intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vùng Cồn Hến (Huế)

Chia sẻ: Nguyen Dinh Manh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

218
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vùng Cồn Hến (Huế) là nơi cư trú của loài hến móng tay dùng để làm món cơm hến, và loài bắp (ngô) dẻo ngọt kỳ lạ. Hai đặc sản tiến vua này không ở đâu có, đã góp phần tạo ra đặc sản của văn hoá ẩm thực Huế. Sự có mặt của chúng ở vùng Cồn Hến vẫn là một bí mật sinh thái chưa được Khoa học giải thích

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vùng Cồn Hến (Huế)

  1. 0 CỒN HẾN - NỐT NHẠC XANH TRÊN SÔNG HƯƠNG PGS.TS Nguyễn Đình Hoè Vùng Cồn Hến (Huế) là nơi cư trú của loài hến móng tay dùng để làm món cơm hến, và loài bắp (ngô) dẻo ngọt kỳ lạ. Hai đặc sản tiến vua này không ở đâu có, đã góp phần tạo ra đặc sản của văn hoá ẩm thực Huế. Sự có mặt của chúng ở vùng Cồn Hến vẫn là một bí mật sinh thái chưa được Khoa học giải thích. • Cồn Hến - Chứng nhân lịch sử ? Sông Hương là dòng sông rất đặc biệt vì không có đoạn trung lưu. Phần sông trẻ kết thúc ở đâu đó lân cận Chùa Thiên Mụ và đồi Vọng Cảnh, từ đó sông Hương chuyển thẳng thành đoạn sông già. Do độ dốc giảm đi đột ngột nên dòng sông mở rộng, nước chảy lững lờ, bùn cát được lắng lại để hình thành các Cù Lao (cồn) giữa dòng. Từ thượng nguồn nhìn về phía cửa sông, Cồn Dã Viên xuất hiện đầu tiên, sau đó là Cồn Hến, tạo thành thế hữu Bạch hổ (Cồn Dã Viên) tả Thanh long (Cồn Hến) chầu về kinh thành. Nhưng mãi đến khi các chúa Nguyễn xây dựng phủ chúa ở Phú Xuân, Cồn Hến mới được khai phá và đặt tên nhờ một người dân xã Phú Xuyên là ông Huỳnh Tương đến dựng nhà ở đầu cồn để làm nghề cào hến và lập thành cả một xóm nhỏ làm nghề hến. Đến đầu niên hiệu Gia Long, phường Giang Hến được thành lập và Cồn Hến chính thức có tên như ngày nay. Năm Ất Sửu (1805), vua Gia Long mở rộng kinh thành, 8 xã nằm trong diện di chuyển, được nhà vua cấp tiền để mua hoặc trưng đất để lập xã mới. Cồn Hến được chọn là nơi tái định cư dân xã Phú Xuân. Lần đầu tiên trong lịch sử Cồn Hến, các hộ dân cư họ Trần, Lê và Nguyễn được chuyển đến sống xen kẽ với các hộ làm nghề cào hến đã sống ở cồn từ trước. Đến nay Cồn Hến với lịch sử mấy trăm năm luôn nổi tiếng vì 2 thứ đặc sản: hến và bắp (ngô). Đó đã từng là 2 đặc sản tiến vua chúa từ xưa. • Hến ở Cồn Hến 1
  2. 0 Cồn Hến, rộng gần 23 ha, được sông Hương bao quanh, bốn mùa ẩm mát. Khúc sông Hương quanh cồn Hến là vùng sinh thái đặc thù phù hợp với loài hến móng tay. Đã mấy trăm năm qua, nghề cào hến vẫn được duy trì. Hến sông Hương có nhiều loài, nhưng chỉ có loài hến nhỏ, vỏ có kích thước cỡ móng tay út là được giới sành ăn ưa chuộng vì có hương vị rất đậm đà. Hến ở Cồn Hến là nguyên liệu chính để làm món cơm Hến, một đặc sản chỉ có ở Huế. Hến sau khi luộc chín được tách vỏ lấy thịt. Cứ 10kg hến tươi sẽ cho 1 kg thịt hến, dùng để nấu khoảng 70 tô cơm hến. Ngoài cơm nấu chín để nguội và nước luộc hến để chế biến thành nước chan, món cơm hến còn cần trên một chục thứ gia vị khác như tổ hợp rau thơm gồm đến 5-6 loại, vừng rang, lạc rang dã nhỏ, nước mắm tỏi, muối trắng, mắm tôm, tương ớt, tóp mỡ... Với giá 1.000đ/1 tô, khách cơm hến chủ yếu là tầng lớp bình dân, nhất là học sinh, sinh viên, người lao động chân tay và nội trợ. Cơm hến cũng chỉ bán vào buổi sáng trong ngày. Chị Vân, một chủ gánh cơm hến ở đường Nguyễn Trường Tộ từ 4 năm nay, vốn là dân Cồn Hến, cho biết mỗi ngày chị có thể bán vài trăm tô. Chị cho biết lâu công nhất của nghề làm cơm hến là làm món rau sống. Tuy làm từ 5-6 loại rau, nhưng loại nào cũng phải chẻ nhỏ ra như những cái tăm tre. Và khi đơm cơm hến cho khách phải tập trung tư tưởng không được nói chuyện, vì một tô cơm hến có hơn mười loại gia vị phải nêm lần lượt, chỉ cần đãng trí nêm lầm là tô cơm sẽ mất hết giá trị. Động tác cuối cùng là chan lên tô cơm hến một muôi canh nước hến nóng hổi. "Cơm khô, bún ướt" - chỉ có cơm hến là được chan nước, còn bún hến thì phải ăn khô ! Hiện nay ở Cồn Hến vẫn có khoảng 100 người làm nghề cào hến, trung bình mỗi người cào được 100 đến 150 kg, tức là cả làng cào được 10-15 tấn hến mỗi ngày. Hến tươi được bán ở chợ Cầu Đá đầu thôn Vĩ Dạ với giá 3000 đ/1 kg. Một người cào hến cho biết so với 5 năm trước, lượng hến cào được giảm đi, 10 phần chỉ còn 6-7 phần, làm cho giá hến cũng tăng lần lần. Như vậy mỗi ngày ở Huế, một lượng hến đủ chế biến từ 70 ngàn đến 100 ngàn tô cơm hoặc bún hến được tiêu thụ. Con số này cho thấy cơm hến đã đi vào cuộc sống, vào văn hoá Huế như thế nào ? • Bắp Cồn Hến 2
  3. 0 Mùa lũ hàng năm đã bồi đắp thêm phù sa cho Cồn Hến. Trên các vạt phù sa, nhất là phía đuôi cồn, người Cồn Hến đã trồng được 1 loại bắp kỳ lạ: bắp rất to, hạt trắng trong, mềm và rất thơm. Bắp cồn hến được luộc để ăn hoặc nghiền bột nấu chè. Những du khách sành điệu khi đến Huế thường tìm đến các quán chè bắp ở Cồn Hến và mua bắp luộc. Nước bắp luộc rất ngọt. Khi luộc, người ta không cần luộc kèm với mía như ở các vùng bắp khác. Tại Cồn Hến có 6 lò luộc bắp, mỗi lò cung cấp cho thị trường khoảng 4-5 trăm kg bắp luộc mỗi ngày. Lượng bắp trồng ở Cồn Hến không nhiều nên không bao giờ người ta để bắp già. Và để phân biệt bắp Cồn Hến với bắp ở nơi khác, trước khi luộc bắp, người ta cắt ngang bắp để bỏ phần ngọn bắp. Ở Huế, bắp luộc Cồn Hến bán còn chạy hơn cả cơm hến. Dân Cồn Hến cho biết giống bắp dẻo này có từ lâu đời, mà chúng chỉ trồng được trên các vạt phù sa của cồn Hến. Khi trồng ở vùng khác, bắp cũng cứng và nhạt như các loại bắp khác. • Bài toán sinh thái Rõ ràng Cồn Hến có một hoàn cảnh sinh thái rất đặc biệt là nơi cư trú của các loài sinh vật đặc hữu, không nơi nào có, không chỉ là giá trị dinh dưỡng, mà cả những giá trị lớn lao trong phong cách sống và văn hoá ẩm thực của xứ Huế. Các đặc tính sinh thái của Cồn Hến là gì ? do đâu ? bảo tồn như thế nào ? Đó là một bài toán sinh thái còn chưa được các nhà khoa học quan tâm giải đáp. Huế không chỉ có lăng tẩm, cung điện, mà Huế còn là thành phố xanh với các nhà vườn, cù lao, cũng là những tiềm năng du lịch xanh rất giá trị. Nếu sông Hương là khuông nhạc, thì Cồn Hến với những bí ẩn sinh thái là một nốt nhạc xanh quyến rũ trên khuông nhạc đó. -------------------------------------------- Ảnh minh hoạ 1. Chiều sông Hương ở Cồn Hến 2. Gánh cơm hến ở Huế 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0