JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 103-109<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0015<br />
<br />
VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY<br />
Vũ Ngọc Hoa<br />
<br />
Phòng Quản lí Đào tạo, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Hiện nay, mặc dù đã có quy định về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn<br />
phòng Chính phủ, và quy định về viết hoa trong văn bản hành chính nhưng vẫn còn những<br />
bất cập về phạm vi điều chỉnh, về nội dung và hình thức. Lỗi viết hoa đặc biệt là lỗi viết<br />
hóa tên tổ chức, cơ quan và chức danh khá phổ biến trong văn bản hành chính hiện nay.<br />
Từ khóa: Lỗi viết hoa, viết hoa, văn bản quản lí nhà nước.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Viết hoa trong tiếng Việt nói chung và trong văn bản quản lí nhà nước nói riêng đã được<br />
một số tác giả đề cập đến. Bình Thành khi bàn về việc viết hoa tên một loại địa danh tiếng Việt<br />
chỉ địa phận hành chính đã thể hiện quan điểm: Khi tên riêng trong thành phần của địa danh đã<br />
bao hàm khái niệm thành tố chung (bao hàm cấp đơn vị hành chính) thì thành tố chung đứng trước<br />
có thể lược bỏ và không cần viết hoa. Khi các tên riêng trong địa danh không bao hàm ý nghĩa<br />
thành tố chung nghĩa là không thể nói tắt địa danh chỉ bằng tên riêng thì điều này chứng tỏ thành<br />
tố chung đã là bộ phận hữu cơ của biệt danh trong địa danh, do đó cần viết hoa. Các trường hợp<br />
như vậy thường xảy ra đối với các địa danh có phần tên riêng là tên người hoặc các đặc trưng định<br />
danh là con số, từ chỉ hướng, tên sự kiện lịch sử [1;75-80]. Vũ Thị Sao Chi khi bàn về viết hoa<br />
trong văn bản hành chính đã phân chia thành 02 loại: Viết hoa theo quy định thể thức văn bản hành<br />
chính và viết hoa theo quy tắc chính tả tiếng Việt. Đồng thời tác giả cũng đánh giá về quy định viết<br />
hoa trong văn bản hành chính đặc biệt là đã chỉ ra những bất cập về viết hoa nhân danh, địa danh,<br />
tên tổ chức, cơ quan trong quy định tại ở phụ lục VI Thông tư 01/2015/TT-BNV [2;140-160].<br />
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đề cập đến 03 loại viết hoa trong tiếng Việt: viết<br />
hoa cú pháp, viết hoa danh từ riêng và viết hoa trang trọng. Trong đó, các tác giả chủ yếu bàn về<br />
viết hoa danh từ riêng trong tiếng Việt (danh từ chỉ tên người và địa danh). Kế thừa kết quả nghiên<br />
cứu của các tác giả đi trước, trong bài viết này, chúng tôi bàn về 02 quy định về viết hoa trong văn<br />
bản quản lí nhà nước và khảo sát thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016<br />
Liên hệ: Vũ Ngọc Hoa, e-mail: vungochoa75@gmail.com<br />
<br />
103<br />
<br />
Vũ Ngọc Hoa<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái quát về văn bản quản lí nhà nước<br />
<br />
Văn bản quản lí nhà nước là loại văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức, quản lí và điều<br />
hành xã hội; do các cơ quan nhà nước ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục<br />
quy định, nhằm truyền đạt các quy phạm pháp luật, các quyết định quản lí và các thông tin khác<br />
phục vụ hoạt động quản lí nhà nước.<br />
Văn bản quản lí nhà nước bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính<br />
(VBHC). Văn bản quy phạm pháp luật là “văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành<br />
theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định” [6].<br />
Văn bản hành chính (VBHC) là văn bản không mang tính quy phạm pháp luật, được dùng<br />
để hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; phản ánh, thông báo tình hình, trao đổi công việc<br />
và xử lí các vấn đề khác trong hoạt động quản lí. Văn bản hành chính bao gồm: Nghị quyết (cá<br />
biệt), quyết định (cá biệt), quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế<br />
hoạch, tờ trình, công văn, công điện, biên bản, hợp đồng, các loại giấy (giấy mời, giấy giới thiệu,<br />
giấy biên nhận hồ sơ, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy nghỉ phép. . . ), các loại phiếu (phiếu<br />
chuyển, phiếu gửi. . . ), thư công.<br />
Để thực hiện chức năng thông tin, chức năng pháp lí và chức năng quản lí của văn bản quản<br />
lí nhà nước, ngôn ngữ trong văn bản quản lí nhà nước có những đặc điểm: Tính chính xác, minh<br />
bạch; tính khách quan; tính khuôn mẫu và tính nghi thức, trang trọng. Với những yêu cầu nghiêm<br />
ngặt về tính khuôn mẫu, tính chính xác, văn bản quản lí nhà nước đòi hỏi phải có sự thống nhất về<br />
thể thức, kĩ thuật trình bày trong đó có sự thống nhất trong cách viết hoa.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Một số quy định về viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện hành<br />
<br />
Trong khi chưa có quy định về viết hoa thống nhất trên tất cả các lĩnh vực, một số cơ quan<br />
nhà nước, đặc biệt là các cơ quan có chức năng quản lí nhà nước về văn thư, lưu trữ (Bộ Nội vụ),<br />
cơ quan có nhiệm vụ quản lí các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn chuyên<br />
môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với văn phòng các Bộ, ngành, văn phòng Ủy ban nhân<br />
dân cấp tỉnh (Văn phòng Chính phủ) đã ban hành quy định về viết hoa nhằm bảo đảm sự thống<br />
nhất trong cách viết hoa trong VBHC.<br />
<br />
2.2.1. Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính<br />
phủ<br />
Năm 1998, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản<br />
của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ [3]. Quy định này có phạm vi áp dụng là các văn bản của<br />
Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Như vậy, quy định này áp dụng đối với các văn bản quy phạm<br />
pháp luật và văn bản hành chính do Chính phủ và Văn phòng Chính phủ ban hành. Quy định gồm<br />
10 điều trong đó có 02 điều thuộc quy định chung về yêu cầu viết hoa trong văn bản của Chính phủ<br />
và Văn phòng Chính phủ và 10 điều quy định cụ thể về viết hoa danh từ riêng chỉ tên người (Điều<br />
3); viết hoa danh từ riêng chỉ địa danh (Điều 4); viết hoa các danh từ chỉ phương hướng mang ý<br />
nghĩa định danh (Điều 5); viết hoa tên riêng các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức xã hội<br />
(Điều 6); viết hoa chức danh của Đảng và Nhà nước (Điều 7); viết hoa tên các hoạt động xã hội,<br />
ngày lễ, ngày kỉ niệm (Điều 8); viết hoa tên các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tác phẩm<br />
104<br />
<br />
Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay<br />
<br />
chính trị, văn hóa, nghệ thuật,. . . (Điều 9); và Điều 10 quy định về phạm vi áp dụng của Quy định.<br />
Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ nói<br />
trên đã quy định chi tiết về viết hoa cú pháp, viết hoa danh từ riêng (tên người; tên địa lí; tên tổ<br />
chức, cơ quan; chức danh; tên các hoạt động xã hội, ngày lễ, ngày kỷ niệm; tên các văn bản của<br />
Đảng và Nhà nước), viết hoa trang trọng (danh từ chung đứng trước tên riêng của người, địa danh<br />
đặc trưng, được tôn kính). Việc ban hành quy định về viết hoa mặc dù có tính chất tạm thời sử dụng<br />
nội bộ nhưng có vai trò rất quan trọng tạo nên sự thống nhất trong cách viết hoa không chỉ trong<br />
các văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ mà còn trong các văn bản của văn phòng các<br />
bộ, ngành, văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bởi vì Văn phòng Chính phủ có chức năng hướng<br />
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với văn phòng các cơ quan này). Tuy nhiên,<br />
theo quan điểm của chúng tôi, quy định này cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi về cả hình thức<br />
và nội dung để hoàn thiện hơn. Cụ thể:<br />
- Ở Điều 1, sửa dấu phẩy ở cuối các bộ phận liệt kê các yêu cầu của việc viết hoa trong văn<br />
bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ thành dấu chấm phẩy.<br />
- Ở Khoản 2 Điều 3, bổ sung quy định viết hoa danh từ riêng chỉ tên người nước ngoài được<br />
phiên âm theo âm Hán Việt.<br />
- Tiêu đề của khoản 1 Điều 6 là “Tên riêng của các cơ quan Trung ương Đảng, tổ chức xã<br />
hội” nhưng trong nội dung Khoản này không có điểm nào quy định về viết hoa tên tổ chức xã hội.<br />
- Khoản 5 Điều 6 quy định về viết hoa tên các tổ chức quốc tế viết đầy đủ và viết tắt<br />
nhưng trong ví dụ xuất hiện cả những trường hợp không phải là tên tổ chức quốc tế. Ví dụ: Tổng<br />
sản lượng quốc gia - Gross National Product (GNP), Tổng sản lượng nội địa - General Domestic<br />
Product (GDP).<br />
- Điều 9 quy định về viết hoa tên các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tác phẩm chính<br />
trị văn hóa, nghệ thuật. . . nhưng không có khoản nào quy định về viết hoa tên các tác phẩm chính<br />
trị văn hóa, nghệ thuật. . .<br />
- Khoản 1, Điều 9 quy định về viết hoa tên văn kiện và số thứ tự cụ thể nhưng trong ví dụ<br />
có cả những trường hợp không phải là tên văn kiện. Ví dụ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8<br />
của Đảng - Đại hội VIII của Đảng. Ngoài ra, khoản này cũng không quy định cụ thể về cách viết<br />
hoa tên văn kiện.<br />
<br />
2.2.2. Viết hoa trong văn bản hành chính<br />
Năm 2011, Bộ Nội vụ ban hành quy định về viết hoa trong văn bản hành chính [4]. Phạm<br />
vi điều chỉnh của quy định này là văn bản hành chính của Việt Nam. Phụ lục VI. Viết hoa trong<br />
văn bản hành quy định: viết hoa vì phép đặt câu; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người; viết hoa tên<br />
địa lí; viết hoa tên cơ quan, tổ chức và viết hoa các trường hợp khác.<br />
Từ khi Thông tư 01/2011/TT-BNV có hiệu lực, Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành<br />
chính đã góp phần tạo sự thống nhất trong viết hoa trong văn bản hành chính của các cơ quan nhà<br />
nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang<br />
nhân dân. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành chính<br />
cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hơn. Cụ thể:<br />
- Khoản 2 Mục V không quy định cụ thể cách viết hoa tên chức vụ, học vị, danh hiệu mà<br />
chỉ đưa ví dụ. Bên cạnh đó, tên khoản này không đề cập đến viết hoa học hàm nhưng có ví dụ về<br />
viết hoa học hàm.<br />
105<br />
<br />
Vũ Ngọc Hoa<br />
<br />
- Tên khoản 6 Mục V Tên các loại văn bản nhưng trong nội dung Khoản này quy định Viết<br />
hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của<br />
văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể và những ví dụ được dẫn cho thấy khoản này<br />
chỉ đề cập đến các văn bản quản lí. Như vậy, tên khoản và nội dung của nó chưa hoàn toàn thống<br />
nhất.<br />
Từ việc nghiên cứu 02 quy định về viết hoa nói trên, có thể nhận thấy:<br />
Hiện nay, chưa có quy định về viết hoa thống nhất trong văn bản quản lí nói chung và văn<br />
bản quản lí nhà nước nói riêng. Do hai quy định nói trên không có phạm vi áp dụng đối với văn<br />
bản quy phạm pháp luật (trừ văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành do Quy định tạm<br />
thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ có phạm vi áp dụng là các<br />
văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ).<br />
Hai quy định về viết hoa nói trên có những điểm không thống nhất. Ví dụ, về viết hoa tên<br />
âm tiết khoản, điểm trong văn bản cụ thể, theo Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của<br />
Chính phủ và Văn phòng Chính phủ viết hoa, không viết hoa các âm tiết “điểm”, “khoản” (Điều<br />
9). Trong khi Phụ lục VI. Viết hoa trong VBHC quy định: viện dẫn các điều, khoản, điểm của một<br />
văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm (Khoản 6 Mục V).<br />
Những điều này gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong quá trình soạn thảo<br />
văn bản quản lí nhà nước.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo<br />
sát 164 văn bản hành chính của một số cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập<br />
được ban hành từ năm 2013 đến năm 2015.<br />
a. Đối tượng khảo sát: Lỗi viết hoa trong văn bản hành chính đối chiếu với quy định tại<br />
Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành chính của Thông tư 01/2011/TT-BNV.<br />
b. Cơ cấu mẫu khảo sát<br />
Cơ cấu mẫu khảo sát xét theo cơ quan ban hành văn bản:<br />
Cơ quan ban hành văn bản<br />
Cơ quan hành chính nhà nước<br />
Đơn vị sự nghiệp công lập<br />
<br />
Số lượng văn bản<br />
122<br />
42<br />
<br />
Cơ cấu mẫu khảo sát xét theo tên loại văn bản hành chính:<br />
Tên loại văn bản hành chính<br />
Quyết định (cá biệt)<br />
Thông báo<br />
Tờ trình<br />
Công văn<br />
Giấy mời<br />
Kế hoạch<br />
Báo cáo<br />
<br />
c. Kết quả khảo sát<br />
106<br />
<br />
Số lượng văn bản hành chính<br />
65<br />
29<br />
7<br />
47<br />
5<br />
5<br />
6<br />
<br />
Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay<br />
<br />
Văn bản hành chính không có lỗi về viết hoa: 15 văn bản (chiếm 9%); Văn bản hành chính<br />
có lỗi về viết hoa: 149 văn bản (chiếm 91%) với 773 lỗi.<br />
- Phân loại lỗi theo ý nghĩa của từ (cụm từ) có chứa âm tiết có lỗi về viết hoa:<br />
TT Loại lỗi về viết hoa trong<br />
<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Thí dụ<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
<br />
văn bản hành chính<br />
I. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết không phải viết hoa theo quy định<br />
Xét nội dung khiếu nại của ông Lê Văn Hạnh, Ủy<br />
Viết hoa chữ cái đầu của<br />
ban nhân dân thành phố nhân thấy vụ việc khiếu<br />
âm tiết đầu thuộc danh<br />
65<br />
nại của Ông đã được cơ quan nhà nước có thẩm<br />
từ chung chỉ người (ông,<br />
quyền giải quyết đúng pháp luật. (Thông báo số<br />
bà, giáo viên. . . )<br />
77/TB-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2013)<br />
Bám sát nội dung, yêu cầu nêu trong các văn<br />
Viết hoa chữ cái đầu<br />
bản của Đảng, Nhà nước về phổ biến, giáo dục<br />
của âm tiết đầu thuộc<br />
pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và<br />
33<br />
tên loại VBHC (trong<br />
các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục<br />
trường hợp không nói<br />
pháp luật đang được triển khai. (Kế hoạch số<br />
đến một văn bản cụ thể)<br />
03/KH-HĐPH ngày 14 tháng 01 năm 2015)<br />
Viết hoa chữ cái đầu của<br />
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí đối với<br />
âm tiết thuộc danh từ<br />
việc tính, thu lệ phí trước bạ và được áp dụng<br />
chung chỉ đơn vị hành<br />
70<br />
trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Quyết định số<br />
chính (xã, huyện, tỉnh,<br />
6765/QĐ-STC ngày 20 tháng 11 năm 2014)<br />
thành phố. . . )<br />
Viết hoa chữ cái đầu của<br />
âm tiết không phải là âm<br />
tiết đầu thuộc từ, cụm<br />
từ chỉ loại hình cơ quan,<br />
tổ chức; chức năng, lĩnh<br />
Căn cứ tình hình báo cáo hoạt động của các<br />
vực hoạt động của cơ<br />
Trung tâm học tập cộng đồng (. . . ) (Thông báo số<br />
154<br />
quan, tổ chức; hoặc viết<br />
46/TB-GDĐT ngày 25 tháng 9 năm 2013)<br />
hoa chữ cái đầu của<br />
âm tiết đầu loại hình<br />
cơ quan, tổ chức (không<br />
phải là tên tổ chức, cơ<br />
quan cụ thể)<br />
Căn cứ Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 31<br />
tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi<br />
(. . . ); Thực hiện Thông báo số 264/TB-UBND<br />
Viết hoa chữ cái đầu<br />
ngày 25 tháng 9 năm 2014 về việc thông báo kêt<br />
của âm tiết đầu sau dấu<br />
3<br />
luận của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê<br />
chấm phẩy (khi không<br />
Quang Thích tại Hội nghị đánh giá tiến độ thành<br />
xuống dòng)<br />
lập trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn<br />
tỉnh Quảng Ngãi(. . . ) (Tờ trình số 149 ngày 30<br />
tháng 12 năm 2014)<br />
Viết hoa chữ cái đầu của Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ-CP Ngày<br />
âm tiết không phải viết 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;<br />
115<br />
hoa theo quy định trong (Quyết định số 6765/QĐ-STC ngày 20 tháng 11<br />
những trường hợp khác<br />
năm 2014)<br />
II. Không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết phải viết hoa theo quy định<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
%<br />
<br />
8,4<br />
<br />
4,3<br />
<br />
9,0<br />
<br />
19,9<br />
<br />
0,4<br />
<br />
14,9<br />
<br />
107<br />
<br />