Viết về câu chuyện của nghề - Ai cũng có việc của mình: Phần 2
lượt xem 5
download
Phần 2 cuốn sách "Chuyện của nghề - Ai cũng có việc của mình" tiếp tục với những câu chuyện xoay quanh cuộc sống, được ghi chép từ góc nhìn riêng. Mọi chuyện trong thực tế lớn hơn nhiều. Những con người ấy, ngoài đời còn muôn điều khác để nghe, để hiểu, để sẻ chia. Câu chuyện kể ở đây có thể chỉ là một khoảnh khắc, một đoạn ngắn trong cuộc đời của họ. Mời các bạn cùng đón đọc nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Viết về câu chuyện của nghề - Ai cũng có việc của mình: Phần 2
- PHẦN III LỬA THỬ VÀNG, GIAN NAN THỬ SỨC
- 1 NGƯỜI GIẤU MẶT TRONG BAN NHẠC BỨC TƯỜNG T rần Tuấn Hùng – chơi guitar và là người đồng sáng lập ban nhạc Bức Tường. Suốt 20 năm đi cùng ban nhạc, đây là lần đầu tiên anh nhận trả lời phỏng vấn cá nhân. Tôi nghe Bức Tường từ những năm đầu cấp II. Nhân một dịp ra Hà Nội, được một người bạn tặng vé đi xem ban nhạc biểu diễn ở Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), lần đầu tiên tôi tận mắt nhìn thấy ban nhạc ngoài đời. Tôi thích nghe nhạc của Bức Tường, nhưng trước đó chưa bao giờ tìm hiểu kỹ về ban nhạc hay đi xem bất cứ liveshow nào, chỉ nhớ mỗi tên ca sĩ chính. Hôm ấy, tôi biết thêm một người nữa: Trần Tuấn Hùng. Anh lập tức thu hút sự chú ý của tôi, bởi anh là người duy nhất trong ban nhạc để tóc dài. Anh đứng ở một góc sân khấu, chăm chú chơi đàn. Đôi khi, khuôn mặt khuất sau mái tóc. Hóa ra, những đoạn lead guitar mà tôi thích nhất trong các bài hát đến từ người này. Lúc nhận được câu hỏi của MC, anh đặt tay lên ngực, bảo mình hồi hộp, và trả lời rằng: “Tôi chẳng biết nói gì cả”, rồi buông trả mirco.
- Tám tháng làm bạn, tôi có đôi lần ngỏ lời được kể về anh và đều bị từ chối. Anh tự thấy mình chẳng có gì đáng để nói về. Cũng có lúc tôi đã từ bỏ ý định, bởi làm bạn với anh và chia sẻ suy nghĩ với nhau cũng đủ rồi. Vậy nên, khi anh nhận lời, tôi hơi bất ngờ và cũng hơi… lo. Tôi lo rằng mình sẽ chỉ hỏi những điều ngô nghê hay lại làm quá lên như anh vẫn hay ngại. Cuối cùng, cuộc “phỏng vấn” diễn ra nhanh gọn rồi chúng tôi lại tiếp tục cuộc nói chuyện bình thường. Việc coi nhau là bạn, đối với chúng tôi, quan trọng hơn một cuộc phỏng vấn. Thời gian trôi đi, có thể tôi chỉ còn thích Bức Tường của ngày xưa, nhưng tình bạn này thì vẫn là chính nó. Hồi đó, ban đêm anh đi làm ngôi sao nhạc Rock còn ban ngày đi làm viên chức, anh cảm thấy thế nào?
- - Những năm đầu 2000, ban nhạc mới ra album và có những buổi biểu diễn thành công, rất được săn đón. Điều đó ập đến khiến đôi lúc anh có ảo tưởng rằng mình là một ngôi sao nhạc rock như trong các bộ phim ở phương Tây. Mà lúc ấy anh cũng mới đi làm viên chức nhà nước, rất có thể hôm trước được tung hô trước hàng vạn người, hôm sau lại ôm hồ sơ bản vẽ đi photocopy, cảm giác khác nhau rõ rệt lắm. Nhưng rồi cuộc sống thực tế kéo mình trở lại, và phải tự dung hòa thôi. Tại sao anh không đi hẳn một đường? - Nói ra cũng hơi phũ phàng, thị trường nhạc rock ở Việt Nam không đủ để nuôi sống người nghệ sĩ, cho họ một cuộc sống tốt. Đa số các rocker đều có một công việc khác. Lý do chính là như vậy thôi.
- Nhưng tất nhiên, anh không thể bỏ âm nhạc để chỉ làm kỹ sư được. Em từng được nghe kể là sau đêm diễn minishow kỷ niệm 20 năm của Bức Tường, anh về nhà lúc 2 giờ hơn, 3 giờ xuống ngủ
- dưới xe, rồi 4 giờ được chị nhà gọi lên, 6 giờ hơn dậy đưa con đi học rồi đi làm. Em vẫn hình dung trong đầu cuộc sống của một rocker sẽ khác cơ. Anh cảm thấy thế nào? - Đó là một sự cố. Hôm đó đi diễn về muộn quá, không mang theo chìa khóa mà điện thoại lại hết pin. Cả nhà nằm ngủ trong phòng điều hòa đóng kín, nếu gọi cho họ dậy được thì sẽ đánh thức cả tầng chung cư mất, vì thế nên anh đành giải quyết sự cố theo hướng như trên thôi. Ổn mà! Nhiều người cũng ngạc nhiên vì cuộc sống của anh có vẻ bình thường như bao người khác. Có thể do điều kiện kinh tế, văn hóa, … nhưng theo anh quan trọng nhất cuộc sống phải là của mình, phù hợp, đàng hoàng và văn minh. Trong một chương trình truyền hình, anh có chia sẻ rằng mỗi buổi diễn đều như thể là lần đầu tiên. Anh có bao giờ nghĩ đến lúc mình sẽ không còn cảm giác ấy? - Không biết nữa, đến giờ phút này, mỗi lần sắp lên sân khấu anh vẫn luôn thấy háo hức và hồi hộp. Có thể do sắp được làm việc mình vô cùng yêu thích, có thể do sắp được thấy sự hưng phấn đến vỡ oà của khán giả. Đó cũng là một điều may mắn của anh, là cảm xúc sẽ luôn nguyên vẹn. Được làm điều mình yêu thích nhưng tại sao lại cứ giấu mặt sau mái tóc? (Cười lớn) - Khi lộ mặt ra, anh có cảm giác người ta nhìn chằm chằm vào mình, điều ấy chưa bao giờ khiến anh thấy thoải mái cả. Tốt nhất là cứ giấu đi để cho mọi người tập trung lắng nghe tiếng đàn thôi.
- Cũng có những thời điểm cảm thấy hụt hơi trên sân khấu, khi ấy chỉ biết đứng im cắm cúi chơi, giấu mặt vào tóc, khán giả sẽ không thể biết được mình đang mệt mỏi (đây là bí mật đấy nhé).
- Anh từng bảo anh không thích mình là trung tâm, không muốn được chú ý. Tại sao? - Trong gia đình hay công ty, anh phải là trung tâm để giải quyết, gánh vác công việc. Còn trong ban nhạc, đã có thủ lĩnh là anh Lập và không ai xứng đáng hơn anh ấy ở vị trí trung tâm đó. Anh đã thay đổi bản thân như thế nào từ khi tham gia Bức Tường? - Thời kỳ đầu trong ban nhạc, nhìn anh không có chút cá tính nào thuộc về Rock cả. Ăn mặc kiểu sinh viên hồi đó: quần jean hơi rộng, áo pull hoặc sơ mi cắm thùng, tóc ngắn chải ngôi giữa. Một thời gian sau thì sắm một chiếc jean rách ống màu sáng, dáng hơi ôm nhìn ngầu lắm, áo pull đen. Kiểu trang phục này được anh sử dụng khá thường xuyên khi diễn và chụp ảnh. Còn quần áo đi học hay đi làm thì vẫn hiền lành thế. À, anh bắt đầu chú ý hơn tới những hành vi nơi công cộng, ví dụ như không đi dép lê hay mặc đồ ở nhà ra đường nữa. Anh tự thấy mình là người khá rụt rè và nhút nhát. Qua thời gian cùng nhiều biến động, bản chất vẫn thế thôi. Việc chơi nhạc với Bức Tường đã đem đến sự tự tin và một niềm kiêu hãnh rất lớn! Âm nhạc đối với anh là gì? - Lúc nào đó anh sẽ nghĩ ra một cái từ gì đó hay hay để gọi tên cho em nghe, còn hiện tại thì âm nhạc vẫn đang vang lên quanh đây mà. Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ chơi riêng? - Chưa bao giờ. Đối với anh, nếu có hoạt động biểu diễn thì chỉ là với Bức Tường.
- Có khi nào anh cảm thấy mình không sáng tạo được nữa không? - Có chứ, như lúc đang ngồi trả lời phỏng vấn em đây này! (cười to) Anh cứ luôn khăng khăng là anh trẻ, trong khi anh cũng 40 rồi? - Con người sẽ luôn trẻ nếu không có nhiều toan tính. Toan tính khác với suy nghĩ, em hiểu ý anh chứ? Cảm ơn anh! Hồng Vy
- 2 THẾ GIỚI TRONG PHÒNG LAB TRÁNG PHIM P hong trào chụp phim đang trở lại trong cộng đồng yêu nhiếp ảnh. Sau vài năm bị lãng quên trước cơn bão kỹ thuật số, ngày càng có nhiều người tìm đến những chiếc máy đã có tuổi đời hàng chục năm và những cuộn phim 35mm để thỏa mãn đam mê nhiếp ảnh. Phong trào nhiếp ảnh phim sống lại cũng là cơ hội để các lab (phòng tráng rửa phim) tiếp tục hoạt động. Phóng sự ảnh sau sẽ kể về cuộc sống trong một lab tráng phim như thế ở Sài Gòn. Trần Nguyên Linh, 31 tuổi, là ông chủ của LLab (Quận 1) – một trong những lab tráng phim hiếm hoi hiện nay của Sài Gòn. Thời kỳ máy ảnh phim còn thịnh hành, anh Linh làm công việc tráng rọi ảnh tại nhiều hiệu ảnh trong thành phố. Cha của anh, hiện đã nghỉ hưu, cũng từng làm công việc phòng tối ngày trước.
- Trong những năm máy ảnh phim bị lãng quên, anh Linh tạm gác công việc tráng rọi để làm việc tại một studio sản xuất phim. Đầu năm 2015, nhận thấy cộng đồng chụp ảnh phim đang sôi động trở lại cùng với sự thuyết phục của bạn bè, anh quyết định mở LLab. Tọa lạc tại một con hẻm yên tĩnh ở Quận 1, phòng lab khiêm tốn này là nơi anh Linh tiếp tục công việc tráng phim yêu thích của mình. Một ngày làm việc tại phòng lab bắt đầu từ khoảng 10 giờ sáng kéo dài đến 9 giờ tối, thậm chí kéo đến 10-11 giờ tối nếu có nhiều đơn hàng. Ngày nay, việc tráng phim đơn giản và nhanh hơn nhờ có máy móc. Tuy nhiên, một người tráng phim vẫn phải nắm vững quy trình, các công thức thuốc tráng cũng như kỹ năng xử lý sự cố.
- Phim sau khi tráng được đưa vào máy scan thành le thay vì rọi ra ảnh như ngày trước. Giống như công việc chấm ảnh trong phòng tối, đây là công đoạn điều chỉnh ánh sáng, tương phản và màu sắc của hình ảnh. Việc chỉnh phim đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người thợ. Mỗi loại phim có một màu sắc đặc trưng, người thợ chỉnh màu phải hiểu để chỉnh làm sao vẫn giữ được màu phim, trong khi vẫn phải đảm bảo chất lượng ảnh của khách. Sau khi tráng phim phải kiểm tra lại lần nữa. Trong trường hợp phim tráng ra có vấn đề, những người thợ có nhiều kinh nghiệm sẽ xác định ngay được nguyên nhân, phán đoán điều kiện chụp của phim cũng như chất lượng của phim.
- Khi tráng phim xong, anh Linh sẽ gọi điện cho khách hàng để thông báo phim đã sẵn sàng để tải về qua email; hoặc phim chụp có vấn đề nên chất lượng không như mong muốn. Anh Linh nhờ bạn bè giúp đỡ xây dựng website, hệ thống lưu trữ online để khách hàng tải hình thuận lợi hơn, cũng như việc giao dịch dễ dàng hơn. Phim sau khi tráng được phơi cho khô thuốc. Những cuộn phim khổ lớn sau khi scan được cuộn lại cẩn thận để bảo quản lâu hơn.
- Trung bình một ngày anh Linh tráng và scan được khoảng 30-50 cuộn phim. Những ngày cuối tuần hay lễ, Tết số lượng còn nhiều hơn. Hầu như anh làm việc suốt tuần, kể cả chủ nhật. Khung cảnh 11 giờ đêm tại LLab, trong một ngày có nhiều đơn hàng. Những khách hàng quen thuộc của LLab, cũng là những người chung đam mê, thường chia sẻ câu chuyện chụp ảnh bên ly cà phê trong khi chờ tráng phim.
- Phòng tắm của lab được tận dụng làm phòng tối, nơi những khách hàng thích tự tráng phim có thể đến và tráng phim trắng đen, dưới sự hướng dẫn của ông chủ. Anh Linh chia sẻ: “Công việc tráng phim đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhiều đam mê. Có những người học việc vài năm đã ra nghề, cũng có những người phụ trong lab hàng chục năm vẫn không ra nghề được. Có lẽ tôi phải tìm người học việc thôi. Tôi cũng muốn có thời gian dành cho gia đình nữa”. Cũng như nhiều chủ lab tráng phim khác, ước mơ của Linh là sau này mình sẽ có được một phòng lab khang trang, đúng tiêu chuẩn. Anh Linh nói: “Mọi chuyện mới chỉ bắt đầu”. Giang Phạm
- 3 NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG HÀNH TRÌNH SĂN MÂY A nh Hờ sống ở Y Tý, Lào Cai. Anh là một người đàn ông hiền hậu với chất giọng có nhạc, người đàn ông của núi rừng. Anh mở dịch vụ homestay trên Y Tý – một nơi còn xa lạ với nhiều người. Người dưới xuôi tìm đến vùng đất này, đến chỗ anh, đa phần cũng vì một nơi cao nhất ở Y Tý: đỉnh Lào Thẩn. Họ lên đó để “săn mây”. Anh Hờ sẽ là người dẫn đường. Bên chén rượu, anh kể cho chúng tôi nghe nhiều điều. Giọng anh không tỉ tê giãi bày hay kể khổ, mà là chất giọng đặc biệt, ngân nga như có nhạc, như lời reo của rừng già tĩnh mịch – chất giọng từ một người đặt trọn niềm tin vào cuộc sống, hay cười và hạnh phúc với cả những điều nhỏ nhặt nhất. Anh gắn bó với Y Tý từ bé đến lớn. Xưa, nhà anh có ruộng, một năm hoặc một vụ chỉ kiếm được 5-6 trăm bạc. Không đủ ăn, anh cùng em trai chuyển sang xẻ gỗ trong rừng mỗi tháng kiếm được mấy trăm, sau đó đầu tư chỗ nghỉ cho người dưới xuôi lên đây chơi. Gia đình ở tầng một, anh xây thêm tầng nữa cho khách. Kiếm tiền vậy, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Anh nói: “Thấy người
- Kinh lên đây làm giàu nhanh lắm. Trước đấy họ chỉ có mảnh đất be bé thôi. Họ cũng làm nhiều, chỉ 2-3 năm là mua được ô tô. Cái đấy thì người dân tộc như anh không làm được”. Anh kể chuyện bắt vợ theo tục người Mông. Đám cưới của anh giản đơn lắm, uống bát rượu và làm thịt con gà là xong. Lúc xin cưới, mẹ anh còn bảo nhà nghèo lắm, tiền đâu mà cho cưới vợ. Khi ấy, bố anh vẫn hút thuốc phiện. Anh cương quyết nói: “Nếu con vì bố hút thuốc phiện mà không lấy được vợ, con không là con trai của bố nữa”. Bố anh nghe vậy nên bỏ. Anh kể: “Cưới vợ rồi có người lo đồng áng, nhà cửa. Dù còn nghèo nhưng vợ hiền vợ ngoan thì cũng hạnh phúc. Mình cưới vợ không ồn ã. Có những đứa làm giàu ở đâu về đây cưới vợ, đám to, nhưng chắc gì đã hạnh phúc bằng mình. Học nhiều cũng không chắc đã làm nhiều được. Mình không biết chữ nhưng vẫn nuôi được gia đình, sống vui vẻ. Mấy đứa đi học đại học về rồi không làm được gì lại sang biên giới, hoặc về nhà cày ruộng”.
- Ngà ngà say, chúng tôi hỏi anh rằng ai lên đây cũng được anh đãi nhiều rượu thịt thế này sao. Anh bảo đúng vậy, ai lên đây anh cũng thết đãi thế này, và thế này là ít chứ đâu có nhiều nhặn gì. Bữa ăn ấy vượt quá mong đợi của chúng tôi. Cơm thịt đầy đủ, đồ ăn hết lại được lấy thêm đĩa mới, bát rượu chung anh mời bao lâu cũng không vơi, chân tình và nồng hậu. Sau hai ba chén rượu, chúng tôi tưởng như mình đang ngồi ăn và nói chuyện với một người anh, chứ không phải chủ nhà với khách vãng lai nữa. Anh tự nhận là mình bỗ bã. Trên tường nhà, anh treo mấy bức ảnh chụp anh và nhóm người trẻ đang đứng giữa biển mây ở đỉnh núi. Hỏi mới biết đấy chính là ảnh chụp đỉnh Lào Thẩn cao nhất, được biết đến là “nóc nhà Y Tý”, lên đấy mới thấy được nhiều mây như vậy. Là một người hướng dẫn, anh đã dẫn nhiều đoàn, nhiều nhóm lên đây “săn mây”. Có mấy bạn gái, leo cao mệt quá mới bảo anh rằng không leo được nữa, thế là anh cõng họ đi. Có khách leo, tay đen xì vì mới nắm than (từ lá rừng mà dân đốt) mà vẫn bốc thịt ăn rồi khen ngon. Lúc dừng chân thì nghỉ ở hang động giữa đường lên. Có nhiều chi tiết nho nhỏ nhưng với anh dường như rất đặc biệt. Anh vừa nói vừa cười. Rượu vào lời ra. Nói về “biển mây”, anh Hờ luôn thắc mắc sao người ta lại dùng từ như thế, sao lại có cái chữ như thế. Mây màu trắng mà biển thì
- màu xanh, mây nhiều thì thấy rồi nhưng tại sao gọi là biển? Biển ở trên ti vi anh cũng thấy rồi, nhưng anh không tưởng tượng nổi nó ra sao. Vì nơi anh đi xa nhất mới chỉ đến thành phố Lào Cai thôi, mà đến đấy đương nhiên vẫn chưa thấy biển bao giờ. Chúng tôi thi nhau diễn tả cho anh “biển mây” là như thế nào, là bồng là bềnh, là hết đợt này lại đến đợt khác. Mà nào cần phải diễn tả xa xôi, anh vẫn thấy cái “biển mây” đó hằng ngày đấy thôi, chỉ là anh không dùng từ ngữ hay cảm giác cụ thể để gọi nó. Nếu biển là nước, thì “biển mây” của anh có thể nằm trọn trong cái chén rượu nhỏ anh đang cầm trên tay, như vậy cho dễ hình dung. Hình như anh đã nói một điều tương tự như thế, mà vì chút men trong người nên tất cả những gì tôi có thể nhớ được là cảnh anh cầm chén rượu lên và nói về “biển mây”. Một hồi, anh lại cười ngân nga. Chúng tôi tha thiết ngỏ ý mời anh xuống Hà Nội chơi, hứa sẽ dẫn anh đi thăm thú, đón tiếp anh nồng nhiệt như cách anh đối đãi với chúng tôi. Anh kể cũng có nhiều người nói với anh điều đó, mà anh thấy khó quá. Người ta lên thì dễ mà anh xuống thì khó, vì anh không có nhiều tiền. Tôi nói anh cứ cố lên, rồi sẽ làm được, như cái cách anh làm đủ thứ việc rồi dùng những khoản nho nhỏ kiếm được, xoay vốn rồi tích góp để làm thêm việc khác.
- Anh cần mẫn chịu khó, thật thà, cởi mở và tháo vát. Anh nói chúng tôi lên đây dạy anh điều này điều kia. Chúng tôi có thể nói cho anh về văn hóa, về những gì “hiện đại” dưới kia, về một con đường quốc lộ thẳng tắp và đẹp đẽ – mà lúc nhìn ảnh tôi chụp, anh rất ngạc nhiên sao đường ở đâu lại đẹp thế này. Chúng tôi kể cho anh nghe những thứ vẩn vơ như gói cà phê dưới kia thì rẻ mà sao trên này lại đắt, nói anh nghe về Hà Nội mang trong mình một phần xô bồ và khói bụi. Nhưng đến tận cùng, chúng tôi cùng học hỏi lẫn nhau. Chúng tôi học ở anh những đức tính, những suy nghĩ tử tế nhất. “Quan trọng nhất vẫn là tình cảm giữa người với người. Nhiều tiền cũng không có ý nghĩa nếu sống không thoải mái, không hạnh phúc”, anh cứ nhắc đi nhắc lại điều ấy. Người dân ở đây sống cởi mở với mọi người, sống chan hòa với thiên nhiên. Họ muốn thoát nghèo nhưng không phải ai cũng muốn bỏ lại núi đồi trập trùng để đến với mảnh đất xa lạ nào đó. Giữa phố xá chật chội bon chen, chúng tôi nằm mộng về những thứ giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Vì ai cũng mong một cái đích hạnh phúc, dù nó ở dạng thức nào đi chăng nữa. Tôi nghĩ anh Hờ đang và sẽ luôn được hạnh phúc, dù anh làm bất cứ việc gì. Có lẽ, anh chưa nhận ra, bởi vì anh hạnh phúc và vui vẻ, nên người khác cũng cảm nhận được điều ấy. Và hạnh phúc thì dễ lây lan. Thúy Quỳnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những điều chưa biết về múa rối nước Đặc sản Việt Nam
12 p | 186 | 28
-
Giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới: Phần 2
97 p | 31 | 10
-
Người kể chuyện áo dài Việt Nam
8 p | 72 | 9
-
Ebook Những câu chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại giao: Phần 1
77 p | 14 | 9
-
Ebook Những câu chuyện về Bác Hồ trong hoạt động ngoại giao: Phần 2
75 p | 18 | 7
-
Gương hiếu học - Những câu chuyện tiêu biểu: Phần 2
51 p | 48 | 7
-
Viết về câu chuyện của nghề - Ai cũng có việc của mình: Phần 1
97 p | 12 | 6
-
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nghề nghiệp và tác động của nó đến phân tầng mức sống ở một xã vùng đồng bằng sông Hồng - Đỗ Thiên Kính
0 p | 123 | 5
-
Hội thảo khoa học về sự chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp ở một vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ
0 p | 107 | 5
-
Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ở các học viện, nhà trường của quân đội đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục của Quốc gia hiện nay
9 p | 5 | 4
-
Về hướng chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp ở bộ phận thuần nông
0 p | 78 | 4
-
Câu chuyện của những người làm báo ở chiến trường: Phần 1
91 p | 10 | 3
-
Viết về chuyện nghề báo, nhà báo Sài Gòn thuở ban đầu: Phần 2
100 p | 6 | 3
-
Viết về chuyện nghề báo, nhà báo Sài Gòn thuở ban đầu: Phần 1
84 p | 5 | 3
-
Câu chuyện của những người làm báo ở chiến trường: Phần 2
119 p | 14 | 3
-
Nghề thông tin trong bối cảnh hiện nay
5 p | 187 | 2
-
Cảm nhận về sự chuyển đổi cơ cấu lao động nghề nghiệp của hộ gia đình nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng qua một số công trình nghiên cứu đã được công bố - Lê Phượng
0 p | 71 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn