Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 13
lượt xem 28
download
Hậu quả của chiến tranh hóa học đối với rừng Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học từ năm 1961 đến năm 1972 với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 13
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Hậu quả của chiến tranh hóa học đối với rừng Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học từ năm 1961 đến năm 1972 với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử chiến tranh. Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãnh thổ Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc điôxin. Theo A.H. Westing (1983) thì nồng độ các chất được rải trong các phi vụ thường cao hơn gấp từ 20 - 40 lần nồng độ dùng trong nông nghiệp. Các chất diệt cỏ và phát quang thông thường được phân huỷ sau một tháng đến dưới một năm, riêng
- Việt Nam môi trường và cuộc sống hợp chất điôxin có trong chất da cam rất bền vững, với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Sự tàn phá của nó đã được Toà án Bertrand Roussel cũng như Hội nghị Paris năm 1970 lần đầu tiên nêu lên trước dư luận thế giới về sự tàn khốc của cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ tại Việt Nam; gọi đó là "cuộc chiến tranh huỷ diệt môi trường, huỷ diệt hệ sinh thái và con người" ở Việt Nam. Những tác hại đối với thiên nhiên và môi trường của chiến tranh hoá học này đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới tiến hành nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại nhiều hội nghị quốc tế. Qua nhiều thập kỷ, diện tích rừng có nhiều biến đổi theo chiều h ướng suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Riêng trong khoảng năm 1950 đến năm 1972, chiến tranh, nhất là chiến tranh hoá học của Mỹ, đã để lại một hậu quả tàn khốc lên tài nguyên rừng. Theo tài liệu của Rollet (1956), độ che phủ chung của rừng ở Việt Nam chiếm 43%, trong đó diện tích rừng miền Nam Việt Nam bao gồm: (Bảng IV.4) Bảng IV.4. Diện tích rừng miền Nam Việt Nam
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Rollet, 1956 Như vậy, tới năm 1956 đất rừng miền Nam Việt Nam có khoảng 10.300.000ha, chiếm 60% tổng diện tích tự nhiên. Rừng phân bố rộng khắp trên vùng Trung Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, và vùng ngập mặn ven biển Nam Bộ. Trong chiến dịch Ranch - Hand, rừng nội địa là đối tượng phải gánh chịu nặng nề nhất chiếm 86% tổng số phi vụ rải chất độc. Các phi vụ tập trung vào các khu rừng từ vùng núi cao tới vùng thấp ven biển, từ vùng ẩm ướt tới vùng khô hạn, trải dài từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau. Diện tích bị rải được phân bố trên các độ cao khác nhau (Bảng IV.5). Bảng IV.5. Phân bố diện tích bị rải theo độ cao tuyệt đối
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Nguồn: Phùng Tửu Bôi, 2001 Vùng cao nhất bị rải chất độc hoá học đó là khu rừng thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) ở độ cao trên 1.000m. Những hậu quả tức thời và lâu dài của chất độc hoá học đối với tài nguyên và môi trường rừng nội địa rất rõ ràng. Trong quá trình bị tác động, hàng trăm loài cây đã bị trút lá, đáng quan tâm nhất là những cây gỗ lớn thuộc tầng nhô và tầng ưu thế sinh thái thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae). Nhiều lo ài cây gỗ quý hiếm như giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), gụ (Sindora siamensis), gõ (Afzelia xylocarpa), sao đen (Hopea odorata),... và một số cây họ dầu thuộc tầng cao trong rừng đã bị chết, dẫn đến khan hiếm nguồn hạt giống của một số loài cây quý. Chỉ có một số ít loài có khả năng chống chịu với chất độc như cây kơ nia (Irvingia malayana), cây cám (Parinari annamensis), cây cọ (Livistona). Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng, những loài cây của rừng thứ sinh như tre, nứa, các loài cây gỗ ưa sáng mọc nhanh, kém giá trị kinh tế, chúng xuất hiện và lấn át cây gỗ bản địa. Nhiều khu rừng đã bị phá hủy nặng nề do quy mô phá hoại rộng lớn và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, kèm theo với các tác động khác của bom đạn, máy ủi... (cả lớp cây tái sinh tự nhiên bị thiêu cháy dưới tán rừng do bom napan). Hậu quả là cây rừng bị chết đi, các loài cây cỏ dại như cỏ Mỹ (Pennisetum
- Việt Nam môi trường và cuộc sống polystachyon), cỏ tranh (Imperata cylindrica), lau lách xâm lấn. Đến nay rừng vẫn chưa được phục hồi, nhiều băng rải chất độc vẫn chỉ là những trảng cỏ được thể hiện rõ trên ảnh chụp từ vệ tinh và máy bay qua các thời kỳ khác nhau. Tính toán thiệt hại do chiến tranh gây ra đối với tài nguyên rừng nội địa khá phức tạp, hoàn toàn không giống như rừng ngập mặn. Rừng nội địa chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học ở nhiều mức độ khác nhau và do tính mẫn cảm của mỗi loài cây mà tác hại đối với từng loài cũng khác nhau. Trong nhiều năm qua đã có một số nhà khoa học chú ý nghiên cứu về tác động của chất diệt cỏ và làm rụng lá cây ở rừng miền Nam Việt Nam. Một số tác giả như Galston, Paul W. Richards, Arthur H. Westing, Peter S. Ashton,... đã có những công trình viết về ảnh hưởng của chiến tranh hoá học đối với thảm thực vật rừng. Tài liệu "The effects of herbicide in South Vietnam" của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ (National Academy of Sciences, Washington D.C., 1974) tiến h ành phân tích sự thay đổi của tán cây rừng và rút ra những số liệu về độ che phủ rừng, về cây chết trên các băng rải chất độc. Phần lớn kết quả được dựa trên tài liệu ảnh chụp từ máy bay có tỷ lệ 1/30.000, 1/25.000,...
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Những kết quả của các tác giả khác nhau có nhiều điểm khác nhau do ph ương pháp và các tư liệu tiếp cận khác nhau, đặc biệt đa số các tác giả nước ngoài còn do thiếu cơ sở thực tế tại hiện trường. Sau nhiều thập kỷ, hiện trường đã có nhiều biến đổi, công tác nghiên cứu đánh giá tổn thất càng thêm phức tạp. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam trong những năm qua đã bổ sung những thiếu sót của các nhà khoa học nước ngoài và đã nêu lên được một cách khá rõ ràng về hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ lên rừng ở miền Nam Việt Nam. Những tư liệu chính được sử dụng trong các nghiên cứu là: Kết quả phân tích ảnh vệ tinh Landsat 73, Landsat TM.90, Landsat TM.96. Ảnh máy bay AMS. 58, AF.68,... Các loại bản đồ địa hình UTM, và các tư liệu nghiên cứu khoa học khác đã công bố. Điều tra trên thực địa những khu rừng bị tác động của chiến tranh hoá học. Kết quả bước đầu cho biết, trên 3,3 triệu ha đất đai tự nhiên bị rải chất độc (với chiều rộng băng rải là khoảng 1.000m), trong đó rừng nội địa bị tác động nặng nề với nhiều mức độ khác nhau, làm tổn thất trên 100 triệu m3 gỗ, trong đó vùng Đông Nam Bộ là một vùng có trên 50% diện tích tự nhiên bị tác động. Chiến khu D, Chiến khu C, rừng Bời Lời, rừng Củ Chi,... là những vùng đã bị rải hàng triệu lít chất độc cùng với hàng triệu tấn bom đạn, trong đó có nhiều khu rừng đã bị triệt phá hoàn toàn như khu Mã Đà, thuộc tỉnh Đồng Nai, khu Phú Bình, Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước.
- Việt Nam môi trường và cuộc sống Bảng IV.6. Diện tích bị rải chất độc hóa học Đơn vị: ha Nguồn: Phùng Tửu Bôi Chất độc hoá học còn được rải ở một số vùng trọng điểm khác như: khu vực hàng rào điện tử Mắc Namara thuộc tỉnh Quảng Trị, khu A Lưới, thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, khu Sa Thầy, thuộc tỉnh Kon Tum, khu Cần Giờ (Duy ên Hải), thành phố Hồ Chí Minh và khu Cà Mau thuộc tỉnh Minh Hải. Theo tính toán sơ bộ bước đầu, tổng số gỗ thiệt hại là 119.536.000m3, bao gồm lượng gỗ bị mất tức thời 90.284.000m3 và 29.252.000m3 gỗ tăng trưởng lâu dài do rừng bị phá huỷ. Lượng gỗ thương phẩm (60% trữ lượng gỗ cây đứng) là 70 triệu m3 gỗ thuộc nhóm 1 đến nhóm 4, trong đó nhiều lo ài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra chất độc hoá học rải lên rừng còn gây thiệt hại nhiều cho các loại tài nguyên khác ngoài gỗ chưa được tính đến, như dầu nhựa, cây thuốc, song mây, và các loài động vật rừng. Hậu quả của chiến tranh hoá học của Mỹ còn dẫn đến nhiều thiệt hại khác về môi trường và tính đa dạng sinh học. Quá trình trút lá ồ ạt đã dẫn đến hiện tượng ứ
- Việt Nam môi trường và cuộc sống đọng dinh dưỡng và có 10 đến 15 triệu hố bom chiếm khoảng 1% diện tích rừng Nam Việt Nam làm cho lớp đất mặt bị đảo lộn và thúc đẩy quá trình rửa trôi đất. Hậu quả trên cản trở trực tiếp đến diễn thế phục hồi rừng, và tác động xấu đến rừng phòng hộ đầu nguồn của 28 lưu vực sông, trong đó có: - 16 lưu vực có 30% diện tích lưu vực bị rải chất độc. - 10 lưu vực có 30 - 50% diện tích lưu vực bị rải chất độc. - 2 lưu vực có trên 50% diện tích lưu vực bị rải chất độc. Phần lớn các lưu vực trên có dòng sông ngắn, địa hình phức tạp, nhiều dốc, có dòng chảy ảnh hưởng trực tiếp tới vùng hạ lưu. Điển hình là lưu vực sông Hương, sông Thạch Hãn, sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Côn, sông Vệ, sông Cầu, sông Ba,... trong nhiều năm qua đã bị lũ lụt lớn tàn phá (Phùng Tửu Bôi, 2001).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống (tiếp)
56 p | 1432 | 583
-
Môi trường là vấn đề chung của nhân loại đang được toàn thế giới đặc biệt quan tâm. Nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam môi trường đang bị suy thoái, tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt, hệ sinh thái mất cân bằng, chất lượng cuộc sống suy giảm.
211 p | 817 | 242
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 28
17 p | 338 | 91
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 1
4 p | 239 | 84
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 2
20 p | 173 | 60
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 12
14 p | 189 | 57
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 26
20 p | 187 | 55
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 9
17 p | 198 | 54
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 24
23 p | 164 | 47
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 21
14 p | 140 | 37
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 14
9 p | 153 | 35
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 16
16 p | 182 | 35
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 7
15 p | 114 | 33
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 22
9 p | 134 | 32
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 25
23 p | 156 | 31
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 6
5 p | 108 | 17
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Phần 27
8 p | 112 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn