intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vượt qua sợ hãi – Đi đến thành công

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

328
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ai trong chúng ta muốn mình trở thành kẻ thất bại. Không còn điều gì sung sướng và sản khoái hơn được nói lên: “Tôi đã làm được. Tôi đã thành công”. Tuy nhiên để được cất lên câu nói này không phải dễ. Về tâm tưởng, ai cũng muốn vượt qua sợ hãi để đi đến thành công. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện chút nào, vì nếu nó dễ thì đã không có ai thất bại. Bạn nghĩ có đúng không? Muốn vượt qua sợ hãi, trước tiên bạn cần hiểu rõ: sợ hãi là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vượt qua sợ hãi – Đi đến thành công

  1. Vượt qua sợ hãi – Đi đến thành công Không ai trong chúng ta muốn mình trở thành kẻ thất bại. Không còn điều gì sung sướng và sản khoái hơn được nói lên: “Tôi đã làm được. Tôi đã thành công”. Tuy nhiên để được cất lên câu nói này không phải dễ. Về tâm tưởng, ai cũng muốn vượt qua sợ hãi để đi đến thành công. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện chút nào, vì nếu nó dễ thì đã không có ai thất bại. Bạn nghĩ có đúng không? Muốn vượt qua sợ hãi, trước tiên bạn cần hiểu rõ: sợ hãi là gì? Tại sao ta sợ hãi? Khi nào ta sợ hãi? Rồi mới tính đến vượt qua như thế nào. Trước hết, sợ hãi là gì?
  2. Sợ hãi là một trạng thái bất an của tâm lý. Chẳng hạn, khi ngồi trên một chiếc thuyền con giữa dòng sông sóng to, gió lớn. Bạn nghĩ con thuyền sẽ chìm. Bạn lại không biết bơi. Bạn bắt đầu lo lắng và sợ hãi. Bạn sợ chết chìm. Hoặc ngày thi đã đến nhưng bạn chưa học xong bài. Bạn nghĩ mình sẽ khó có thể làm được bài. Bạn bắt đầu lo lắng và sợ hãi. Bạn sợ thi trượt. Tại sao ta sợ hãi? Theo thuyết nhu cầu của Maslow, con người có 5 nhu cầu: 1. Nhu cầu được sống, tồn tại 2. Nhu cầu được an toàn 3. Nhu cầu được giao tiếp 4. Nhu cầu tự trọng (được thể hiện, khẳng định bản thân) 5. Nhu cầu được tôn trọng Tùy vào từng cá nhân, hoàn cảnh sống, nhận thức cá nhân, mỗi con người có những mức độ nhu cầu khác nhau. Nếu những nhu cầu này không được đảm bảo hoặc có nguy cơ bị xâm phạm, cơ chế tự vệ bản năng của con người trỗi dậy và ta bắt đầu lo lắng, sợ hãi.
  3. Vậy, ta chỉ thấy sợ khi ta nhận thức được các nguy cơ xâm phạm đến nhu cầu của ta. Trong ví dụ trên, bạn nhận thức được nguy cơ chìm thuyền và hậu quả tất yếu là bạn sẽ chết chìm, nhu cầu được sống, được tồn tại của bạn có nguy cơ bị xâm phạm. Bạn sợ! Khi nào ta sợ? Chỉ khi ta nghĩ khả năng của mình không thể đáp ứng được nhu cầu ta mới bắt đầu lo lắng & sợ hãi. Vậy thì làm sao để vượt qua sợ hãi? Rất đơn giản. Biết chấp nhận sự thật. Đó là điều đầu tiên bạn cần làm. Chỉ khi biết chấp nhận nó, bạn mới có đủ bản lĩnh đối mặt với nó và giải quyết nó. Nếu bạn tìm cách lãng tránh, nỗi sợ hãi ấy sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn và bạn sẽ không thể nào thoát ra được nữa. Chẳng hạn, vì sợ thi trượt, sợ bạn bè chê cười, sợ cha mẹ thất vọng,… bạn cứ liên tục bị nỗi sợ ấy tấn công. Bạn mất bình tĩnh. Đến lúc thi, bạn không còn nhớ gì nữa, sáng tạo cũng biến mất. Bạn chỉ còn biết nhìn đồng hồ và tiếp tục lo lắng. Bạn thi trượt! Điều thứ 2: như bạn đã biết, ta chỉ sợ khi ta nhận thức khả năng của mình không đủ để vượt qua khó khăn, trở ngại. Vậy thì cách vượt qua đơn giản
  4. nhất là hãy xây dựng niềm tin cho bản thân. Bạn không biết bơi, không có nghĩa là khi chìm thuyền, bạn sẽ chết. Bạn hãy tin là bạn sẽ với được một vật gì đó có thể giữ cho bạn không chìm và sẽ có người đến cứu bạn hoặc sóng sẽ đưa bạn vào bờ. Vậy thì bạn phải nhìn xung quanh xem, vật gì có thể giữ cho bạn không chìm để chờ tiếp cơ hội thứ 2. Ngoài ra, bạn nên biết, bạn không sống đơn lẻ, xung quanh bạn có rất nhiều nguồn lực hỗ trợ, nếu bạn có niềm tin, sẽ có người hỗ trợ bạn. Vấn đề là bạn phải lên tiếng để họ biết bạn đang cần họ. Điều thứ 3: Hãy nổ lực hết mình! Bạn chưa học thuộc bài, hoàn toàn không có nghĩa là bạn không thể làm được bài thi. Bạn đã từng nghe thầy cô giảng bài, bạn vẫn có thể hiểu & nhớ lời thầy cô giảng. Hãy vận dụng những kiến thức ấy và khả năng sáng tạo của mình. Có khi bạn còn làm bài tốt hơn cả khi thuộc bài ấy chứ. Vì khi quá thuộc bài, bạn có nguy cơ mất sáng tạo. Mà sáng tạo là thứ tài sản ai cũng sẵn có, bạn nhé! Tóm tại, khi bạn có đủ niềm tin & nổ lực, bạn không sợ gì thất bại nữa và sợ hãi không bao giờ có cơ hội đe dọa được bạn. Tôi muốn nghe bạn nói: “Tôi đã làm được. Tôi đã thành công” mỗi ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2