intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viết hay nói trước đám đông – suy nghĩ hai chiều

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

217
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi ta viết trên báo chí hay diễn đàn hay nói trước đám đông, tức là ta đang giao lưu với cả thế giới, ai ở đâu cũng có thể đọc được, nghe được. Có nghĩa là đọc giả và thính giả của ta rất rộng rãi. Vấn đề là làm thế nào để thuyết phục được những người có thể bất đồng ý kiến với ta mà ta chẳng bao giờ có dịp giao lưu với họ. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có “một phát” (one-shot deal). Bắn một phát là phải trúng mục tiêu, hụt là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viết hay nói trước đám đông – suy nghĩ hai chiều

  1. Viết hay nói trước đám đông – suy nghĩ hai chiều Chào các bạn, Khi ta viết trên báo chí hay diễn đàn hay nói trước đám đông, tức là ta đang giao lưu với cả thế giới, ai ở đâu cũng có thể đọc được, nghe được. Có nghĩa là đọc giả và thính giả của ta rất rộng rãi. Vấn đề là làm thế nào để thuyết phục được những người có thể bất đồng ý kiến với ta mà ta chẳng bao giờ có dịp giao lưu với họ. Điều này có nghĩa là bạn chỉ có “một phát” (one-shot deal). Bắn một phát là phải trúng mục tiêu, hụt là coi như hụt luôn, không có cơ hội thứ hai. Sau đây là một vài điểm các bạn nên lưu ý trong các trường hợp đó: Trước hết, chúng ta phải luôn luôn nhớ mục tiêu của truyền thông là thuyết phục, cho nên viết/nói luôn luôn phải: “Giản dị, sáng sủa, dễ hiểu, có sức mạnh.” Vì vậy: 1. Viết chỉ về một vấn đề thôi. Hai vấn đề là hơi quá nhiều. Ba là tối đa. Nhưng một là tốt nhất. Ba là tồi. Đừng ham hố. 2. Nên nghĩ đến đọc giả chính của bạn : Họ là những ai? Giới đại học hay nông dân? Tuổi 20 hay 50? Phần đông suy tư thế nào? Viết với ngôn ngữ và lối suy tư họ quen thuộc. 3. Suy nghĩ hai chiều: Đọc bài của mình và đặt mình vào vị thế “phía bên kia”, không đồng ý với tác giả, thì mình sẽ có những câu hỏi gì hay phản biện gì? Điều này là điều sống chết cho một bài viết/nói cho đám đông. Nếu ta không nhìn được vấn đề từ mọi góc độ khác nhau, ít ra là từ hai góc độ đối chọi nhau, thì ta không thể giao lưu công cộng được. Sau khi đã thấy được các câu hỏi hay phản biện của “phía bên kia”, thì ta cần phải chọn cách đưa các điều đó vào bài của mình,
  2. và đây là một công việc lựa chọn rất khó khăn: • Trong vài trường hợp, thường là chỉ việc sửa chữa các từ tuyệt đối thành tương đối. Ví dụ: “Đàn bà mau nước mắt.” Câu này rộng quá, nhỡ gặp một cô thuộc loại lãnh diện bà bà thì hỏng, vì vậy nên xuống cấp một tí: “Đa số phụ nữ thường mau nước mắt.” Các từ tuyệt đối là từ bao trùm toàn thể như “tất cả”, “mọi”, “bất kì”, “nhất”, “không” (ai, cái gì), “luôn luôn”… Từ tương đối là từ chỉ nói một phần như “vài”, “đa số”, “hàng đầu”, “đôi khi”… • Nếu có một vấn đề quan trọng, nhưng ta không muốn tốn thời giờ trong bài vì không nằm trong trọng tâm bài, ta có thể nhắc đến và nói là sẽ không bàn. Ví dụ: “Dĩ nhiên là có các nàng đặc biệt cả đời không bao giờ khóc, nhưng ở bài này ta chỉ nói đến thói quen của đa số.” Hay, “Dĩ nhiên là phụ nữ thông minh chẳng thua kém gì các cậu, đôi khi còn vượt trội nữa là khác, nhưng mục tiêu bài này là nói về cảm tính của phụ nữ, chứ không bàn về thông minh.” • Nếu có một câu hỏi của “phía bên kia” thuộc loại quan trọng, nhưng “dễ thấy” (tức là nhiều người đọc có thể có câu hỏi đó), và câu trả lời giản dị, không làm cho rối bài của ta, thì hãy xung phong câu hỏi và câu trả lời, để giải tỏa vấn đề trước khi bị hỏi. Ví dụ: “Có người có thể hiểu lầm rằng nói đến cảm tính phụ nữ có thể đồng nghĩa với chê phụ nữ hay khóc như trẻ con, điều này thì không đúng, vì nhiều xúc cảm là một hiện tượng trời sinh như tay chân, và điều gì tự nhiên thì cũng luôn luôn có công dụng và sức mạnh riêng của nó.” • Nếu có câu hỏi nhưng thuộc loại phức tạp quá, có thể làm rậm bài của mình và làm bài trở thành khó hiểu, thì cách hay nhất là suy nghĩ về nó một tí, rồi lờ nó đi. Ví dụ: “Anh nói đàn bà thường có cảm tính, thế có nghĩa là yếu lý luận, vậy có nghĩa là dốt hơn đàn ông?” Trả lời câu này có thể liên hệ đến định nghĩa “thông minh” là gì, và liên hệ đến IQ (intelligence quotient, chỉ số thông minh luận lý), EQ (emotional quotient, chỉ số thông mình tình cảm), EI (emotional intelligence, thông minh tình cảm) và SI (social intelligence, thông minh xã hội). Rất rắc rối. Nếu không có lý do bắt buộc, thì lờ đi. Hoặc để một câu ngắn trong ngoặc đơn, hẹn khi khác.
  3. • Một số câu hỏi thuộc loại “ai cũng thấy” và rất dễ trả lời, nhưng không quan trọng đến mức phải trả lời ngay, thì ta cũng có thể lờ đi, để bài của mình sáng sủa và có sức mạnh. Các loại câu hỏi này, thường thì đọc giả/thính giả có thể tự trả lời. Và nếu ai có hỏi mình, thì trả lời sau cũng không muộn. Tóm lại : Mục tiêu viết/nói của mình là giản dị, sáng sủa, dễ hiểu, có sức mạnh. “Sức mạnh” đòi hỏi ta phải giải tỏa một vài phản biện cần giải tỏa, và các phản biện khác thì ta cũng đã biết trước nhưng quyết định không nói đến để khỏi rậm bài, để đó tính sau. Có nghĩa là, ta không thể vào cuộc khi không biết toàn diện chiến trường. Ta có “nói” đến một điều nào đó trong bài hay không, đó là một lựa chọn chiến lược chiến thuật, để bài sáng đủ và mạnh đủ. Nhưng có “biết” đến điều đó hay không thì câu trả lời phải là “Vâng tôi biết mọi góc cạnh, mọi phản biện có thể xảy ra cho bài này.” Mục đích của bài viết/nói là thuyết phục được mọi người về quan điểm của ta, cho nên ta phải biết quan điểm của ta là gì. Và ta phải trình bày quan điểm của ta một cách “đáng tin”, tức là không quá một chiều, vẫn thấy các điểm chiều kia và vẫn nhắc qua và giải đáp thỏa đáng. “Đáng tin” còn có nghĩa là thành thật, cho nên thông tin của ta phải chính xác và lý luận hợp common sense, tức là hợp với cảm xúc và suy tư của một đọc giả trung bình trong loại đọc giả ta đang nhắm đến. (Lý luận có vẻ hợp khoa luận lý học nhưng không hợp common sense sẽ làm cho bạn bị mất uy tín như là cãi chầy cãi cối. Ví dụ: “Có cây bàng trước sân, tôi thấy và tôi biết là có cây bàng. Tôi không thấy cây bàng trước sân, vậy tôi biết là không có cây bàng trước sân. Tôi không thấy thượng đế, vậy tôi biết là không có thượng đế.” Lý luận này “có vẻ” hợp luận lý, nhưng thực ra vẫn phi lý, vì “cây bàng” và “thượng đế” rất khác nhau, không thể nhảy từ cây bàng sang thượng đế như thế. Hơn nữa, “không thấy” không có nghĩa là “không có”, đây là hai điều hoàn toàn khác nhau. Điều quan trọng là lý luận này không hợp common sense, tức là không hợp với điều đa số người thường suy tưởng mỗi khi nói đến thượng đế). Và dĩ nhiên là bạn phải luôn luôn giản dị. Vì dù là bạn có đúng
  4. thế nào, mà bài của bạn như một khu rừng, mọi người vào đó đều bị lạc, thì hỏng. Viết vừa thôi, đừng viết nhiều điều nhiều chuyện nhiều điểm nhiều lý luận nhiều chứng minh nhiều phản biện nhiều thông thái quá, thì sẽ không có rừng rậm. Chúc các bạn một ngày vui. Mến, Hoành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2