Vũ Trụ Nhân Linh - I. Cơ Cấu Thời Gian - Phần 3
lượt xem 11
download
Tầm quan trọng của cơ cấu thời gian. Nói về cơ cấu thời gian là bàn đến những điều rất tế vi không thể dùng giác quan mà thấy được, trái lại phải dùng đến tâm thanh lọc mới nhìn nhận ra. Bởi chúng ta không biết được thời gian cách trực tiếp như không gian, nhưng chỉ biết qua những sự biến động của vạn vật, sự vận hành của tinh sao, sự đắp đối sáng tối, ngày đêm, "tứ thời". Nhưng vật là gì, ánh sáng là gì, tứ thời là gì? Ta không biết, nên người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vũ Trụ Nhân Linh - I. Cơ Cấu Thời Gian - Phần 3
- Vũ Trụ Nhân Linh I. Cơ Cấu Thời Gian Phần 3 3. Tầm quan trọng của cơ cấu thời gian. Nói về cơ cấu thời gian là bàn đến những điều rất tế vi không thể dùng giác quan mà thấy được, trái lại phải dùng đến tâm thanh lọc mới nhìn nhận ra. Bởi chúng ta không biết được thời gian cách trực tiếp như không gian, nhưng chỉ biết qua những sự biến động của vạn vật, sự vận hành của tinh sao, sự đắp đối sáng tối, ngày đêm, "tứ thời". Nhưng vật là gì, ánh sáng là gì, tứ thời là gì? Ta không biết, nên người ta chỉ có những ý niệm lờ mờ về thời gian qua những sự cảm nhận do sự di chuyển của vạn vật, của ánh sáng… Những ý niệm đó được sắp đặt cái nọ liên hệ với cái kia tạo ra cho chúng ta cơ cấu thời gian. Như thế cơ cấu thời gian chỉ là sản phẩm của cảm xúc của lý trí, coi như không liên hệ gì tới sự vật, vì nó đổi thay tuỳ theo ý niệm của
- từng người, từng nền văn minh. Nhưng chính vì thế mà nó lại có một mối liên hệ mật thiết tới sinh mệnh của mỗi các nhân cũng như của mỗi xã hội, nên nó mang theo một tầm quan trọng vô biên. Trước hết vì thời gian cũng như không gian là vấn đề bao quát tổng hợp hơn hết, đến nỗi ta không thể quan niệm một biến cố hay một vật thể nào mà không nằm trong không gian và thời gian. Cho nên có được một cơ cấu trung thực về thời gian là có được chìa khóa vạn năng mở được hết các ngõ bí cho mọi vấn đề rắc rối trong triết học. Việc giải quyết chỉ còn là nghệ thuật áp dụng cơ cấu thời gian cách đúng mức vào những vấn đề thay đổi nên khác nhau. Ngược lại cơ cấu thời gian đã sai thì hết mọi vấn đề trong triết lý đều đổ vỡ hết trọi. Nhà giột từ nóc không thể chữa, nếu trước hết không chữa lại cái nóc là cơ cấu thời gian. Chính vì thế mà cơ cấu thời gian trong mỗi nền triết thuyết là thước đo chính xác hơn hết về tầm mức cao thấp của nền triết thuyết đó, chứ không phải lời hay ý đẹp. Cái đó chỉ là những cái trang trí bên ngoài. Lý do thứ hai là thời gian có tính các rất co giãn: kể từ thời gian đồng đều đo đếm được như không gian, qua thời gian tương đối, lên nữa là giấc mơ tiên, mơ thần xảy ra trong một lúc mà người mơ tưởng như là trăm năm, ngàn năm… ta có thể cảm nghiệm được hoặc nhận xét qua những phút sáng
- tạo: thí dụ bằng một cái nhìn trực giác bậc hiền triết có thể nhận ra những chân lý mà hằng bao thế kỷ lý luận (tức theo thời gian đo đếm có trước có sau) không sao tìm được. Lý do thứ ba sự co giãn đó lại nằm trong quyền lực con người, trước hết kể từ giác cảm trở lên. Cùng là một tảng đá nằm bên đường mà hai người đi đêm, một người tưởng đó là con hổ đang rình mình (kiến tẩm thạch rĩ vi phục hổ dã) nên toát mồ hôi, về nhà bệnh đến bạc cả tóc, có thể tổn thọ mất ít năm. Ngược lại người nhìn ra là tảng đá có thể ghé vào nghỉ chân, nếu lại gặp bạn đi qua ngồi lại để cùng đàm đạo hàn huyên tâm sự thì còn khoẻ nữa: tâm hồn thanh thản, thể xác an lành có thể sống lâu thêm. Khác nhau như thế chỉ vì cái nhìn trúng với trật. Đó không phải là câu nói cũ hết thời, nhưng vẫn mang theo thời sự tính của nó. Hãy lấy một thí dụ trong triết học hiện đại. Cũng là chậu bột mà Sartre thấy đó là cái gì thuộc ý thức khốn khổ. Khốn khổ vì cảm thấy mình như bị bủa vây trong sự keo dẻo của vật chất, thấy mình như lần lần biến thành vật chất bằng cách sa lầy vào một cái gì nhầy nhụa, một yếu tố không những nhận chìm mình mà còn nuốt trôi mình đi… Trái lại cũng là chậu bột nhưng nó lại cho Bachelard một sự suy tư về bột (cogito de la pâte) như là một bản chất "tốt nhất", mà tốt nhất vì một lý
- do kỳ lạ là nó "chưa xong" nó còn "vị tế", chưa mặc hình thể nào nhờ thế tài sáng tạo của mình có thể hoạt động cách thần diệu bằng mặc cho nó "một hình". Bàn tay cần cù và quyết đoán của mình sẽ học biết được thần tính linh động của thực tại trong khi nặn bột. Ban đầu bột chống đối như xác thịt của tình nhân tuy yêu thương lắm đấy, nhưng còn cự nự để cuối cùng mới chịu nhận cho!" (L eau et les rêve trang 119). Chịu nhận từ bàn tay sáng tạo một hình thái của riêng mình như của một hóa công sáng tạo ra. Chậu bột chỉ là thí dụ không quan trọng, quan trọng ở trong cái nhìn: nhìn chậu bột như thành phần của ý thức khốn khổ thì sẽ kéo theo cái nhìn tha nhân như hoả ngục. Và do lẽ đó Sartre không thể yêu tha nhân, lý do vì tha nhân có yêu Sartre đâu! Sartre chỉ yêu trả lại kiểu đổi chác (troc) trong giai đoạn bộ lạc! "Do ut des!"= tôi cho anh là cốt để anh cho lại tôi. Lợi hành nhi dĩ hĩ! Ngược lại vì Bachelard nhìn chậu bột như dịp may cho mình thi thố tài năng sáng tạo, thì cũng sẽ nhìn thế giới như một bài thơ, như những giấc mộng đẹp đẽ, nó sẽ ru mình vào một vũ trụ trong an hòa thư thái, vì là vũ trụ của mình nên không còn tính chất lầm lỳ đặc sệt là cái chiếu vào sự vật một bộ mặt khốn đốn hoặc đe loi mình và "triết gia như được nhuần tắm trong một môi trường không có gì ngãng trở không một vật thể nào nói tiếng "không" để chối từ mình. Vì triết gia sống trong thế giới đồng nhất với mình và điều đó là nhờ mơ mộng" (La poétique de la rêverie, trang 141). Đó
- mới là mơ mộng phưong chi nếu có những phép tinh lọc tâm thức, thì cái nhìn sẽ biến đổi đời sống con người biết bao nữa. Khi cái nhìn đã đạt độ tinh lọc cùng cực, thì sẽ như thần có thể nhìn ra "Cơ trời" là chỗ hướng tới của con người học chữ Thời. Vì "Cơ" chính là cửa Trời cửa Đất, cửa Đạo thể, Tính Thể mà cứu cánh của con người là phải tìm đến đó bằng cách noi theo những vết chân, những dấu tích, mà không có dấu tích nào đưa về tới Tiềm Thể Viên Dung, đưa về với dòng sông sinh sinh bằng chữ Thời. Nên khi suy niệm về thời gian, Khổng Tử không còn muốn nói nữa "Dư dục vô ngôn". Thưa thầy nếu thế thì người ta làm sao hiểu được đạo của Thầy? Thưa rằng: có khó chi đâu, chỉ việc suy về chữ Thời, Tứ thời hành yên, bá vật sinh yên. Thiên hà ngôn tai! (L.N. XVII.18). Trời có nói chi đâu, chỉ ẩn ẩn hiện hiện, không ai thấy bóng hình mà chỉ thấy dấu vết thấy tác động qua vận hành của bốn mùa, thế mà bách vật đều nảy nở sinh sôi. Làn sóng bất tuyệt như toé ra từ những dấu chân của Tiềm Thể, người học triết muốn cho linh động, muốn cho triết lý mình học được nhiều chất sống chỉ việc ngắm tứ thời như mốc chỉ đường dẫn về căn tính của mình, cũng chín là Đạo Thể Viên Dung. Đó là bài học chữ thời của bậc hiền triết xa xưa. Nhưng ngày nay văn minh càng tiến bộ thì con người càng sống xa thời thiên nhiên với hoa xuân nắng hạ, với thâu hoạch ở thu và tàng ẩn ở đông, nghĩa là càng xa cái tiết
- nhịp thiên nhiên co giãn uyển chuyển, không còn dịp để xem trăng lên ngắm hoa nở ngoài đồng nội, hít đầy phổi hương lúa Đồng Nai. Trái lại ngày nay chỉ còn phải sống theo nhịp máy móc của đồng hồ, cũng đo đếm tính toán y hệt như không gian đều đặn, và như vậy thời gian không còn giữ được vai trò trung gian để làm nhịp cầu đưa con người có xác thân trong không gian đi về cùng tính thể vô thanh, vô xú, vô ảnh, vô hình. Đó là hiện trạng đáng ái ngại, nhưng đó cũng có thể là một lý do thêm khuyến khích ta phải tìm hiểu chữ Thời của Kinh Dịch, là thời gian nhịp theo tiết điệu căn cơ, tức là âm dương sáng tối, động tĩnh và được chia nhỏ dần ra, trước hết là tứ thời, rồi đến bát tiết, đoạn 28 tiết nhỏ nữa cho dễ noi theo. Và nhờ sự học hỏi đó chúng ta hy vọng gặp nhiều may mắn hơn để hiểu và thực hiện câu Kinh Dịch: "tuỳ thời chi nghĩa đại hĩ tai": nghĩa là nghi là thích nghi, vì chữ thời rất co giãn uyển chuyển từ không thời gian rồi Thời tính đến Hoà thời là cả một âm giai rất tế vi phong phú để có thể sống hòa nhịp với muôn hiện trạng mỗi lần mỗi khác. Biết áp dụng cho mỗi biến cố một lối hành xử là cả một công trình tuyệt diệu. Vì thế khi tiên nho muốn xưng tụng tài đức của Khổng Tử thì không tìm được danh hiệu nào xứng hơn là "Thánh chi Thời", nghĩa là hiền triết đã đạt đến độ "làm chủ được chữ Thời vậy". Ta hãy tìm hiểu tại sao cũng là thời gian mà người làm chủ kẻ làm nô lệ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vũ Trụ Nhân Linh - VI. Tam Tài
10 p | 187 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm triết học cổ đại – hệ thống trường phái vêddanta
6 p | 145 | 18
-
Vũ Trụ Nhân Linh - Tổng Kết
15 p | 112 | 16
-
Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
11 p | 110 | 15
-
Trong Triết học phương Tây
6 p | 137 | 15
-
Vũ Trụ Nhân Linh - Tựa
5 p | 104 | 14
-
Vũ Trụ Nhân Linh - II. Hòa Thời Trước Khoa Lượng Tử Và Quy Nhất Thuyết - Phần 1
6 p | 100 | 14
-
Vũ Trụ Nhân Linh - VII. Ngũ Hành
7 p | 114 | 13
-
Vũ Trụ Nhân Linh - IX. Hồng Phạm
12 p | 125 | 12
-
Vũ Trụ Nhân Linh - X. Hoàng Cực
8 p | 88 | 12
-
Vũ Trụ Nhân Linh - II. Hòa Thời Trước Khoa Lượng Tử Và Quy Nhất Thuyết - Phần 2
6 p | 85 | 12
-
Vũ Trụ Nhân Linh - IV. Sống
7 p | 100 | 11
-
Vũ Trụ Nhân Linh - II. Hòa Thời Trước Khoa Lượng Tử Và Quy Nhất Thuyết - Phần 3
10 p | 121 | 10
-
Vũ Trụ Nhân Linh - V. Sử Mệnh
6 p | 84 | 10
-
Vũ Trụ Nhân Linh - II. Hòa Thời Trước Khoa Lượng Tử Và Quy Nhất Thuyết - Phần 4
9 p | 79 | 9
-
Vũ Trụ Nhân Linh - XI. Quá Trình Thời Gian Hóa
9 p | 91 | 8
-
Copyleft và tính hữu ích
7 p | 86 | 6
-
SMS - Ứng dụng SMS trong thư viện số
6 p | 94 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn