intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vun đắp sự tự tin cho bé từ sớm

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

122
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới 1 tuổi, cha mẹ cần từng bước xây dựng lòng tự tin cho con. Bé tự tin thường độc lập, hòa nhập xã hội tốt, dễ thành công trong cuộc sống sau này. Phản ứng nhanh với nhu cầu của béCách tốt nhất để xây dựng sự tự tin cho con từ sớm là mẹ cần hiểu nhanh nhu cầu của bé. Đừng để bé phải quấy khóc. Nếu an tâm với sự có mặt của cha mẹ, bé sẽ học được cách tin tưởng ở bạn và lòng tin là khởi đầu của sự tự tin....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vun đắp sự tự tin cho bé từ sớm

  1. Vun đắp sự tự tin cho bé từ sớm Dưới 1 tuổi, cha mẹ cần từng bước xây dựng lòng tự tin cho con. Bé tự tin thường độc lập, hòa nhập xã hội tốt, dễ thành công trong cuộc sống sau này. Phản ứng nhanh với nhu cầu của bé Cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin cho con từ sớm là mẹ cần hiểu nhanh nhu cầu của bé. Đừng để bé phải quấy khóc. Nếu an tâm với sự có mặt của cha mẹ, bé sẽ học được cách tin tưởng ở bạn và lòng tin là khởi đầu của sự tự tin. Reachl Pick (chuyên gia tâm lý học Trẻ em) cho biết: “Tránh để bé tự ti vì cảm giác bị bỏ rơi. Khi nhận được tín hiệu muốn cái gì ở con, cha mẹ cần động viên con kịp thời, khuyến khích bé nói ra thứ bé cần”.
  2. Nguyên tắc dạy con kết bạn Đừng ép bé phải giới thiệu bản thân trước một nhóm đông người lạ mà bé không muốn. Tiếp xúc 1-1 (bé với một người bạn chơi) rất quan trọng với bé, nhất là trong những ngày đầu tiên. Kỹ năng kết bạn là rất quan trọng nhưng kỹ năng này sẽ bị tàn phai nếu bé có cảm giác đang bị đe doạ. Khi bé đã quen với 1-2 người bạn, hãy giúp bé hoà nhập với đám đông. Hãy để cho người khác chơi với bé khi bé vui vẻ và chấp nhận điều đó.
  3. Cổ vũ sự cố gắng của con Có thể rất lâu nữa bé mới hiểu hết ý nghĩa của từ khen ngợi nhưng bé thường thích bắt chước âm điệu và cử chỉ nét mặt của bạn. Động viên con là cách dạy bé biết yêu bản thân và củng cố lòng tự tin cho con. Bạn có thể động viên khi con thử đồ chơi mới hoặc cất đồ chơi ở nơi cố định. Một nụ cười tươi và giọng nói vui vẻ: “Con ngoan quá. Mẹ yêu con” là điều cần thiết. Cho bé tham gia vào hành trình của mẹ Từ 8 tháng tuổi, bé bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ bị chia cắt với cha mẹ. Lo sợ chia xa xuất hiện trước khi bé hiểu khái niệm điều cố định – có thứ (người) nào đó vẫn tồn tại ngay cả khi bé không trông thấy nó (họ). Tất nhiên cảm giác này có thể nảy sinh sớm hơn, từ trước khi bé biết bò đủ để theo chân mẹ. Chính điều này thường khiến bé hoảng hốt.
  4. Nếu có thể, bạn hãy cùng ra ngoài (đi chơi) với con. Để bé tự lập Khi bé bắt đầu thích chọn hoạt động riêng, bạn hãy để bé được thoải mái. Các bé rất thích chơi chung với cha mẹ nhưng không phải luôn bị áp đặt phải chơi cái gì và chơi như thế nào. Nếu bé biết bò (đi) tốt, cần tạo cho bé khu vực chơi an toàn, chơi với một quả bóng có thể tạo cho bé tự tin khám phá xung quanh. Có nghĩa là cha mẹ thử hạn chế những cấm đoán cứng nhắc như: “Không”, “Đừng” hoặc “Ngồi yên đi”… Để bé tự khám phá các giác quan Có thể giúp khi bé tự soi gương, vẽ bức tranh đầu tiên và cố gắng gọi lại tên mình. Nhưng sự phát triển độc lập thường đi kèm nỗi sợ hãi khi bé tiếp xúc với môi trường mới. Vì thế, bạn hãy chào đón con với vòng tay ngay khi bé yêu câu, nụ cười, lời động viên tinh thần cho bé.
  5. Lời tạm biệt vui vẻ Nói “tạm biệt” không nên là thời điểm gây hoang mang cho mẹ và bé. Lần đầu tiên bạn phải xa con, hãy để con lại với một người bé thân quen. Đừng cố trốn con đi mà không nói lời tạm biệt. Phải đối diện với cảm giác tạm biệt mẹ sẽ giúp bé an tâm và sự tự tin đối mặt với nó cũng không quá khó khăn. Hãy hôn bé, vẫy tay nói tạm biệt bất cứ khi nào bạn phải đi ra ngoài. Phương Thảo (Theo Askamum)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2