intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vốn rẻ vẫn chậm chảy

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các doanh nghiệp cho rằng, trước bối cảnh sức mua chưa được cải thiện, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ việc sử dụng vốn vay, chưa kể, so với các nước trong khu vực, lãi suất của Việt Nam còn ở mức cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Về phía ngân hàng, để có thể đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng, gần đây, các ngân hàng đã ra sức tiếp thị vốn vay, với lãi suất dần thấp hơn. ACB là một trong những ngân hàng có nhiều chương trình ưu đãi cho các khách hàng vay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vốn rẻ vẫn chậm chảy

  1. Vốn rẻ vẫn chậm chảy Các doanh nghiệp cho rằng, trước bối cảnh sức mua chưa được cải thiện, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ việc sử dụng vốn vay, chưa kể, so với các nước trong khu vực, lãi suất của Việt Nam còn ở mức cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Về phía ngân hàng, để có thể đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng, gần đây, các ngân hàng đã ra sức tiếp thị vốn vay, với lãi suất dần thấp hơn. ACB là một trong những ngân hàng có nhiều chương trình ưu đãi cho các khách hàng vay vốn, nhất là với doanh nghiệp. Ngân hàng đã triển khai một bó sản phẩm dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lãi suất cho vay mới tương đối thấp, chỉ dao động từ 11 - 14%/năm, kèm với nhiều ưu đãi khác. Thế nhưng, đến hết quý II/2012, dư nợ tín dụng của ACB chỉ tăng 0,9%, trong khi chỉ tiêu nhận được cả năm là 17%. Lãnh đạo ACB thừa nhận, nhiều khả năng, Ngân hàng sẽ không dùng hết room này. nợ xấu ngân hàng bắt nguồn từ sức cầu sụt giảm của thị trường khiến dòng chảy tín dụng chững lại. Tăng trưởng tín dụng của Eximbank trong quý II tuy đã có cải thiện so với quý I, song hoạt động cho vay vẫn khó có thể được đẩy mạnh. Vì thế, để có thể kích thích được dòng chảy tín dụng, giúp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế xây dựng cho năm là 4.600 tỷ đồng, Eximbank đã và đang đưa ra nhiều gói vốn có lãi suất ưu đãi cho khách hàng. Eximbank đã triển khai chương trình cho vay vốn tiền đồng lãi suất 7%/năm, gắn với giới hạn biến động tỷ giá 3% (lãi suất thực sẽ lên khoảng 12 - 13%/năm nếu tỷ giá biến động, còn không, chỉ khoảng 7%/năm). Tuy nhiên, theo lãnh đạo Eximbank, tiến độ giải ngân vốn vẫn khá chậm và tính đến nay, Ngân hàng chỉ
  2. mới cho vay được 5.664 tỷ đồng theo chương trình này. Để tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng và đẩy mạnh hoạt động cho vay, HĐQT Eximbank vừa thông qua gói tín dụng 5.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi 10%/năm, cộng 1% biến động tỷ giá (nếu có). Ông Phước cho rằng, trước diễn biến thị trường hiện nay, thà cho vay lãi suất 10%/năm vẫn tốt hơn để vốn trong kho hoặc cho vay trên liên ngân hàng 4%/năm. OCB đã ký hợp tác với IFC và đối tác chiến lược là Tập đoàn BNP Paribas về việc giải ngân khoản vốn hỗ trợ 25 triệu USD với lãi suất chỉ khoảng 13 - 14%/năm (VND) và 5 - 6%/năm (USD). Thế nhưng, theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, đến nay, tốc độ cho vay ra vẫn rất chậm. Mặc dù tăng trưởng dư nợ của OCB hiện đã được cải thiện (thoát khỏi tình trạng âm như 5 tháng đầu năm), song “room” tín dụng của Ngân hàng vẫn còn khá nhiều, chưa dùng hết 1/3 tổng hạn mức nhận được là 15% cho cả năm. Tuy nhiên, để có thể đón đầu nhu cầu vốn của khách hàng trong mùa cao điểm cuối năm nay, theo ông Tùng, OCB đã có kiến nghị xin NHNN nâng hạn mức dư nợ lên 25 - 30%. Bên cạnh việc đưa lãi suất khoản vay cũ về tối đa 15%/năm, Vietcombank còn đẩy mạnh cho vay mới lãi suất ưu đãi chỉ từ mức 13%/năm trở xuống. Ngân hàng này có rất nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp thông qua hai gói vốn ưu đãi gồm 75 triệu USD và 15.000 tỷ đồng bắt đầu thực hiện kể từ cuối tháng 7/2012. Lãi suất áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Vietcombank được lãnh đạo Ngân hàng này cho biết, chỉ nằm trong khoảng 11,5 - 13%/năm. Thế nhưng, tín dụng của Vietcombank trong hơn 7 tháng qua cũng chỉ mới tăng 3 - 4%, trong khi chỉ tiêu nhận được của cả năm nay là 17%. Theo vị lãnh đạo Vietcombank nói trên, so với đầu năm, thanh khoản của Ngân hàng hiện khá dồi dào, vốn khả dụng dôi dư, song muốn đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, không dễ.
  3. Trong khi đó, các doanh nghiệp lại cho rằng, ngành ngân hàng cần có thêm các biện pháp để giảm tiếp lãi suất, nhằm chia sẻ thêm khó khăn với doanh nghiệp, nếu không, hậu quả sẽ rất lớn. Doanh nghiệp mà “chết”, ngân hàng sẽ khó “sống”. Theo đại diện của một doanh nghiệp, mặt bằng lãi suất của ViệtNam hiện cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Lãi suất tiền vay được các doanh nghiệp kiến nghị phải giảm thêm về khoảng 10%/năm. “Lãi suất, từ đầu năm đến nay, đã 4 lần giảm, nhưng phải quyết tâm giảm xuống còn 10%/năm để kích thích sức mua, kéo theo sự phát triển chung của ngân hàng. Còn nếu để hàng tồn kho gia tăng thì nguy cơ với nền kinh tế là rất lớn”, vị đại diện trên nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2