intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vua Quang Trung chọn và trọng dụng nhân tài

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

113
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vua Quang Trung chọn và trọng dụng nhân tài HOÀNG TẤN Khi mới bắt đầu cuộc khởi nghĩa, nhà Tây Sơn dùng ngọn cờ đấu tranh đánh đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đem lại công bằng cho dân lành, Nguyễn Nhạc tích cực chiêu hiền để có người hiền tài ra giúp nước. Những người đến với Tây Sơn đều tự mình đến tham kiến, hoặc do người khác có uy danh giúp đỡ giới thiệu để được trọng dụng. Khi khởi nghĩa thành công, giang sơn thu về một mối, thì việc chọn nhân tài không chỉ là những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vua Quang Trung chọn và trọng dụng nhân tài

  1. Vua Quang Trung chọn và trọng dụng nhân tài HOÀNG TẤN Khi mới bắt đầu cuộc khởi nghĩa, nhà Tây Sơn dùng ngọn cờ đấu tranh đánh đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn, đem lại công bằng cho dân lành, Nguyễn Nhạc tích cực chiêu hiền để có người hiền tài ra giúp nước. Những người đến với Tây Sơn đều tự mình đến tham kiến, hoặc do người khác có uy danh giúp đỡ giới thiệu để được trọng dụng. Khi khởi nghĩa thành công, giang sơn thu về một mối, thì việc chọn nhân tài không chỉ là những người tự giác đến với mình, mà vua Quang Trung theo các đời trước cho mở các khoa thi Võ và Văn tại kinh đô Phú Xuân, tất cả mọi người đều được ứng thí. Riêng về Văn, nhà vua cho 3 năm mở một khoa, gọi là khoa Minh Kinh. Khoa thi Văn đầu tiên mở vào năm Quang Trung thứ nhì (1789). Nét đáng chú ý trong việc chọn nhân tài của vua Quang Trung là nhà vua không phân biệt người ở vùng nào, miễn là có thực tài thì được chọn. Theo các cứ liệu lịch sử, sau khi x ưng vương vua Quang Trung quản lý phần đất từ Phú Xuân trở ra, còn từ Quảng Nam trở vào thuộc quyền vua Thái Đức Nguyễn Nhạc; nh ưng qua các khoa thi ở Phú Xuân,
  2. Quang Trung đã tuyển chọn rất nhiều người ở miền trong. Trong số đó có nhiều nhân tài, sau khi chọn được nhà vua sử dụng và bổ nhiệm ngay các chức vụ quan trọng trong triều đình. Chẳng hạn như Phan Văn Biên, người Phú Yên giỏi về kinh sử, rành toán pháp, vừa thi đậu xong được bổ ngay làm Huấn Đạo; Đinh Sĩ An người Bình Khê, cùng Ngô Diên Diệu, Phan Đình Vân, Huỳnh Chiếu thơ văn thanh khoáng nổi danh về văn học, người đời xưng tụng là "Tây Sơn tứ tài tử", thi xong được bổ làm việc ở Nội Các với Hàm Hàn Lâm. Hoặc Phạm Văn Trung người Phù Mỹ, Trần Trọng Vỹ (Hoài Ân), Đặng Sĩ Nguyên, Đặng Mộng Kỳ, Lý Xuân Tá người Quảng Nam thi đậu xong đều được bổ nhiệm ngay các chức vụ quan trọng theo thực tài từng người. Truyền rằng, Trần Trọng Vỹ là người thơ hay, theo nhà Tây Sơn làm một chức quan nhỏ, sau khi thi đỗ khoa Minh Kinh ông liền được bổ làm Thị Lang Bộ Lễ. Không chỉ ở phần đất phía Nam, mà người ở đất Thuận Hóa và Bắc Hà thi đậu cũng nhiều. Nổi tiếng nhất là Đặng Cao Phong thi đậu được bổ vào Nội Các với chức Hàn Lâm Học Sĩ, rồi thăng lên Trung Thư Thị Lang. Nhà vua rất tin dùng, những chuyện cơ mật trong triều Phong đều được tham dự.
  3. Về thi Võ, người miền trong ra thi cũng nhiều. Trong đó, có hai người nổi tiếng là Phạm Cần Chính và Lê Sĩ Hoàng. Chính người Phù Cát, học chữ giỏi mà võ nghệ cũng giỏi, sức mạnh phi thường, một mình ông có thể cắp nách hai tảng đá nặng hàng tạ nhảy qua rào cao. Ông chuyên dùng cây Thiết Sóc, nên được người đời gọi là Phạm Thiết Sóc, được vua Quang Trung cho đổi sang họ Nguyễn. Còn Lê Sĩ Hoàng người Quảng Nam, lúc nhỏ nhà nghèo đi chăn trâu cho nhà giàu, để trâu bị cọp bắt, Hoàng chạy vào núi trốn may mắn gặp dị nhân truyền võ nghệ, ông chuyên sử dụng đại đao. Chuyện kể rằng, trong lúc Hoàng vào thi vua Quang Trung sai Trần Quang Diệu ra tỉ thí, tài sức ngang nhau. Cao hứng nhà vua đòi đấu thử, Lê Sĩ Hoàng cung kính: "với Trần tướng quân hạ thần còn không địch nổi, huống chi với Bệ Hạ". Vua Quang Trung đắc ý vỗ vai nói: "Đây là Hứa Chữ của ta". Nói xong nhà vua cởi chiếc cẩm bào đang mặc ban cho Hoàng. Sĩ Hoàng cùng Quang Diệu được mọi người tôn là "Tây Sơn song đa". Sau này Sĩ Hoàng lập được nhiều chiến công, được liệt vào hàng lương tướng của nhà Tây Sơn. Không chỉ trọng dụng người tài, vua Quang Trung còn là người biết trọng người tài, ngay cả người ấy là của đối phương. Đó là trường hợp Nguyễn Huỳnh Đức, một vị tướng tài của nhà Nguyễn bị quân Tây Sơn bắt trong trận thủy chiến ở Gia
  4. Định năm Quí Mão (1783). Khi Hu ỳnh Đức được giải đến trước mặt, Nguyễn Huệ trông thấy tướng mạo vị tướng này khôi ngô, kỳ vĩ, lòng sinh ái mộ bèn tự tay cởi trói cho Đức và ôn tồn khuyến dụ. Trái lại Huỳnh Đức trừng mắt mắng lại rằng: "Tôi trung không thờ hai chúa. Nay rủi bị bắt thì tôi chỉ đợi chết chứ không bao giờ đầu hàng". Các tướng phẫn nộ xin đem đi chém, Nguyễn Huệ c ười: "Thái độ Huỳnh Đức không có gì là quái. Đó là bản sắc của người anh hùng và lòng trung nghĩa của kẻ trượng phu. Trước cái chết mà không khuất, đó là trung nghĩa, há chẳng khiến cho chư tướng khâm phục sao". Sau đó, Nguyễn Huệ sai đem Huỳnh Đức để sau bản doanh và giao cho Ngô Văn Sở và ái cơ của mình là Trần Mỹ Tuyết thuyết phục. Huỳnh Đức ban đầu rất cứn g rắn, nhưng cuối cùng cũng phải chịu theo Nguyễn Huệ, được Nguyễn Huệ mở đường cho chọn ở hay đi đâu tùy ý. Lúc đến trấn Nghệ An, Huỳnh Đức xin Nguyễn Huệ được ở lại giúp Nguyễn Văn Duệ trấn Nghệ An và được chấp nhận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1