính phát triển, ăn mòn, phá hủy các thành phần của viêm tai giữa và các cấu trúc lân cận, khiến cho quá trình viêm ngày càng lan rộng có khả năng dẫn tới các biến chứng rất nặng nề… Việt Nam, loại bệnh này chiếm tỷ lệ tương đối cao trong các trường hợp viêm tai giữa mạn tính (chronic infective inflammation of the middle ear). Viêm tai giữa có khối u choles-teatoma là gì? Khối u cholesteatoma đầu tiên thường khu trú ở thượng nhĩ ăn mòn và phá hủy các cấu trúc xương con, sau đó lan rộng ra, có thể vào tai trong gây viêm mê nhĩ với các biểu hiện ù tai, chóng mặt, động mắt, mất thăng bằng... hay lên màng não – não gây ra các biểu hiện viêm nhiễm gây mủ (abscess) tại vùng này với các thể lâm sàng như sốt cao, nhức đầu, cứng gáy (Kernigs sign), buồn nôn, nôn... Nặng có thể dẫn tới hôn mê, tử vong. Ngoài ra, khối u cholesteatoma có thể lan rộng ra sau, phá hủy các cấu trúc tế bào xương chũm (mastoid bone) khiến cho quá trình viêm lan rộng ra tĩnh mạch bên, tiểu não hoặc lan ra phía ngoài gây các biểu hiện xuất tiết của viêm tai xương chũm. Sự nảy sinh khối u Cholesteatoma Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân sinh ra khối u cho-lesteatoma (thuyết nguyên phát và thứ phát...). Hiện nay đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận thuyết hình thành khối u cholesteatoma là do quá trình dị nhập của lớp biểu bì ống tai và màng nhĩ (ear drum) vào
  2. trong hòm tai qua lỗ thủng hay túi co kéo hình thành trong quá trình viêm tai. Khối u cholesteatoma phát triển như một khối u bọc, bên ngoài là một lớp màng với túi biểu mô có khả năng chế tiết các men gây ra hiện tượng ăn mòn và phá hủy xương xung quanh và một lớp màng đáy có màu sáng óng ánh (màu đặc trưng của khối u cholesteatoma). Bên trong là một khối mềm, trắng như bã đậu bao gồm các tế bào biểu mô lẫn với các tế bào mỡ và các tinh thể cholesterin (cholesterincrystals). Ban đầu khối u cholesteatoma thường có kích thước nhỏ, có hình ảnh u bọc như đã được mô tả ở phần trên. Khi phát triển, khối u vở ra dưới áp lực của các thành phần bên trong và bị nhiễm trùng khiến có biểu hiện xuất tiết ra ngoài chất bẩn lổn nhổn như chất bã đậu và có mùi thối khắm. Biểu hiện khi bị viêm tai giữa mạn tính có khối u Cholesteatdma Ngoài các biểu hiện viêm tai giữa mạn tính thông thường như chảy mủ tai kéo dài, thính lực giảm (hearing loss)..., viêm tai giữa mạn tính với khối u cholesteatoma có một số triệu chứng gợi ý như : - Nghe kém (thính lực giảm) rõ rệt do khối u cholesteatoma làm cản trở dao động hay ăn mòn, phá hủy khối xương con. Nghe kém thường lớn hơn 50-60 decibel [dB] (đơn vị đo âm thanh). - Mủ tai chảy ra có mủ với mùi thối khắm, trường hợp điển hình còn cho thấy biểu hiện dịch mủ lổn nhổn, trắng như bã đậu, có các mảnh sáng óng ánh như xà cừ do vỏ khối u cholestea-toma vỡ ra, khi thả vào nước sẽ nổi váng óng ánh như váng mỡ. - Hình ảnh lỗ thủng “nguy hiểm” : Lỗ thủng màng tai trong trường hợp có khối u cholestea-toma thường nằm ở vị trí góc sau trên, màng trùng. Lỗ thủng điển hình thường nằm ở vị trí sát khung xương, có bờ nham nhở, có thể ăn sâu vào một phần da ống tai ở rìa lỗ thủng. Đôi khi lỗ thủng bị che lấp bởi một đám mủ đặc, vảy hoặc một khối thịt dư (polyp) (polyp “gác cổng”). Đôi khi có thể thấy hình ảnh chất lổn nhổn trắng như bã đậu
  3. ở ống tai ngoài hay trong hòm nhĩ (trong trường hợp màng nhĩ thủng rộng)... Trách nhiệm của bác sĩ Khi thăm khám lâm sàng các trường hợp viêm tai giữa mạn tính ghi ngờ có khối u cholestea-toma thường phải chú ý tìm kiếm các dấu hiệu ban đầu của biến chứng. Ngoài việc tìm những triệu chứng rầm rộ của các biến chứng như viêm màng não, mưng mủ não ( thường gọi là áp-xe não), viêm tắc tĩnh mạch bên, hồi viêm, xuất tiết…, Bác sĩ sẽ phải lưu ý đến triệu chứng kín đáo như hiện tượng chóng mặt thoáng qua của hiện tượng rò ống bán khuyên hay dấu hiệu liệt mặt ngoại biên nhẹ. Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ phải thăm khám thật kỹ đối với trường hợp này ngoài việc giúp đánh giá tiên lượng bệnh cảnh còn giúp giải thích tốt hơn cho bệnh nhân trước khi giải phẫu. Điều trị Điều trị viêm tai giữa mạn tính có khối u cho-lesteatoma chủ yếu là bằng phương pháp ngoại khoa (giải phẫu). Điều trị nội khoa (medical treatment) chỉ mang tính tạm thời để chuẩn bị giải phẫu hoặc được áp dụng trong trường hợp không mổ được (chống chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa (contraindication). Viêm tai giữa mạn tính có khối u cholestea-toma là một dạng bệnh lý nguy hiểm xảy ra ở tai. Nếu không điều trị kịp thời đúng đắn có thế dẫn đến các biến chứng trầm trọng rất dễ gây tử vong. Vì vậy, bệnh nhân viêm tai giữa cần đến cơ sở y tế có khoa tai mũi họng xin khám có đủ phương tiện chuyên môn phát hiện và điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính hầu không để chuyển sang dạng viêm tai giữa mạn tính đầy nguy hiểm!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0