intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO

Chia sẻ: Nguyễn Kiều Trinh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

224
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho khoa học công nghệ mới nhất thâm nhập vào VN và kết hợp với nguồn lao động dồi dào và chăm chỉ của VN làm cho năng suất lao động tăng lên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO

  1. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH  GIA NHẬP W Thành viên Nhóm báo cao: 1.  Trần Công Luận 2.  Lã Sơn Ka TO 1. Trần Thị Phương Lan 2. Hồ Duy Khải 3. Đỗ Đăng Bảo Linh
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Tổng quan về WTO 2. Tính tất yếu về sự ra đời của WTO 3. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 4. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi vào WTO 5. Những kiến nghị đối với Việt Nam khi Gia nhâp WTO
  3. 1.1. WTO là gì? WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization). WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/4/1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. Có thể hình dung một cách đơn giản về WTO như sau:   • WTO là nơi đề ra những quy định • WTO là một diễn đàn để các nước, các thành viên đàm phán • WTO gồm những quy định pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế • WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp
  4. 1.2. Cơ sở hình thành WTO • WTO ra đời trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (The General Agreement on Tariffs and Trade – GATT). • Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. • Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể 1.3. Quá trình phát triển • Hội nghị Bretton Woods năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (International Trade Organization - ITO) với mục đích thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. • 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/1948. • Ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp Uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT
  5. 1.4. Mục tiêu của WTO: Đối với các bên • Các bên ký kết thành lập ra WTO trong lĩnh vực kinh tế và thương mại phải được thực hiện với mục tiêu nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc làm và một khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định; • Các bên ký kết Hiệp định thừa nhận thêm rằng: cần phải có nỗ lực tích cực để bảo đảm rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia đó; • Các bên ký kết Hiệp định mong muốn đóng góp vào những mục tiêu này bằng cách tham gia vào những thoả thuận tương hỗ và cùng có lợi theo hướng giảm đáng kể thuế và các hàng rào cản trở thương mại khác và theo hướng loại bỏ sự phân biện đối xử trong các mối quan hệ thương mại quốc tế; • Các bên ký kết Hiệp định quyết tâm xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn; quyết tâm duy trì những nguyên tắc cơ bản và tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đang đặt ra cho cơ chế thương mại đa biên này.
  6.      1.4. Mục tiêu của WTO: Mục tiêu chung.      Để tiếp tục thực hiện mục tiêu chung của GATT trước  đây, WTO đã xác định ba mục tiêu cụ thể là:  • (1) Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch  vụ trên thế giới,  • (2) Giải quyết các bất đồng, tranh chấp thương mại  giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ  thống thương mại đa phương,  • (3) Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho  người dân các nước thành viên.
  7. 1.5. Chức năng của WTO 1. WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành và những mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biên của WTO, cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên. 2. WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO. 3. WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên; 4. WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách thương mại (của các nước thành viên). 5. Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó  
  8. 1.6. Cơ cấu tổ chức của WTO WTO gồm các cấp độ quyền lực như sau: Hội nghị Bộ trưởng; Ðại hội đồng; Các tiểu ban. 1. Hội nghị bộ trưởng: Hội nghị bộ trưởng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên của WTO. Cơ quan ra quyêt đinh cao nhât cua WTO là Hôi ́ ̣ ́ ̉ ̣ nghị Bộ trưởng - HNBT (Ministerial Conference), hop it nhât là hai ̣ ́ ́ năm môt lân. Hội nghị bộ trưởng sẽ thực thi các chức năng của ̣ ̀ WTO và thực hiện những hành động cần thiết để thực thi các chức năng này. 2. Đại Hội đồng Ðại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng thì chức năng của Hội nghị bộ trưởng sẽ do Ðại hội đồng đảm nhiệm. Như vậy, có thể hiểu Ðại hội đồng là cơ quan quyết định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị bộ trưởng.
  9. 3. Hội đồng các cấp Câp thứ ba là cac Hôi đông về nhiêu linh vực khac nhau ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̃ ́ • Thương mai hang hoa (Goods Council), ̣ ̀ ́ • Hôi đông về Thương mai dich vụ (Servives Council), ̣ ̀ ̣ ̣ • Hôi đông về Những Vân đề liên quan đên Sở hữu trí tuệ (TRIPS ̣ ̀ ́ ́ Council) 4. Các tiểu ban Câp thứ tư là cac Tiêu ban trực thuôc Đai Hôi đông và cac Hôi ́ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ đông. Cac Tiêu ban nay chiu trach nhiêm điêu hanh viêc thực thi Hiêp ̀ ́ ̉ ̀ ̣ ́ ̣ ̀ ̀ ̣ ̣ đinh WTO về từng linh vực thương mai. ̣ ̃ ̣
  10. 1.7. Cơ chế vận hành của WTO Trong các cuộc họp của WTO, việc ra quyết định được tiến hành trên cơ sở đồng thuận. Hiệp định về WTO quy định một số trường hợp bỏ phiếu như sau: • Quyết định sửa đổi một số nguyên tắc nền tảng như "tối huệ quốc" , nguyên tắc "đãi ngộ quốc gia" (phải được sự nhất trí của tất cả các nước thành viên). • Các quyết định về việc giải thích các điều khoản của Hiệp định WTO và các hiệp định đa biên và cho phép một số nước miễn thực hiện một nghĩa vụ nào đó cần được ba phần tư số phiếu thuận. • Các quyết định sửa đổi các điều khoản khác trong các hiệp định thương mại đa phương cần được hai phần ba số phiếu thuận. Những nước không đồng ý với quyết định của đa số có thể bị
  11. 1.8. Các nguyên tắc pháp lý của WTO 1. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Tối huệ quốc (MFN - Most favoured nation) được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tấtcả các nước thành viên khác. 2. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT), được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. 3. Nguyên tắc mở cửa thị trường Nguyên tắc "mở cửa thị trường" hay còn gọi một cách hoa mỹ là "tiếp cận" thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. 4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc "tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng như nhau”.
  12. GATT đã đạt được những thành công lớn, giảm các hàng rào thuế quan, thúc đẩy mậu dịch quốc tế. WTO ra đời thay thế cho GATT. WTO không đơn thuần chỉ là sự mở rộng của GATT, để có thể đối mặt với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, nó cần có nhiều đặc điểm khác biệt so với GATT: - GATT chỉ là 1 tập hợp các quy tắc ứng xử, 1 hiệp ước mang tính đa phương, nó không có 1 tổ chức thể chế hoàn chỉnh mà đơn giản chỉ gồm 1 ban thư ký hoạt động theo cơ chế điều phối. WTO là 1 tổ chức, với sự tham gia của tất cả các nước thành viên, có bộ máy hoàn chỉnh. - GATT chỉ được áp dụng mang tính tạm thời, dù cho có một số CP áp dụng chúng một cách cố định và lâu dài. Các cam kết của WTO thì đầy đủ và mang tính dài hạn - Các quy định của GATT được áp dụng cho các hàng hoá. Còn WTO quy định không chỉ vậy mà còn mở rộng sang cả dịch vụ, các sản phẩm sở hữu trí tuệ.....
  13. • Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam: • 1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. • 8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại” 1996:Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ • 1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào: 7/1998, 12/1998, 7/1999, và 11/2000. 7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ, 12-2001: BTA có hiệu lực • 4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. 2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán (28 đối tác, trong đó có EU và Hoa Kỳ) • 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006. • 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
  14. Cơ hội và thách thức khi gia  nhập WTO của Việt Nam: Cơ hội 1. Tạo môi trường đầu tư và tăng cường mối quan hệ thương mại của Việt Nam với các đối tác khác. 2. Việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho khoa học công nghệ mới nhất thâm nhập vào VN và kết hợp với nguồn lao động dồi dào và chăm chỉ của VN làm cho năng suất lao động tăng lên, từ đó tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở VN. 3. Đa số các cam kết đa phương trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là phù hợp với luật pháp và đường lối đổi mới của Việt Nam nên sẽ không gây ra biến động lớn. 4. Thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng
  15. Cơ hội và thách thức khi gia nhập  WTO của Việt Nam: Cơ hội (tt) 1.Đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều khả năng sẽ tăng lên và tăng nhanh, qua đó tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới. 2.DN VN có cơ hội tiếp cận thị trường thế giới khi thuế quan được hạ thấp, các hạn chế định lượng được bãi bỏ. Về lâu dài, VN sẽ có vị thế bình đẳng, không còn bị chèn ép trong thương mại. 3.Gia nhập WTO là mở đường cho các nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Khoa học, kỹ thuật, công nghệ và cả nguồn nhân lực đều có cơ hội giao lưu tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu. 4.WTO đã mở ra cơ hội một cách toàn diện về thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường vốn và thị trường lao động
  16. Cơ hội và thách thức khi gia nhập  WTO của Việt Nam: Thách thức 1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, lợi thế cạnh tranh chủ yếu trong các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng thấp. 2. Các doanh nghiệp trong nước chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài khi bỏ hàng rào thuế quan. 3. Tình huống có thể diễn ra khó khăn ở trong lĩnh vực nông nghiệp bởi VN khó có thể áp dụng ngay các tiến bộ khoa học mới trong một thời gian ngắn. 4. Trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm hay là bưu chính viễn thông, sự cạnh tranh cũng sẽ diễn ra rất khốc liệt bởi có rất nhiều công ty nước ngoài có tiềm lực cực mạnh muốn tham gia vào những lĩnh vực này. 5. Lực lượng lao động cũng sẽ phải chịu tác động nhất định do trong một số lĩnh vực sẽ có hàng loạt doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc thậm chí phải giải thể hoặc bị phá sản do phải đối mặt với sự cạnh tranh tăng lên. 6. Việt Nam cũng phải đối mặt với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ
  17. Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO  của Việt Nam: Thách thức (tt) 1.Những ngành phải chịu sức ép nhiều nhất sẽ là kinh doanh chứng khoán, ngân hàng, dịch vụ, nông nghiệp, thép, ôtô,… 2.các cuộc cải cách có khả năng làm sút giảm thu nhập hộ nông dân, khoét sâu hố ngăn cách thu nhập giữa nông thôn - thành thị, và có khả năng làm tăng tỷ lệ nghèo đói đang trên đà giảm 3.các cuộc cải cách có khả năng làm sút giảm thu nhập hộ nông dân, khoét sâu hố ngăn cách thu nhập giữa nông thôn - thành thị, và có khả năng làm tăng tỷ lệ nghèo đói đang trên đà giảm 1.Đối mặt với vấn đề sát nhập, phá sản, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khả năng cạnh tranh thấp. 1.Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu về nguồn vốn, nhân lực, kỹ năng tiếp cận thông tin, kỹ năng kinh doanh trong môi trường toàn cầu. Trong khi các doanh nghiệp lớn thiếu kinh nghiệm, nguồn vốn còn quá nhỏ bé nếu so với các tập đoạn của thế giới,
  18. Các kiến nghị đối với Việt  Nam khi gia nhập WTO 1. Sự chuyển biến Đồng bộ và tất yếu: Thể chế kinh tế - Vai trò chính quyền – Đạo đức xã hội. 2. Gia nhập WTO: phải biết "Luật chơi" 3. Gia nhập WTO: Hãy xem bài toán nhân lực. 4. Gia nhập WTO, cần hoạch định lại chính sách kinh tế 5. Thực hiện các cam kết để bảo vệ lợi ích của mình 6. Cần dự báo để tránh các tranh chấp thương mại 7. Gia tăng xuất khẩu sản phẩm có lợi thế cạnh tranh 8. Thực hiện chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thay cho việc trợ cấp.
  19. Các kiến nghị đối với Việt  Nam khi gia nhập WTO Cụ thể, chương trình của Chính phủ đã đề ra 12 nhóm nhiệm vụ chủ yếu cần được triển khai thực hiện là: 1. Tuyên truyền và phổ biến thông tin về WTO; 2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế; 3. Xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường; 4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả đầu tư; 5. Nâng cao năng lực cạnh tranh; 6. Cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế; 7. Giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; 8. Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn; 9. Thực hiện chính sách an sinh xã hội; 10. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; 11. Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá dân tộc; 12. Bảo đảm an ninh, quốc phòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2