Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
VIÊM TỤY CẤP SAU MỔ CẮT DẠ DÀY:<br />
BÁO CÁO 2 CA LÂM SÀNG VÀ XEM LẠI Y VĂN<br />
Nguyễn Ngọc Anh*, Lê Hoàng Quân*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Viêm tụy cấp sau mổ là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và thường gây tử vong trong thời gian<br />
hậu phẫu, chủ yếu xảy ra sau phẫu thuật gần tụy như phẫu thuật dạ dày và đường mật. Cơ chế bệnh sinh vẫn<br />
chưa hoàn toàn sáng rõ nhưng có thể nói là hậu quả của nhiều yếu tố: chấn thương tụy trong mổ, tổn thương nhu<br />
mô tụy do đốt điện hoặc do kéo, tổn thương ống tụy trong quá trình cắt dạ dày và di động tá tràng quá mức được<br />
cho là nguyên nhân chính. Biểu hiện lâm sàng không rõ ràng và thường bị bỏ sót dẫn đến chậm trễ trong chẩn<br />
đoán và điều trị. Chúng tôi báo cáo 2 ca lâm sàng tử vong do biến chứng viêm tụy cấp sau mổ cắt bán phần dạ<br />
dày kèm nạo hạch rộng, và xem lại y văn để tìm hiểu thêm về thể bệnh này.<br />
Từ khóa: Viêm tụy cấp sau mổ, cắt dạ dày bán phần<br />
<br />
SUMMARY<br />
POST-GASTRECTOMY ACUTE PANCREATITIS: 2 CASES REPORT AND LITERATURE REVIEW<br />
Nguyen Ngoc Anh, Le Hoang Quan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 166 - 171<br />
Postoperative acute pancreatitis is a rare complication but serious and often fatal postoperative complication.<br />
It has been described principally after operations on or adjacent to the pancreas such as biliary tract and gastric<br />
surgery. The pathogenesis of this condition is less clear but it may be a result of several factors: pancreatic<br />
parenchymal injury by electrocauterization or traction, or direct injury to the pancreatic duct might occur during<br />
gastrectomy and excess mobilization of the duodenum which have been suggested to induce postoperative<br />
pancreatitis. The clinical manifestations of postoperative pancreatitis are less specific and might lead to<br />
misdiagnose. We describe 2 fatal acute pancreatitis cases following partial gastrectomy plus widen lymph node<br />
dissection and review current literature.<br />
Key words: postoperative acute pancreatitis, partial gastrectomy<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mặc dù hiếm gặp nhưng viêm tụy cấp sau<br />
mổ (VTCSM) đã được y văn ghi nhận(1,2,6). Chủ<br />
yếu xảy ra sau phẫu thuật gần tụy như phẫu<br />
thuật dạ dày và đường mật nhưng cũng có thể<br />
sau một phẫu thuật xa tụy. VTCSM là biến<br />
chứng nặng và thường gây tử vong trong thời<br />
gian hậu phẫu. Tỉ lệ tử vong của VTCSM từ 17<br />
đến 50%(2,7). Những biến chứng nặng khác<br />
thường gặp ở 2/3 bệnh nhân (bn) bao gồm sốc,<br />
nhiễm trùng huyết quanh tụy, nang giả tụy,<br />
dò tụy, hoại tử ruột và xuất huyết nặng(7).<br />
<br />
Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận đặc tính gây<br />
chết người cao của thể bệnh này. Tuy nhiên,<br />
nhiều trường hợp biểu hiện lâm sàng không rõ<br />
ràng và thường bị bỏ sót gây chậm trễ trong việc<br />
chẩn đoán và điều trị. Chúng tôi báo cáo 2<br />
trường hợp VTCSM cắt dạ dày và xem lại y văn<br />
nhằm tìm kiếm những đặc điểm nổi bật của thể<br />
bệnh này nhằm giúp nhận ra sớm hơn trong<br />
thực hành lâm sàng.<br />
<br />
BÁO CÁO CA LÂM SÀNG<br />
Ca lâm sàng 1<br />
<br />
* Khoa Gây Mê Hồi Sức BV Nhân Dân 115<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Ngọc Anh<br />
ĐT: 0913673757<br />
<br />
166<br />
<br />
Bn nữ 58 tuổi có tiền sử tăng huyết áp đang<br />
<br />
Email: dranh957@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
điều trị và loét dạ dày tá tràng, nhập viện vì đau<br />
thượng vị với kết quả nội soi dạ dày: loét khổng<br />
lồ nhiễm cứng góc bờ cong nhỏ lan sang hang vị.<br />
Các xét nghiệm tiền phẫu trong giới hạn bình<br />
thường. Bn được điều trị trước mổ 6 ngày với<br />
nexium 40mg/ngày, amlor 5mg/ngày, diazepam<br />
5mg/ngày và được mổ chương trình cắt bán<br />
phần dạ dày và nạo hạch rộng với gây mê cân<br />
bằng qua nội khí quản. Thuốc gây mê sử dụng<br />
gồm propofol 100mg, sevofluran 30ml,<br />
sufentanyl 20mcg và esmeron 45mg.<br />
Quá trình phẫu thuật ghi nhận 1 u to vùng<br />
hang vị và mạc nối nhỏ dạ dày xâm lấn đến<br />
thanh mạc, nhiều hạch nhóm 1-6 khoảng 1cm<br />
(T4N2M0). Tiến hành cắt toàn bộ mạc nối lớn, cắt<br />
2/3 dạ dày, đóng mỏm tá tràng, nối vị tràng 2<br />
lớp, nạo hạch nhóm 1-6.<br />
Ngày 1-5 sau mổ: đau bụng vùng vết mổ,<br />
không sốt, bụng chướng nhẹ, dẫn lưu dưới gan<br />
không ra dịch. Hemoglobin (Hb) là 13,5 g/dl (Hb<br />
trước mổ 12,7 g/dl), bn được bổ sung giảm đau<br />
với perfangan, Mobic và morphine<br />
Ngày 6 sau mổ: đau thượng vị và hạ sườn<br />
trái, đề kháng thành bụng rõ. Bạch cầu 21 K/ul<br />
(Neutro chiếm 84%). Hb 11,6 g/dl, toan chuyển<br />
hóa với pH máu 7,34. PaO2 68 mmHg. PaCO2 23<br />
mmHg và HCO3 12,1 mmol/L. Bn không được<br />
xét nghiệm amylase/lipase máu trong suốt quá<br />
trình nằm viện.<br />
CT scan bụng cản quang ghi nhận dịch tự do<br />
trong ổ bụng, quanh gan trái, mặt trước tụy, dưới<br />
hoành trái, quanh lách, mạc nối lớn. Thâm nhiễm<br />
mỡ mạc nối lớn và đông đặc vùng đáy 2 phổi.<br />
Bn được chuyển mổ cấp cứu với kết quả là<br />
viêm tụy hoại tử xuất huyết, phù nề chảy dịch<br />
màu đen không hôi (khoảng 200ml trong ổ<br />
bụng), nhiều vết vảy nến ở mô mỡ dưới gan trái,<br />
trên mạc nối nhỏ trước tụy và rãi rác các quai<br />
ruột. Kiểm tra miệng nối vị tràng tốt, không có<br />
dò mỏm tá tràng.<br />
Sau mổ bn được điều trị tại khoa Hồi Sức<br />
Ngoại 2 ngày trong bệnh cảnh sốc, vô niệu, suy<br />
đa cơ quan. Sau đó người nhà xin về.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ca lâm sàng 2<br />
Bn nam 58 tuổi, nhập viện vì nôn ói và gầy<br />
sút khoảng 1 tháng. Không tiền sử bệnh lý đặc<br />
biệt. Nội soi dạ dày ghi nhận phần sát tiền môn<br />
vị có loét nhiễm cứng dễ chảy máu gây hẹp môn<br />
vị. Bn được điều trị trước mổ12 ngày với rabeloc<br />
20mg/ngày. Các xét nghiệm tiền phẫu bình<br />
thường. Bn được mổ chương trình cắt bán phần<br />
dạ dày và nạo hạch rộng với gây mê cân bằng qua<br />
nội khí quản. Thuốc sử dụng trong gây mê gồm<br />
propofol 100mg, sevofluran 30ml, sufentanyl<br />
20mcg và atracurium 50mg.<br />
Quá trình phẫu thuật ghi nhận 1khối u ở tiền<br />
môn vị gây hẹp môn vị. Bn được cắt bỏ toàn bộ<br />
mạc nối lớn, cắt bán phần dạ dày, nạo hạch<br />
nhóm 1-6 và nối vị tràng theo phương pháp<br />
Finsterer.<br />
Sau mổ 7 giờ: bn than đau bụng quanh vết<br />
mổ, mạch 86 lần/phút và tụt huyết áp (HA) 80/50<br />
mmHg. Bn được truyền dịch nhanh nhưng<br />
không cải thiện, bắt đầu lơ mơ, mạch 97<br />
lần/phút, HA 70/40 mmHg. Bn được chuyển vào<br />
khoa Hồi Sức Ngoại trong tình trạng lơ mơ, thở<br />
không hiệu quả phải đặt nội khí quản, thở máy<br />
và dùng thuốc vận mạch. Hb máu thời điểm này<br />
là 9,9 g/dl (Hb trước mổ 13,4 g/dl). Tiểu cầu giảm<br />
79 K/ul (trước mổ là 219 K/ul). Đường máu:<br />
537mg phẫu thuật viên kinh nghiệm. Trước đây,<br />
phần lớn phẫu thuật cắt dạ dày điều trị loét dạ<br />
dày hoặc tá tràng lành tính. Tỉ lệ VTCSM có thể<br />
cao đến 40,8% và tỉ lệ tử vong nhóm này từ 12,662/dl (trước mổ là 129mg/dl). BUN 37,7mg/dl và<br />
creatinine 1,62mg/dl (trước mổ: BUN 11mg/dl và<br />
creat 0,8mg/dl). Toan chuyển hóa với pH máu<br />
6,8, PaO2 250mmHg, PaCO2 19mmHg và HCO3<br />
2,8mmol/L<br />
Ngày thứ 2 sau mổ: bn hôn mê, thở máy, HA<br />
70/40 mmHg mặc dù duy trì 2 vận mạch liều cao,<br />
vô niệu, bụng chướng. Sonde dạ dày ra khoảng<br />
50ml dịch đỏ sậm, dẫn lưu dưới gan ra khoảng<br />
25ml dịch hồng nhạt. Xét nghiệm amylase máu<br />
là 2909 U/L, amylase dịch dẫn lưu dưới gan là<br />
2424 U/L. Siêu âm bụng tại giường không ghi<br />
<br />
167<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
nhận bất thường và tình trạng bn nặng nên<br />
không thể đưa đi chụp CT scan bụng.<br />
Ngày thứ 3 sau mổ: bn mê sâu, HA 60/30<br />
mmHg dù duy trì 2 thuốc vận mạch liều rất<br />
cao, bụng chướng căng. Sau đó người nhà xin<br />
về trong tình trạng sốc không hồi phục và suy<br />
đa cơ quan.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Cắt dạ dày là phẫu thuật phổ biến trong thực<br />
hành lâm sàng để điều trị cả tổn thương lành và<br />
ác tính ở dạ dày. Biến chứng chủ yếu là xì dò<br />
miệng nối, dò gốc tá tràng, chảy máu sau mổ và<br />
chậm thoát lưu dạ dày(6). Những biến chứng này<br />
không thể hoàn toàn tránh được ngay cả<br />
với,5%(6). Gần đây, phẫu thuật cắt dạ dày chủ<br />
yếu điều trị bệnh dạ dày ác tính, tỉ lệ biến chứng<br />
và tử vong giảm nhiều do cải thiện kỹ thuật mổ<br />
và chăm sóc hậu phẫu tốt hơn.<br />
Ngày nay, tỉ lệ mới mắc VTCSM giảm trong<br />
bối cảnh can thiệp phẫu thuật trên biến chứng<br />
loét tiêu hóa giảm dần nhờ kiểm soát bằng thuốc<br />
và nội soi ngày càng cải thiện. Mặc dù, tỉ lệ<br />
VTCSM khó đánh giá chính xác và báo cáo với tỉ<br />
lệ dày hay không.<br />
Sự bất thường về giải phẫu ống tụy cũng có<br />
một ý nghĩa đáng kể. Ming Kuo(6) báo cáo 1 bn<br />
ung thư dạ dày và đồng thời có tụy chia đôi bị<br />
VTCSM và chết do suy đa cơ quan. Tụy chia đôi<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
là bất thường bẩm sinh phổ biến của tụy, với tần<br />
suất 4-10%(6) bn tụy chia đôi có thể dễ bị tổn<br />
thương hơn ngay cả tổn thương nhỏ ở tụy và<br />
mất cân bằng vi tuần hoàn. Ống santorini dẫn<br />
một phần dịch tụy trong khoảng 10% trường<br />
hợp có thể bị tắc nghẽn và cũng dễ bị tổn thương<br />
do thắt hoặc trong quá trình cắt dạ dày.<br />
Schmieden 70 tuổi bị VTCSM cắt đốt tiền liệt<br />
tuyến và cho rằng đặc quánh dịch tụy do thuốc,<br />
gây mê và mất nước có thể là nguyên nhân.<br />
Renner đã ghi nhận phẫu thuật cắt mô tiền liệt<br />
tuyến làm giải phóng các proteolytic enzyme<br />
(hay protease) có thể gây viêm tụy(4). 2 nghiên<br />
cứu của Cope năm 1938 và 1939(1) khi quan sát<br />
cắt tuyến thượng thận kéo theo tăng amylase<br />
máu và cortison máu và giảm đi khi cho desoxycorticosteron.<br />
VTCSM được định nghĩa gồm đau bụng và<br />
amylase/lipase máu cao và/hoặc có hình ảnh<br />
VTC trên CT scan. Amylase máu cao được định<br />
nghĩa là >3 lần giới hạn trên bình thường.<br />
VTCSM cũng có thể xác minh bằng phẫu thuật<br />
mở bụng và/hoặc dựa vào kết quả phẫu tích(2).<br />
Horsley và Brunsgaard khẳng định khó để<br />
nhận ra biến chứng VTCSM(1). Trong 52 ca<br />
VTCSM báo cáo bởi Frey và Beal(7), hơn ½ không<br />
thể phát hiện nếu không có mổ bụng hoặc<br />
autopsy. Nghiên cứu của Blom(2) trên 1000 bn mổ<br />
thực quản, tỉ lệ VTCSM chỉ khoảng 0,4% (4 bn)<br />
và chỉ 1 trong 4 bn có tăng amylase máu bên<br />
cạnh dấu viêm phúc mạc. Điều này nhấn mạnh<br />
khả năng không chẩn đoán ra VTC sau phẫu<br />
thuật bụng như phẫu thuật cắt dạ dày và phẫu<br />
thuật đường mật.<br />
Chẩn đoán VTC chủ yếu phụ thuộc vào biểu<br />
hiện lâm sàng gợi ý và xét nghiệm. Lâm sàng<br />
thường đa dạng và không đặc hiệu trên bn sau<br />
mổ vì đau và những triệu chứng liên quan đến<br />
phẫu thuật. Tăng lipase máu ≥3 lần giới hạn bình<br />
thường xảy ra trong vòng 48 giờ là xét nghiệm<br />
đáng tin cậy nhất(6). Tuy nhiên, nồng độ bình<br />
thường của men tụy cũng không thể loại trừ<br />
hoàn toàn VTC(6). Giá trị tiên lượng dương tính<br />
để chẩn đoán VTC của amylase máu cao là 15-<br />
<br />
169<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
72% và lipase máu cao là 90%(2). Theo<br />
McCutcheon(5) định lượng lipase trong dịch phúc<br />
mạc là chỉ dẫn chính xác hơn amylase máu hoặc<br />
lipase máu. CT bụng đặc biệt hữu ích để xác<br />
định chẩn đoán và loại trừ các nguyên nhân<br />
khác như dò miệng nối, áp xe và chảy máu trong<br />
ổ bụng(6). Tuy nhiên, hình ảnh giải phẫu thay đổi<br />
sau mổ thường làm cho CT khó chẩn đoán chính<br />
xác.<br />
<br />
Thiểu niệu, tăng nitơ máu, giảm Clo máu và<br />
nhiễm toan máu thường rõ trong tiến triển của<br />
bệnh. Chỉ ½ số ca VTCSM báo cáo trong y văn có<br />
xét nghiệm amylase máu. Giá trị amylase máu<br />
rất thay đổi, dao động từ 64-2000 U/L(1,2,3,6,7). Vì<br />
vậy, không nên bỏ qua chẩn đoán dù kết quả<br />
amylase máu bình thường. Vì amylase máu<br />
thường trở về bình thường trong vòng 48 giờ sau<br />
khởi phát viêm tụy(4).<br />
<br />
Biểu hiện lâm sàng của VTCSM thường xuất<br />
hiện trong vòng vài ngày đầu sau mổ. Trong số<br />
các báo cáo trong y văn, đa số biến chứng xuất<br />
hiện vào ngày thứ 1 (33.3%), chủ yếu xảy ra ở<br />
tuần đầu tiên sau mổ, cá biệt có ca xuất hiện ở<br />
ngày 30. Không có sự khác nhau về giới tính và<br />
tất cả bn đều >40 tuổi (trung bình 65 tuổi, 4683)(1,2,3,6,7). Trong báo cáo của chúng tôi, VTCSM<br />
cắt dạ dày bán phần trên 2 bn 58 tuổi. Một ca xảy<br />
ra ngày 1 và 1 ca có lẽ vào ngày thứ 3 sau mổ (ca<br />
này có biểu hiện lâm sàng gợi ý, không có xét<br />
nghiệm có lẽ do không nghĩ đến).<br />
<br />
Trong báo cáo này, chỉ 1 ca được xét nghiệm<br />
với amylase máu là 2909 U/L và amylase dịch<br />
dẫn lưu dưới gan là 2424 U/L. Các biểu hiện như<br />
thiểu niệu, tăng BUN, giảm Clo, nhiễm toan máu<br />
xảy ra rõ trong tiến triển của ca này với biểu hiện<br />
sốc không giải thích được lý do dù đã được bồi<br />
hoàn đủ dịch. Cả hai ca đều tử vong trong bệnh<br />
cảnh sốc, vô niệu và suy đa cơ quan.<br />
<br />
Đau bụng kèm tụt HA từ trung bình đến rõ<br />
rệt là triệu chứng báo trước chủ yếu của biến<br />
chứng này trong đa số các trường hợp. Triệu<br />
chứng khởi đầu khác là đau bụng đơn thuần, sốc<br />
và thiểu niệu. Buồn nôn, nôn ói, sốt và chướng<br />
bụng là những triệu chứng lâm sàng nổi bật. Đặc<br />
trưng của cơn đau là dữ dội, không giảm, có thể<br />
nằm ở thượng vị và giữa bụng hoặc vùng bụng<br />
dưới. Tụt HA thường rõ và không giải thích<br />
được lý do. Hemoglobin và hematocrit bình<br />
thường hoặc tăng. Sốc đáp ứng chậm với<br />
phương pháp điều trị thông thường. Do đó, cần<br />
phải nghĩ đến VTCSM nếu bn hậu phẫu bị sốc<br />
mà không giải thích được.<br />
Trong 2 ca báo cáo của chúng tôi, triệu chứng<br />
khởi phát là đau bụng kèm chướng bụng. 1 ca<br />
đau bụng kéo dài 5 ngày và được điều trị giảm<br />
đau, đến ngày 6 khi có dấu viêm phúc mạc và<br />
chụp CT ghi nhận tụ dịch ổ bụng và bn được<br />
chuyển mổ cấp cứu với kết quả viêm tụy hoại tử<br />
xuất huyết. 1 ca đau bụng kèm tụt HA và tiến<br />
triển tới sốc nhanh chóng sau mổ khoảng 8 giờ.<br />
<br />
170<br />
<br />
Hơn 85 thuốc đã báo cáo là nguyên nhân gây<br />
VTC đa dạng từ đơn trị đến kết hợp(3). Cơ chế<br />
khác nhau của viêm tụy do thuốc đã được đưa<br />
ra. Người ta cho rằng hoặc do tụy quá nhạy cảm<br />
hoặc do sự tích lũy chất độc chuyển hóa(3).<br />
Hai bn trong báo cáo của chúng tôi, sử dụng<br />
đồng thời thuốc có thể gây viêm tụy mặc dù<br />
không phải là nhóm thuốc thường gặp gây viêm<br />
tụy (1bn dùng esomeprazol và amlordipine, 1 bn<br />
dùng rabeprazol)(3). Tuy nhiên, 2 bn này đã dùng<br />
thuốc đều đặn trước đó (1 bn dùng 6 ngày và 1<br />
bn dùng 12 ngày). Vì vậy, có vẻ như việc dùng<br />
thuốc không phải là nguyên nhân gây ra VTCSM<br />
ở 2 bn này.<br />
Một khi viêm tụy nghi ngờ, việc kiểm soát bao<br />
gồm hút dạ dày liên tục, cân bằng dịch và điện<br />
giải, kháng sinh phổ rộng, thuốc giảm tiết dịch dạ<br />
dày, tránh dùng morphine và dẫn xuất. Cho an<br />
thần khi có triệu chứng nhiễm độc thần kinh.<br />
Trong trường hợp VTCSM cắt dạ dày Billroth II<br />
do tắc quai tới có thể phòng tránh nhờ cẩn trọng<br />
trong quá trình mổ và phẫu thuật giải áp.<br />
Chỉ định octreotide phòng bệnh trong giai<br />
đoạn hậu phẫu đã được đề xuất nhằm cố gắng<br />
tránh phát triển VTCSM(6). Vai trò phòng bệnh<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />