intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm tiểu phế quản trẻ em

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

107
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan +Là bệnh lý viêm cấp tính do siêu vi trùng gây bệnh ở các phế quản (cuống phổi) có kích thước nhỏ. Thủ phạm là virus hợp bào hô hấp (RSV), thường gieo bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi vào mùa đông và đầu xuân. Ở người già, bệnh có biểu hiện như chứng cảm lạnh thường +Có thể lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau) Chúng sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại. II.Triệu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm tiểu phế quản trẻ em

  1. Viêm tiểu phế quản trẻ em I.Tổng quan +Là bệnh lý viêm cấp tính do siêu vi trùng gây bệnh ở các phế quản (cuống phổi) có kích thước nhỏ. Thủ phạm là virus hợp bào hô hấp (RSV), thường gieo bệnh cho trẻ dưới 2 tuổi vào mùa đông và đầu xuân. Ở người già, bệnh có biểu hiện như chứng cảm lạnh thường +Có thể lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối cổ họng và hai lá phổi với nhau) Chúng sẽ làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ và một phần dịch nhầy trong phổi bị ứ đọng lại. II.Triệu chứng 1.Ban đầu +Thường trẻ có thể bị như viêm mũi, họng thông thường.Hoặc trẻ sẽ có triệu chứng cảm trong 2-3 ngày đầu (sốt nhẹ, ho, xỗ mũi). +Khoảng 36-72 giờ tiếp theo, những triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như ho khan, thở nhanh, co kéo... bắt đầu xuất hiện.
  2. +Bệnh cũng có thể biểu hiện ở dạng cấp tính với suy hô hấp cấp, thở nhanh, nhịp tim nhanh, tím tái, toát mồ hôi lạnh. +Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể bị ngưng thở ngay cả khi bệnh ở thể nhẹ. 2.Yếu tố hỗ trợ +Khói thuốc lá và bụi bẩn cũng là những nguyên nhân không thể loại trừ. +Đa số trẻ em hay phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, rất dễ có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính. 3.Triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản ở trẻ gồm: - Ho - Khò khè - Khó thở - Ra nhiều mủ nhầy - Ăn uống kém 4.Diễn biến: -Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày, ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu chă m sóc tốt. -Biến chứng thường gặp là viêm phổi (sưng phổi), xẹp phổi, viêm tai. -Khoảng 1-2% trẻ cần phải nhập viện vì khó thở và thiếu oxy.
  3. -Tuy nhiên, bệnh có thể sẽ nặng hơn ở các trẻ sau: trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sanh non, nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. -Về lâu dài, khoảng 30% trẻ bị VTPQ sẽ mắc bệnh suyễn sau này III.Điều trị 1.Điều trị ngoại trú +Nếu bệnh nhẹ, có thể cho trẻ điều trị ngoại trú. Trong trường hợp này, cần lưu ý: - Làm ẩ m không khí nơi ở. - Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. - Cho trẻ uống nước nhiều hơn mức bình thường, đặc biệt khi trẻ sốt cao hay thở nhanh. - Tập vật lý trị liệu hô hấp (có thể thực hiện tại nhà sau khi được các chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn cụ thể). -Trong các thể bệnh nhẹ, việc dùng kháng sinh và kháng viêm có chứa steroide thường là không cần thiết. +Không nên dùng thuốc ho để điều trị chứng ho khan ở trẻ, nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.
  4. +Nếu bác sĩ chuẩn đoán, bệnh hen suyễn hay căn bệnh dị ứng khí quản, chính là nguyên nhân khiến trẻ bị ho, trong trường hợp này bác sĩ sẽ cho bé uống loại thuốc bronchodilator(một loại thuốc giúp khí quản có thể mở rộng hơn) hay corticosteroid( một loại thuốc làm dịu các vết sưng tấy). +Cho bé uống 8 tới 10 cốc nước mỗi ngày, để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết. +Không khí trong nhà khô hanh, lạnh, bụi bẩn và nhiều khói thuốc cũng sẽ gây cho bé cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản, hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, và luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc. +Có thể cho bé uống acetaminophen hay ibuprofen để giúp bé hạ sốt và giảm đau. +Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, th ì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau. 2.Bệnh nặng nhập viện +Trong trường hợp bé có biểu hiện thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm. +Cần đưa trẻ nhập viện ngay khi có những biểu hiện sau: - Ăn uống khó khăn, bỏ ăn, bỏ bú. - Nôn nhiều.
  5. - Thở nhanh, nhịp thở nhiều hơn 50-60 lần/phút. - Có triệu chứng khó thở như co kéo lồng ngực và các cơ liên sườn, hõm ức. - Tím tái. - Có cơ địa đặc biệt: Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng tuổi, sinh non, suy dinh dưỡng, trẻ sinh đôi hay sinh ba, loạn sản phế quản-phổi, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ bị suy giảm miễn dịch... +Ngoài ra, nếu bệnh trẻ không nặng lắm nhưng gia đình không có khả năng chăm sóc tốt thì cũng nên đưa vào bệnh viện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2