intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vong niên nói chuyện tầm phào

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

43
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông Ta không hẳn nhân vật chính của những trang viết này. Tôi phác họa sơ qua cho bạn đọc dễ hình dung. Tuổi sáu mốt. Gầy. Tóc đốm bạc. Răng rụng mỗi hàm quá nửa. Cười từng tràng giòn khúm. Nhẽ ra tôi phải thu âm mở các bạn nghe; giờ chỉ muốn nói, ông kể chuyện tếu, chính nhờ tràng cười khiến người nghe muốn cười theo. Ông thuộc típ ít xê dịch, con cháu kèo nài mời ông về ở một vài ngày, sáng cà phê bún giò bò lết có cả, không chịu. Nhớ nhà, nhớ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vong niên nói chuyện tầm phào

  1. Vong niên nói chuyện tầm phào TRUYỆN NGẮN CỦA NHUỴ NGUYÊN Ông Ta không hẳn nhân vật chính của những trang viết này. Tôi phác họa sơ qua cho bạn đọc dễ hình dung. Tuổi sáu mốt. Gầy. Tóc đốm bạc. Răng rụng mỗi hàm quá nửa. Cười từng tràng giòn khúm. Nhẽ ra tôi phải thu âm mở các bạn nghe; giờ chỉ muốn nói, ông kể chuyện tếu, chính nhờ tràng cười khiến người nghe muốn cười theo. Ông thuộc típ ít xê dịch, con cháu kèo nài mời ông về ở một vài ngày, sáng cà phê bún giò bò lết có cả, không chịu. Nhớ nhà, nhớ vườn tược, nhớ hàng xóm (có tôi), nhớ cô hai con hay đi mua chai bao cứ ngang cổng là “có chi không ông”; không ông cũng trả lời “có”. Sáng đó cụ mi đi làm, tầm tám giờ nó qua ngõ, tau bán cho một mớ, nó tính vị chi hai tư ngàn ông ạ, tau cười ậm ừ, bảo “cho đó”... Nói thật tau thấy cái mặt o chòn chòn sao giống vợ tau hồi xưa quá. Nó cũng vui, thế là tau chọc (không biết có thật hay ông bịa thêm kể cho tôi vui): Bữa ni cứ ghé vô, cứ ghé vô, có chi để cho. Tau còn cục sắt nguội đây tau để cho nốt. Hắn bảo cắn cỏ con lạy ông, để con kiếm gạo nuôi chồng... Lần đầu tiên ông rủ tôi ra khỏi làng, lại là đi chùa. Bảo “đi”, bạn tau trụ trì. Ông thầy này trước là bạn tau, sau bỏ nhà cửa lên chùa nương náu. Hễ tau lên ông niềm nở đón tiếp, gọi vào phòng lấy bia lon tủ lạnh ra mời (cùng uống). Có hôm tau lên một chắc, ông còn bận tiếp các thí nữ ở phòng khách. Tau đợi. Đến lúc gặp lão cứ một hai thông cảm. Tau mới cười cười... Té chùa có nho Mỹ sa bu chê Tàu à. Ta đến nhiều lần không mời lại đưa sa bu chê đưa nho Mỹ mời các em. Ha ha ha… (ông cười khi kể với tôi thế). Lão mới đẩy tau vô phòng riêng, một hai thôi Ta ơi, khi có khách gọi bằng thầy với tui nhờ… Vậy chớ giờ lão đạo đức lắm, cả vùng ai cũng trọng, ai gặp cũng xá lạy như thánh sống. Chứ mô như thằng cha giả cạo đầu làm sư hay tới nhà con mệ đầu xóm này này (ông đưa tay chỉ). Nhôông hắn chết lâu rồi. Năm ngoái cha tới tìm mua đất, nói xây cái am tịnh tâm. Tịnh
  2. mô nỏ thấy, gặp mụ nớ “lấy” luôn (từ lấy ở đây nghĩa là... ấy). Này cụ mi, tâm ác địa không tu tập mà giả cạo đầu làm sư tội nặng lắm phải không? Tôi gật, bảo đọa địa ngục có khi. Vậy à. Hắn cứ khuya tới, rồi chưa tỏ mặt người khăn gói chạy làng. Tau hay dậy sớm pha trà, tau biết hết. Sớm đó tau mới giả bộ cầm đèn tới ngang vườn rọi tìm gà… tau giả giọng gà tau gọi: trọctrọctrọc trọctrọc ác! Trọctrọctrọc trọctrọc trọctrọc ác!... Ông Ta vợ mất lúc ông mới ngoại tứ tuần, còn sung mãn. Tuổi mà có lần họ gọi ông tới bửa củi, hai mẹ con nhà đó cứ nhìn thân hình ông suốt buổi. Ông còn thêm: Góa chồng; đứa con tật nguyền, xác định trước không chồng. Xóm làng thông tin, từ sau ngày vợ mất, ông Ta say khướt mấy tháng liền. Nhiều hôm ngất ngư dọc đường, vừa đi vừa chưởi. Chưởi lút mặt vợ chồng đứa thứ hai, sau đó nằm luôn góc đường, con cháu che mặt mày vác ông về nhà. Ngày mai tổ chức một cuộc họp gia đình. Nào con cháu dâu rể cùng loa một miệng, chõ tai ông mà réo. Vậy là ông Tu. Không rượu chè, không cờ bạc... nghĩa là ba món trần ai chỉ dụng có một. Thường ông lên phố với mấy nàng mỗi năm vài dạo, một là kỵ giỗ mẹ cha, con cháu tề tựu, mừng cha mừng ông sống thêm nhiều tuổi, hai là dịp đầu năm mới, dâu rể cũng đủ đầy, lì xì. Dư dả. Ông làm một cuốc xe ôm lên thẳng nhà hàng vừa vừa... khoảng hai tiếng thì trở về. Mai lại ư rằng kể loang cả xóm nghe, trước nhất là tôi. Ông bảo mấy thằng nhà giàu trong xã kẹt xỉn, cứ gạ gẫm lấy bậy nhau. Tau thì một đời. Có thằng chủ thầu lấy bậy vợ thợ, tau mới hoét cho. Mi có tiền bỏ ra ít nhiều tau dẫn đường zui zẻ, toàn em trẻ trung thơm lựng, làm chi phải chùng lén mất tư cách vậy. Này nha, hôm kia Ta “xuống núi”, mụ chủ gọi cho một con hết ngon, chưa đầy ba mươi, trắng, tròn như hột mít. Ngồi hát ka-kê được vài bài hắn thấy tau vui quá, cười đã quá, nằm bặn lên đùi tau luôn, như bạn thân, như tri kỷ. Tau mới thè thẹ đưa tay sờ mò, thằng cu dựng đứng, chưa định mục tiêu đã đòi bắn chỉ thiên… Cười... Hay như lão bạn cuối xóm này, u tám mươi khú đế vẫn giường không. Tiền bó lại từng cục nhét đòn đôông cho mối ăn. Bữa rồi tau xuống, bảo tiền mô đưa Ta coi Ta dẫn đi ngoẻn cái rồi xuống lỗ... Mai lại ông hì hục làm giàn bầu. Ông mua tre khắp xóm, tự chặt, róc, tự vác về. Khoảnh vườn gần trăm mét vuông, một mình chỉ trong ngày làm cái giàn vững cấp bão số mười trở lui không lay chuyển. Tháng sau bầu ra trái bằng ngón chân thõng chi chít. Tôi chọc,
  3. chà ra tết tha hồ tiền đi phố. “Ka kê hả”... nguyên từ ka ra ô kê, ông nói nhanh (hay nói tắt) thành ka kê, sau là giơ răng cười nhẹ, thỏ thẻ như trẻ nít. Cụ mi nhát quá chứ không tau dẫn đi, có mấy mái ngon lắm, đáng tuổi con mình. Nên chi tau bảo thôi cởi cho anh ngắm chút, thơng thơng bụ cho vui chứ ai làm chi tội. Ha ha... Bây giờ thì ông cười lớn. Vỡ ra. Sáng sớm hôm sau như thường lệ tôi qua uống trà với ông. Tôi luôn qua trễ. Ông dậy tầm năm giờ, tự đun nước bằng củi chứ không dùng ấm điện, xong pha cà phê gói ngồi uống chờ tôi qua trà lá. Nhưng cũng có hôm ông dậy sớm quá, pha trà uống rồi tôi vẫn chưa qua, ông bèn cầm chổi cán dàn quét khắp vườn. Vừa quét vừa đánh tiếng. Chỉ tiếng chổi không đã khiến tôi thức, nhưng mấy ai nằm với vợ mà vùng dậy liền được, nhứt là những hôm trời se se. Mới thấy mặt tôi, ông nói nhỏ (vợ tôi trong nhà cũng nghe thấu): Hồi đêm lỡ gắng thêm cái há... Rồi (tràng cười) ông chuyển qua nói to: Tau chờ mãi không thấy qua uống trà, đang tính đôi đá lên mái nhà cụ mi đây. Nhắc đến chuyện đôi đá, thiết nghĩ cũng cần nhắc lại một chuyện, hồi tôi đến đây ở một năm, tụi con nít tức gì mà đứng ở vườn nhà ai ném đá choang choảng, những cục tướng. Nếu mái nhà tôi không lợp bằng biarô đã vỡ ngói vỡ đầu. Mai lại tôi mách, ông Ta bảo mấy thằng mất dạy nhất xóm này đấy. Hắn thấy chú mi lạ làm oai ấy mà. Tau a... với tau a... bẻ tay hết. Chẳng biết chúng có nghe không mà một chập tối tôi ngồi nước ngon với ông chợt, choang! Tôi giật mình. Còn ông thì chết ngồi, tất cả mọi hoạt động kể cả máu trong người ông cũng ngưng luân chuyển, mặt trơ ra, tay còn nâng ly trà gần miệng chưa uống. Nói chung như tượng. Gì thế bây? Yên lặng. Lại... choang!... Ông đặt ly trà xuống đánh cụp. Đến tôi cũng không tin, ở cái làng này tụi nít còn dám đôi đá lên mái ngói gian chính nhà ông. Lại yên. Tôi nhìn ngơ rồi làm bộ điềm tĩnh. Trái chi rớt đó. Vừa nói xong, lại, choang! À. Ông Ta bật đứng dậy. Đù mẹ quân ni. Ông dằn từng tiếng, mình ở đây hàng ngàn năm rồi hắn còn đôi đá được. Tôi nghe rõ ba từ “hàng ngàn năm”. Quay lại chuyện sáng sớm sau cái ngày ông làm giàn bầu, lùi thêm hai tư giờ nữa - ngày ông đi ka kê. Tôi qua muộn, thấy cửa đóng then cài. Đến sát cửa sổ nhòm vô thấy ông đang nằm sấp. Tôi đánh tiếng: Ngó dậy không nổi có. Ông ụn ượn, chậm chạp gạt cái
  4. chăn bông ra, lật mình. Nước miếng còn đọng ngang mép. Khuôn mặt ông nom như có việc nghiêm trọng: Hôm qua làm quá sức, nhức mỏi cả đêm. Tôi tạt lại: Nhức mỏi là do đêm trước chớ. Ông cười không nổi, bảo tôi cắm giùm ấm nước sôi. Uống trà, mặt ông trầm lại, bảo buồn, giờ mới thấm cảnh côi vợ. Rồi ông tính mua mấy con ngan về nuôi cho vui nhà. Chó thì đã một đàn sáu con vừa già vừa trẻ. Cũng từ một mẹ sinh ra, có nếp có tẻ, chúng không đi hoang như trước nhưng như lời ông bảo, đồ ngu như chó, cứ lấy bậy nhau. Đến đây ông kể chuyện về đứa cháu gái rất đẹp gọi ông bằng chú. Ban đầu cưới thằng đi bộ đội về ở xóm trên, được mấy tháng có ông chú tới (tất nhiên không phải ông), ở luôn đó, lấy bậy luôn cháu dâu. Lạ là cháu không phản ứng, chú cháu hoà bình... Sau tau mới tìm hiểu nguyên nhân sâu xa; bà dưới xóm bày cho cách: cạo lớp màng ở nắp hòm (cải táng) của con gái trinh hòa nước. Thằng chú uống, khỏi liền, dứt cháu dâu ra liền. Từ đó đến nay chú với cháu dâu lễ phép dưới trên. Chợt ông co chân đá cái bốp. Ăng ăng... Đi chỗ khác mà chơi, đồ... gai con mắt. Té ra dưới bàn nãy giờ con chó đực anh (lứa đầu) đang loạn với con chó cái em (lứa thứ ba)... Tôi an ủi ông, đó đâu phải lỗi mình. Ông thừa nhận; nói thêm, lẽ ra khi sinh ra nên cho xóm cho làng mỗi người một con, phân tán đi. Tôi bảo: Lo gì ông. Ông xem mụ Thi bên kìa... (Người viết xin dừng ngang đây trong ít phút để sơ lược về mụ Thi). Gọi đúng là chị. Chị Thi mới bốn chín, xin về hưu sớm, lãnh một cục bạc. Biết bói toán. Lông mày cạo trắng, làm giả, vếch lên như diễn viên chèo. Mặt tròn xoe. Tôi nghĩ kiếp trước mụ là chó (có thể chó hạng sang, ngủ giường nệm, ăn thịt bò, chủ làm to...) nên bây giờ mới yêu chó đến vậy. Mụ (tôi gặp gọi chị, nhưng ngồi nói chuyện với ông Ta thì gọi mụ) nuôi toàn có phốc, đuôi bị bấm đứt từ nhỏ, sủa ong óc. Mụ thường qua ngồi với vợ tôi, chuyên gia kể chuyện chó. Mụ bảo bầy chó của mụ luôn được tắm xà phòng thơm hàng ngoại, ngủ giường với mụ. Hễ tao nằm, chúng phốc lên con náu háng, con chui nách, con vùi ngực, tao như chó mạ nằm giữa. Mụ còn khai, tao về hưu non bởi tức máu mấy đứa đồng nghiệp ghét chó. Có lần tao nghe nói lại, chúng nó bảo tao đồ chó, ăn với chó ngủ với chó. Chó sướng hơn người. Mai lại đến cơ quan tao tạt thẳng mặt luôn, bây ăn diện lòe loẹt chẳng bằng chó tao. Rồi cái con đồng nghiệp
  5. cùng phòng tao ghét nhất, tên Cúc, tao về đặt tên cho con phốc cái mới sinh là Cúc. Những bữa về sớm, tau bảo, về đi chợ mua đồ ăn cho nhỏ Cúc, mấy hôm nay nó ốm. Tôi dờm tới ông, một dạng tọc mạch, một dạng buôn dưa lê tợ mấy đàn bà: - Mụ Thi nuôi chó cứ như nhốt tù. Ông thấy, mỗi lần mở cổng, con nào con nấy chen chúc luồn ra, túa lúa mỗi con mỗi ngả chạy đầu đường cuối ngõ. Bắt nhốt lại, chúng cứ dựng người bám lưới sắt vác mặt thèm khát nhìn, thấy tội... Ông Ta nhăn mặt ngó về nhà mụ Thi nối đuôi: - Nhà như hũ nút, như nhà tù, như am miếu rứa mà ở được. Giờ lại còn bọc thêm cái cổng sắt ngoài nữa. Hai lớp cửa lúc nào cũng đóng kín, muốn ghé vô thăm ông Lan cái cũng ngại. - Ông Lan (chồng mụ) ngó hiền mà tội ông nhỉ. - Mụ Thi bảo, bạn ông có năm người đều từ Hà Nội vào đây làm việc, nay đã chết bốn, còn lại ông; coi chừng mà sống tốt với vợ con... Hình như hồi thanh niên xung phong họ cùng ở một chỗ, cùng bị nhiễm chất độc... Ông đã xa vấn đề tôi cần xoáy vào, một dạng nghiệp ý tôi đọc thấy trong sách Phật. Dạy rằng chỉ cần nghĩ xấu về họ thôi cũng đã lãnh nghiệp, đằng này tôi lại tuôn ra miệng hẳn hoi. Ý nghiệp luân chuyển thành khẩu nghiệp. Cấp số nhân. - Mụ nuôi một bầy chó phốc, người nhỏ, đầu nhỏ mà mắt con nào cũng trò trọ lồi như mắt quỷ. Hôm vợ con qua chơi, lúc mụ đang bày bài bói toán. Mà mụ bói cũng đúng lắm ông. Vừa thấy mặt, mụ hỏi vợ con có làm một quẻ không. Sợ về bị quở, vợ con lắc đầu, thế mà mụ vẫn lôi vô chiếu. Mụ xàng bài, lim dim, nhẩm tính, rồi thì phán: Mi về coi thắp hương... tháng tới một trong hai nhà ngoài quê có chuyện đấy. Đúng y chóc, tuần sau mẹ vợ chồng trước của vợ con quy tiên. - Ghê hi. Hèn chi tau thấy mặt mụ một nửa tợ người cõi âm. Tôi bỏ qua câu hỏi: Ông thấy người cõi âm rồi há?
  6. - Mụ nuôi bầy chó... chỉ một con đực chứ mấy. Vợ con về kể lại, mụ Thi bảo hôm qua đực phải nhảy liền năm cái, xoãi ra, thẳng chân thẳng cẳng, mắt đờ không liếc ngang liếc dọc gì. Cơm trộn chả hột nào không dính cá, vẫn không nhếch mép thè lưỡi. Tau mua trứng lộn tẩm bổ cho nó. - Ghê rứa à?! Ông Ta nhăm rúm mặt mày, mấy cái răng giơ ra ngơ ngáo giữa trần gian. Đầy tâm trạng. Tôi thấy mình mang nghiệp trước hết với ông chứ chưa nói gì đến mụ Thi. Ai lại kể chuyện ấy với một người côi vợ mấy mươi năm. Im. Ông mau tươi trở lại. - Mới mua con trống nơi tề. Ba cân đó chú. Mấy hôm chú đi công tác, con trống bên ông Hè qua, rạp liền được mấy cú. Đã quá hay sao ở lại luôn. Ông Hè sợ hai con mái tau không mất tiền trống mà có mái đẻ trứng, nên đã nhốt trống ông lại. Ngẳng chưa. Hai con mái cứ ngơ ngơ đi miết giữa vườn, chả chịu ăn uống. Mà lạ cụ mi, bắt con trống ni về, ban đầu hai con mái hắn đuổi. Con trống chắc nghĩ, một mình hai mái sức mô, thôi rút lui cho rồi; hắn lủi thủi qua bên kia ngồi. Tau mới qua thỉnh về, nói thôi chịu khó thưa thưa ra cũng được... Tôi rót thêm ly trà nóng, ông Ta tới đuổi hai con mái ở hiên: - Đi. Đi ra ngoài. Tau đã không vợ mười bảy năm, hai bây từ nay trống mái hòa hợp, tới chỗ khác mần ăn. Thế rồi ông cười. Vang. Con ngan trống nhà ông mới thỉnh về, bị con trống ông Hè hàng xóm đuổi te le. Mỗi lần kiếm ăn, hai con mái (có thể chúng có ngôn ngữ riêng để tuân thủ với nhau) luôn đi theo con trống ông Hè. Con ấy to gấp rưỡi trống ông Ta, mỗi lần nó đứng trên gốc cây mục rỉa lông, hai cánh giang hờ, lay động phập phồng tự mãn, ngạo mạn, đầy dũng khí đàn ông. Ngày tôi qua ông Ta chơi vài ba dạo, cứ chập tối là thấy vợ ông Hè qua bắt về, nó chẳng
  7. chịu, cứ dùng dằng, trốn chui trốn lủi; đương nhiên là vợ ông Hè không thể tiếp tay cho kẻ “ngoại tình”, cứ lẩm bẩm “bắt về tau bán quách cho rồi; nhốt rồi đấy chứ, mới mở cho ăn nó biến qua đây liền”. Quả thật ngày mai bị nhốt kỹ hơn, không thấy bén mảng, rồi ngày kia... (Bây giờ người viết trở lui tại thời điểm vợ ông Hè bắt con trống về, lúc đôi bạn vong niên bên ấm trà nước đầu chưa vơi; chuyện con trống ông Hè qua lại sẽ kể tiếp sau). Con trống chạy quanh. Trốn. Hai con mái bình thản, con trống ông Ta thì ngước cổ, có chút ngạc nhiên, có chút hả hê, nhưng không biểu hiện ra mặt. Biết đâu địch thủ quay lại. Nó chôn chân. Tình thế chuyển biến đột ngột. Khi con trống bị chủ nó là vợ ông Hè tóm cổ, bồng về, tức thì con trống ông Ta bay tới con mái gần nhất. Đè cổ được, mỏ ngoạm được nhúm lông ở ót mái, đuôi đã cong qua một bên... thì trượt chân. Con mái nhân cơ hội, chạy. Nó rượt. Mái chạy. Trống giang bằng hai cánh như trực thăng hạ cánh trượt đường bay. Cánh liệng bên này chao bên kia. Rụp. Cú phanh đột ngột. Con mái không thoát nổi nằm bẹp. Trống ta nhảy lên, chơi vơi như nghệ sĩ xiếc thăng bằng dây. Lại ngoạm lông ót, cong đít... - Ơi chà - Ông Ta té ra cũng gồng cả người lên theo dõi cuộc rượt đuổi kịch tính - Đứng trên cũng chẳng vững nữa đòi làm ăn chi... Con mái sau ít giây nhẫn nhịn, trống trượt chân, nó lại vùng dậy chạy. Lại đuổi. Rượt... Hai ngày không thấy con ngan trống ông Hè. Ba ngày, rồi nữa... Con ngan trống ông Ta đứng đâu cứ đực ra đấy, không hiểu quá khứ mình đã nông nổi làm điều gì thất sách. Tôi tới sát cạnh, nó vẫn trơ mặt, bộ mồng xám đỏ như máu chết. Đuổi, nó chỉ lạch bạch từng bước một, trái giẫm lên màng chân phải, phải giẫm lên màng chân trái. Ông Ta lắc đầu thở dài. - Ngó nhỏ hơn con trống ông Hè mà chắc tra rồi cụ mi ơi. Chả làm ăn gì được, cứ trầy trật có trúng chi mô. Lại ngắn có khúc i. Chú mi thấy không, con ông Hè thòng ra một đống như bộ lòng heo. Đợi tuần nữa mái không đẻ, tau đổi mấy con số đề xôm hơn.
  8. Tôi nhìn nó thương hại. Bán xa lừa được thiên hạ tốt trống, bán gần họ biết tỏng, thành món thịt đông. Thật may hai mái ông Ta đẻ. Sớm đó uống trà, ông Ta ra mặt: - Hôm qua con trống ông Hè qua lại. Mò qua sớm lắm. Tau cúi xuống giường thò tay lấy trứng trong ổ, té hắn nằm bên con mái cụ mi. Đi đẻ cũng không yên nữa, hắn cũng theo. Tuần trà gần kiệt, tôi phát hiện một điều hết sức tế nhị. Mới có ngày hôm qua và sáng sớm hôm nay, sau thời gian bị nhốt ê ẩm, con trống ông Hè qua đây đuổi con trống già ông Ta mất dép, kết cục là trên đầu và ót hai con mái không còn một sợi lông. Như chúng bị vặt lông cắt tiết đâm kim cho ngoẻo cổ trước lúc làm thịt. Tôi vừa chỉ tay, ông Ta thốt lên: - Trời! Giờ còn lông mô mà túm mà chơi bây. Ngẳng hè... Tổ nó - Ông trương mắt lên - Hôm qua còn đuổi mấy con gà mái nữa kia. Ơn trời tau mà được sức như vầy... - Thì sao ông? - Tau đi hiến cái này cái nọ... Đùa vậy chứ năm tháng qua vèo vèo tề. Chiều lại tôi thấy ông sửa soạn nào giấy nào tượng, hương án bài vị. Tôi ở xứ khác đến, có nhiều lễ tất chỉ biết chứ chưa thực hiện bao giờ. Hỏi, mới hay ông đang chuẩn bị để nửa đêm chong đèn tiễn ông Táo về trời. Tôi cúi xuống xem, ghi nhớ lễ vật để tí về sai vợ mua, bắt chước. Nhìn đôi bàn tay gân guốc của ông, tôi đùa: - Trong tháng có lỡ ăn bánh thì phải trai giới thanh sạch đấy nha... Ông món mém hỏi cụ mi biết giờ tau ước gì không. Chịu. Tau chỉ ước bộ đồ nghề của tau hóa vàng. Mỗi tháng, năm hết tết đến tau lên phố nhờ mấy em trẻ trung xinh đẹp đánh bóng, chỗ vàng cám lả tả tặng luôn... - Này, không đùa đâu. Ông lo mà trai giới thanh sạch. Không lỡ Táo lên trời Táo bẩm “Ta tuy tóc bạc quá nửa, răng rụng ba phần, đầu gối khô dầu khô mỡ, nói chung già khú rồi nhưng thỉnh thoảng vẫn lên phố ka kê” thì chết mẹ.
  9. Ông hú lên cười như ma nhập rồi “Ỉa”. Tau sợ à. Vợ tau mất lúc còn son, ở dưới giờ vẫn chừng ấy tuổi. Ngọc Hoàng có hóa tau ra ma thì... u sáu mươi sánh vai u ba chín mặn mà xuân xa không đã đời con cóc là cậu ông trời à.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0