YOMEDIA
ADSENSE
White Paradise
45
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tác giả: Bim Nino Tôi là gã thực tập sinh chuyên ngành điều dưỡng, được xếp về một bệnh viện ở tỉnh lẻ để thực hiện khóa thực tập cuối cùng trước khi hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tôi 24 tuổi và có một gia đình đúng nghĩa. Tôi yêu đời.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: White Paradise
- White Paradise. Tác giả: Bim Nino Tôi là gã thực tập sinh chuyên ngành điều dưỡng, được xếp về một bệnh viện ở tỉnh lẻ để thực hiện khóa thực tập cuối cùng trước khi hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tôi 24 tuổi và có một gia đình đúng nghĩa. Tôi yêu đời. Và tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có người con gái nào bước vào cuộc sống của mình chỉ bằng một dòng chữ. “White Paradise”. Tôi đọc được dòng chữ ấy ở rất nhiều nơi trong khắp ngóc ngách của bệnh viện này, cũng vì có thói quen thăm thú đây đó, chỉ một thời gian ngắn tôi đã thuộc nằm lòng đường đi nước bước của bệnh viện nơi tôi thực tập. Và dòng chữ “White Paradise” kia cứ thế mà lần lượt đi vào trí nhớ của tôi. Hình như cứ qua một ngày tôi lại phát hiện có thêm nhiều dòng chữ như thế được viết nên. Đôi khi bằng bút dạ sáng màu xanh. Khi lại là bút kim. Bên kia khu căng tin lại được viết bằng bút chì. Và chỉ sau hai tuần ít ỏi, tôi đã tìm được chủ nhân của những dòng chữ kia. Đó là một dịp tình cờ, khi vừa kết thúc một ngày thực tập của mình và chuẩn bị đồ đạc ra về. Tôi không ở lại bệnh viện mà thuê một căn phòng nhỏ gần đó. Khi rẽ sang khu nghỉ dưỡng khoa nội, tôi tình cờ nhìn thấy một cô gái mặc quần áo bệnh nhân đang nắn nót từng chữ. Lần này không phải viết trên tường, trên thành lan can mà là một thân cây xanh có bóng mát.
- -Chơi kiểu này không được đâu. Em đang phá hoại của công của bệnh viện đó cô bé. Cô bé kia giật nảy mình làm rơi luôn con dao nhọn trên tay, em quay lại nhìn tôi bằng ánh mắt ngỡ ngàng. Tôi nhoẻn miệng cười cúi xuống nhặt con dao lên, phủi phủi cát bẩn ở chuôi dao rồi chìa ra cho em. -Em nghịch thật đấy. Chỗ nào cũng thấy dấu tích này nhỉ? Tôi tiến thêm một bước chỉ tay vào chữ “White Pa...” em đang khắc dở trên thân cây tội nghiệp. Phải thừa nhận một điều, em viết chữ rất đẹp. Cô bé cúi đầu không dám nhìn tôi, chắc vì tôi còn đang mặc áo blouse nên em tưởng tôi là bác sĩ và sẽ mắng mình. -Em nằm ở khoa nào? Tôi đưa em về phòng bệnh. Cô bé ngẩng mặt nhìn khi tôi đặt con dao nhọn trở lại tay mình, đôi mắt thật đen và sáng rõ nhìn tôi không chớp. Tôi cũng không ngại ngần mà nhìn thẳng vào mắt em, tôi thấy cả chính mình trong đó. Nhưng sau đó cô bé vùng chạy đi, tôi ngẩn người nhìn theo em một chút. Hình như cô bé vừa rẽ vào khu vực khoa tim mạch. Tôi cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn suốt cả quãng đường về phòng trọ. Dường như tôi đã bị dòng chữ “White Paradise” của em ám ảnh mất rồi. * * Thông qua một số y tá trực khoa tim mạch, cuối cùng tôi cũng biết được một vài thông tin về “thiên đường màu trắng” ấy. Tôi tự ý đặt cho em cái biệt hiệu dài ngoằn kia vì thấy nó hợp với em, và có lẽ cũng chỉ có mình tôi gọi em như thế mà thôi. Kí ức và cuộc sống của em gắn liền với màu trắng. Em là con gái nuôi của bác sĩ trưởng khoa tim mạch. Nhưng trước đó em đã trải qua khoảng thời gian không có người thân ở bệnh viện này. Em không có gia đình, em được đặt trước cổng bệnh viện khi còn quấn tã. Chính vị bác sĩ trưởng khoa kia đã cưu mang em. Em không có tên, cả cái quyền đơn giản ấy mà em cũng không được hưởng
- trọn vẹn. Vì từ bé xíu em đã phải gắn liền với cái bệnh viện này. Bác sĩ Tùng- ba nuôi của em và mọi người ở đây gọi em là Gia Song, đó là cái tên ghi trong hồ sơ bệnh án. Em là bệnh nhân. Một bệnh nhân trung thành với bệnh viện này. Em đã ở đây suốt 18 năm. Làm bạn với thuốc men và mùi sát trùng đặc trưng nồng nặc. Lúc bác sĩ Tùng tìm thấy em thì em đã mắc bệnh suy tim rồi. * * -Anh Châu tới thăm em hả? Tôi bị Gia Song dọa cho mất hồn. Vốn định nhân giờ nghỉ trưa chạy sang khoa tim mạch nhìn em một chút nhưng không ngờ là mình lại bị em phát hiện ra. Đặc biệt là em gọi chính xác tên tôi nữa mới chết. Tôi gãi gãi đầu, đứng tựa lưng vào cửa kính không nói được lời nào. Gia Song nhảy xuống khỏi giường bệnh chạy ra ngoài đứng đối diện với tôi. Làm thế nào cô bé lại biết tên tôi nhỉ? -Anh tới sao không vô? Anh chưa ăn cơm phải không? Vô đây, ba mới mang cho em nhiều đồ ăn lắm, một mình em ăn không hết đâu. Gia Song vừa nói vừa níu tay tôi vào phòng em, tôi đi theo như một cái máy được lắp đặt sẵn chương trình theo sau em. Em đẩy tôi ngồi xuống ghế rồi lục lỏi trong tủ lạnh ra rất nhiều trái cây. Đặt trên bàn một hộp cơm đầy nhích những thịt và trứng, em dúi cái muỗng nhỏ vào tay tôi. -Anh ăn đi. -Em không ăn hả? -Em không đói. Gia Song lắc đầu, em ngồi một bên thúc giục tôi ăn cơm, còn mình lấy cái dao hôm bữa ra gọt vỏ trái cây mời tôi. Dường như em không hề có giữ khoảng cách với người lạ chỉ mới gặp vài lần là tôi đây thì phải? Tôi vừa ăn vừa nhìn Gia Song. Em có đôi mắt đẹp đến lay động lòng người,
- tôi dám cá nếu thằng đàn ông nào nhìn vào đôi mắt ấy đều bị em hớp hồn. Chiếc mũi thanh tú cao cao cân xứng với đôi môi nhỏ mím lại, cẩn thận gọt vỏ để không bị đứt tay. Tôi cứ nhìn em chằm chằm và tôi biết rõ thứ tình cảm đang dần lớn lên trong người được xác định như thế nào. -Anh không ăn mà nhìn em hoài vậy? Bộ em đẹp lắm hả? Gia Song cười khúc khích, đặt mấy miếng táo vào đĩa rồi đẩy đến trước mặt tôi. Lần đầu tiên tôi bị một cô bé làm cho ngượng nghịu đến cả giải thích cũng không có can đảm. Em lại cười, nụ cười đẹp như thiên sứ. -Sao em lại viết mấy chữ đó lên khắp bệnh viện vậy? -Chữ nào? À, em thích. Với lại ngoài mấy chữ đó ra em không biết viết nhiều chữ khác. Nghe em nói mà tôi thấy xót lòng. Tuổi thơ của em trôi qua trong bệnh viện, em không được đến trường và khôn lớn như bao đứa trẻ khác. Em chỉ học được qua loa vài chữ từ người ba nuôi, đôi khi học lỏm vài chị y tá trực phòng mấy từ ngữ thông dụng. “Thiên đường màu trắng” của tôi tội nghiệp vậy đấy! -Anh dạy em đọc và viết được không? Gia Song nhìn tôi cầu khẩn, dường như cô bé đặt hết niềm tin vào tôi cả rồi. Dù chưa tiếp xúc nhiều, dù sắp đến tôi không có nhiều thời gian đến thăm em nhưng tôi sẵn sàng dạy em tập đọc và viết. Tôi muốn làm gì đó cho em, để lại trong em một hồi ức đẹp trước khi tôi rời khỏi bệnh viện này. Và thế là tôi đồng ý trở thành gia sư của Gia Song. * * Một tuần. Hai tuần. Tôi đã ở bệnh viện này thực tập được một tháng rồi. Và “Thiên đường màu trắng” của tôi cũng đã biết đọc được kha khá từ ngữ. Song Nhi có thể cầm tờ báo hôm ấy đọc hết cả một trang dài, tuy là em nhận mặt chữ khá vất vả. Em
- rất chịu khó tiếp thu bài học. Hầu như những gì tôi dạy em đều ghi nhớ cẩn thận. Tôi chỉ có thể đến thăm em vào giờ nghỉ trưa và tối. Bác sĩ Tùng ba nuôi của em đã thu xếp cho tôi hẳn một chỗ nghỉ ngơi ở ngay trong bệnh viện, tiện thể chăm sóc em giúp ông. Tôi và bác sĩ Tùng có chung khá nhiều quan điểm nên nói chuyện rất hợp ý, ông yên tâm giao Gia Song cho tôi dạy học. Bệnh tình của em tôi cũng đã có nghiên cứu sơ qua. Tôi chỉ là một gã thực tập sinh chuyên ngành điều dưỡng, công việc của tôi không liên quan đến căn bệnh của em là bao. Thế đấy! Phải mà ngày xưa tôi học khoa nội thì bây giờ chí ít cũng giúp đỡ em được gì đó. -22 lần rồi đó. Anh sao vậy? Cứ thở dài hoài à. Gia Song là cô bé kĩ tính, em chăm chú thực hiện một cái gì đó đến nỗi phải khiến tôi ngạc nhiên. Và giờ thì sự trằn trọc mệt mỏi trong tôi cũng bị em phát hiện ra. Tôi thở dài, phải, tôi không giấu được em gì cả. Ai bảo ông trời ban cho em một đôi mắt biết nói như thế chứ. -Không có gì, anh mới bị quản lí khoa la mắng đó mà. Tôi lấp liếm, che giấu nỗi lo trong lòng, không để Gia Song nghi ngờ. Em vô tư tiếp tục cầm tờ báo lẩm nhẩm. Bác sĩ Tùng vừa cho tôi hay một chuyện, bệnh của em đột nhiên có chuyển biến xấu đi. Mặc dù mấy năm rồi nó vẫn ở mức bình thường, không tổn hại đến tính mạng và sức khỏe. Tôi càng lo lắng cho Gia Song hơn, kì thực tập của tôi đang bước vào những ngày cuối cùng. Luận án tốt nghiệp vẫn chưa hoàn thành xong, e là tôi sẽ không có nhiều thời gian chăm sóc cho em. Đúng lúc bệnh tim của em tái phát thì biết làm thế nào? -Anh Châu, dạy em viết tên anh và tên em đi. Viết kiểu in hoa giống vầy nè. Gia Song lôi ra một quyển tập có tựa đề khá lạ, tôi không quan tâm lắm chỉ chú mục vào kiểu chữ in hoa mà em vừa chỉ tay vào. Hình như đã chuẩn bị sẵn từ trước, em tiếp tục lôi ra vở và bút đưa cho tôi. Bất lực mỉm cười, nén lo âu vào trong, tôi lại chỉ dạy em viết chữ. -Sao em lại muốn viết tên anh?
- -Vì tên anh rất đẹp và lạ. Có đến 3 chữ “â” trong tên anh nha. Trần Nhật Châu, quả nhiên Gia Song để ý rất kĩ. Tôi xoa đầu em rồi chăm chú nhìn bàn tay nhỏ đầy những vết tích tự tử không thành nắn nót viết từng chữ. Hẳn là quãng thời gian trước đây của Gia Song rất khó khăn, em không kiên cường như tôi nghĩ. Thỉnh thoảng em giơ quyển tập lên khoe với tôi rằng mình viết chữ đẹp thế nào. Rồi tôi lại bắt gặp dòng chữ bé xíu nên góc giấy. Lại là dòng chữ nguệch ngoạc ấy. “White Paradise”. -Ai dạy em viết cái này vậy? -Chữ này đó hả? Em thấy trên ti vi. Họ cứ chiếu đi chiếu lại hoài chương trình đó nên em thuộc làu luôn. Thấy nó hay hay. Tiếng Anh khó học anh nhỉ? -Nếu chịu khó và có niềm tin để học thì dễ thôi. Em hiểu hết nghĩa của White Paradise không? -Hiểu chứ! Anh xem thường Gia Song quá! Em là ai nào? “Thiên đường màu trắng” của tôi lại thế nữa rồi. Em hiếu động lắm, tinh nghịch lắm. Em là tiểu quỷ của cả khoa tim mạch mà. Đôi lần em chạy sang khoa hồi sức tìm tôi, bị trưởng khoa mắng té tát khi làm đổ lọ cồn trong phòng mà vẫn đứng im chịu trận. Mà tôi thì chẳng dám đứng ra biện hộ giúp em, lúc ấy tôi thấy mình chẳng giống một thằng đàn ông chút nào. -Anh Châu, ai lớp diu nghĩa là gì? Tôi sững người. Ai dạy cho thiên thần nhỏ bé này câu nói kia vậy? Cái miệng nhỏ chúm chím phát âm từng chữ không thành thục, em giương mắt lên trông đợi từ tôi một lời giải thích. -Sau này khi Gia Song thích một người con trai thì em nói câu ấy với anh ta. Hiểu chứ? -Thích thì mới nói hả? Vậy anh dạy em viết đi. Tôi phì cười, cầm bút viết dòng chữ I love you lên giấy mà tôi cứ tưởng mình
- đang thổ lộ hết tâm tư với em. Gia Song nghiêng đầu nhìn tôi chăm chú, em có vẻ hào hứng với mấy vụ này lắm. Lần nào tôi tập cho em viết chữ, em đều nhìn tôi bằng ánh mắt ngưỡng mộ vô cùng. Để cho Gia Song tập viết thêm một hồi nữa tôi đưa em trở lại phòng bệnh, giờ này chắc các y tá trực đêm đang kiểm tra lần cuối trong ngày. Em ngọ nguậy một lúc rồi mới chịu đứng dậy, trước đó còn viết thêm một dòng chữ “White Paradise” lên chiếc bàn gỗ vừa ngồi. Tôi đi trước và đứng đợi em ở ngã rẽ về khoa tim mạch, Gia Song lạch bạch ở phía sau vừa đi vừa hát gì đó không rõ. Đột ngột em đứng lại và la to. -Anh Châu. I love you. * * “Thiên đường màu trắng” của tôi rất dạn dĩ, chuyện em tỏ tình công khai với tôi ở ngay trong bệnh viện chỉ sau một đêm ai ai cũng biết. Tôi rất vui khi nghe em hét to câu nói bằng tiếng Anh ấy rồi chạy đến ôm tôi cứng ngắc. Phải khó khăn lắm tôi mới cõng em trở về phòng được. Những ngày sau đó, tôi chưa vội cho Gia Song một câu trả lời, mặc dù câu nói yêu em tôi đã bắt đầu nuôi nấng từ khi em bỏ chạy lần đầu tiên gặp mặt rồi. Tôi đã chần chừ với quyết định bắt đầu một mối quan hệ với em, vì tôi luôn nghĩ rằng thời gian của hai chúng tôi còn dài. Và chính vì điều đó mà sau này tôi đã hối hận rất nhiều. Tôi chỉ chứng kiến đúng một lần bệnh tim của Gia Song tái phát. Đó là ngày cuối cùng của đợt thực tập. Tôi định sẽ đến từ biệt em. Tình cảm dành cho em tôi đã quyết định không nói ra, bởi vì bác sĩ Tùng cấm tôi làm như thế. Ông không cho phép tôi hủy hoại tương lai của mình vì một cô bé bị bệnh tim như em. Vừa đứng trước cửa phòng của Gia Song, những thứ đập vào mắt tôi lúc ấy đủ làm trái tim nhỏ bé của mình bóp thắt lại đau đớn. Đúng lúc người ta tiêm vào bắp tay của em một liều thuốc thì cơ thể nhỏ nhắn kia mới không ngừng run lên. Mắt em khép dần, tôi đoán là em đã chìm vào mê man. Bác sĩ Tùng tháo đôi kính ra vẻ mặt mệt mỏi vô cùng. Ông nhìn Gia Song đầy
- bất lực. Tôi nghệch mặt đứng ngây ra trước cửa phòng, những gì tôi vừa chứng kiến không thể viết nổi thành lời, nó đau nhói đến tan nát cõi lòng. Chỉ mới mấy ngày không đến mà Gia Song tái nhợt đi thấy rõ. Cánh tay em trơ xương và khuôn mặt trắng bệch đi. Tôi không dám lại gần giường bệnh. Người ta nối rất nhiều dây nhợ vào người em, bên cạnh, điện tâm đồ nhấp nhô từng đợt là minh chứng duy nhất cho thấy sự sống của em vẫn diễn ra mặc dù yếu ớt vô cùng. -Con bé yếu lắm rồi. Có dấu hiệu xuất huyết trên não. Chắc không gượng nổi khỏi tuần này đâu. Hi vọng cậu ở lại với con bé thêm vài hôm nữa. Tôi nghe bác sĩ Tùng nói mà đầu óc tê liệt. “Thiên đường màu trắng” của tôi bị làm sao cơ? Em không sống được bao lâu nữa ư? Hết tuần này còn mấy ngày nữa đâu chứ? Tôi lững thững tới bên giường ngồi bên cạnh Gia Song, nhìn khuôn mặt nhợt nhạt của em mà lòng đau thắt lại. Em bất hạnh lắm rồi. Vậy mà ông trời còn nỡ để em chịu đựng căn bệnh đau thương này nữa. Phải mà san bớt được nỗi đau, tôi sẽ cùng em gánh chịu nó thì tốt biết mấy. * * -Chị Hà, Gia Song chuyển đi đâu rồi? Tôi vội túm lấy áo bà chị y tá trực phòng khoa tim mạch và hỏi bằng giọng hấp tấp lo lắng thấy rõ. Chị Hà cụp mắt buồn bã, lắc đầu. Tôi như bị ai đó rút cạn sinh lực, từ từ buông chị ra, lùi lại phía sau chết đứng. -Đi rồi. Đi xa lắm rồi. Con bé cứ tìm em suốt. Tối hôm qua Gia Song còn khoe với tôi mình đã viết được rất nhiều chữ nhưng chưa kịp cho tôi xem đã vội đi là thế nào? Tôi còn chưa kịp nói với em tình cảm của mình. Còn chưa làm được gì cho em. Vậy mà em đã đi là sao? Lần đầu tiên trong cuộc đời, 24 năm trôi qua với tôi nhẹ nhàng nhưng sự việc lần này như nện vào đầu óc tôi một cú choáng váng thật sự. Nhìn đâu đâu trong bệnh viện này tôi cũng thấy bóng dáng em với dòng chữ “White Paradise” đặc trưng ấy. Gia Song. Gia Song. Tôi điên cuồng tìm kiếm em
- trong khắp những ngóc ngách của bệnh viện. Nhưng vô vọng. Thứ tôi nhận lại chỉ là những dòng chữ “White Paradise” vô tri, chứng minh từng bước chân của em đã từng đến. Gia Song của tôi. “Thiên đường màu trắng” của tôi. Em đi thật rồi. Tôi nhận được thông báo giữ lại làm việc tại bệnh viện nơi tôi thực tập. Nếu như tin này xảy đến trước đây thì chắc chắn tôi sẽ hạnh phúc vô cùng. Nhưng bây giờ thì sao? Tôi đang bị ám ảnh bởi tất cả những thứ vụn vặt nhất ở cái bệnh viện này. Từ chiếc ghế đá đến cái cây xanh, từng hành lang đến ban công, góc rẽ phải sang khoa tim mạch hay chỗ rẽ trái sang khoa hồi sức… Tất cả như mang dấu ấn riêng của người con gái ấy. * * Bao nhiêu lâu tôi cũng chẳng nhớ. Từ ngày Gia Song ra đi, tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp và trở lại bệnh viện công tác- nơi “thiên đường màu trắng” của tôi đã lớn lên và trải qua sóng gió cuộc đời những 18 năm dài. “White Paradise” vẫn còn đó trên những thân cây, có chút nhạt đi nếu là chữ được viết bằng bút mực trên ghế đá, bàn gỗ hay trên tường nhà. Mặc kệ thời gian có khiến nó phai nhòa bằng cách nào đi nữa nhưng tôi biết nó vẫn vẹn nguyên trong kí ức của Trần Nhật Châu này. Mùa hè đầu tiên em ra đi, nắng rong ruổi giòn tan miền kí ức nhỏ. Mùa thu thứ hai, tôi cô đơn thả bước dưới những tán hoa sữa, hàng phong lá đỏ mang hương thu ngọt ngào nhưng nghẹn đắng trong tiếng thở dài. Mùa đông thứ ba, lại một lần nữa tôi điên cuồng tìm kiếm em trong vô vọng khi nhìn thấy dòng chữ “White Paradise” xuất hiện trong điện thoại từ một tin nhắn lạ. Và mùa xuân thứ tư nhẹ nhàng đến, tôi đang học cách chấp nhận thực tại rằng “Thiên đường màu trắng” của mình đã không còn nữa. -Bác sĩ Châu. Có người gởi cái này cho anh. Hiện giờ tôi đã là quản lí khoa hồi sức. Một anh chàng bác sĩ 28 tuổi khá điển
- trai và vẫn độc thân. Tôi nhận gói phong bì từ anh bạn đồng nghiệp. Ai lại gởi cái này cho tôi nhỉ? Khá tò mò vì thế tôi đến một chiếc ghế đá trên hàng lang ngồi xuống và mở nó ra ngay. Người gởi là bác sĩ Tùng, ba nuôi của Gia Song. Từ sau khi em ra đi, ông ấy cũng chuyển công tác, tôi chẳng còn gặp lại ông từ dạo đó. Thấm thoát mà 4 năm trôi qua rồi. * * Còn nhớ ông già này chứ? Nhật Châu, tôi xin lỗi vì ngày trước quá đường đột rời đi mà không báo với cậu lấy một tiếng. Hiện giờ tôi đang công tác ở Anh quốc, gia đình tôi cũng ổn định bên này cả rồi. Mấy năm qua cậu sống tốt chứ? Có nhớ Gia Song nhiều không? Hay là đã vứt con bé qua một xó nào rồi? Cũng vì quá bất ngờ khi mẹ ruột của Gia Song tìm đến và bà ấy nhất định phải mang con bé ra nước ngoài chữa trị cho nên tôi không nói với cậu. Với lại khả năng phẫu thuật thay tim của con bé được chẩn đoán là rất thấp. Nhật Châu, dù sao tôi vẫn nợ cậu một lời xin lỗi. Ca phẫu thuật của Gia Song thành công hơn mong đợi, con bé nhất quyết quay về Việt Nam nên tôi và mẹ nó không thể ngăn cản. Mà ở bên đó thì con bé không có ai thân thích cả, nên tôi hi vọng nhận được thư này cậu hãy tìm cách liên lạc với Gia Song và giúp đỡ con bé. … * * Chưa đọc hết lá thư dài của bác sĩ Tùng, tôi đã vội vàng lao đi. Ý thức bây giờ trong tôi chỉ có mỗi mình người con gái ấy. Em còn sống. “Thiên đường màu trắng” của tôi còn sống. Và em đang ở đâu đó trên đất nước mang dáng hình chữ S này. Đứng giữa khuôn viên bệnh viện, giữa trời âm u khiến tôi có cảm giác mình trở nên nhỏ bé. Hi vọng vừa nhen nhóm thì đã bị thổi tắt phụt không thương
- tiếc. Tôi biết tìm em như thế nào đây? Mây đen được gom về một góc trời che lấp ánh dương, không khí mang hơi nước quyện vào lành lạnh. Gió vi vu thổi đưa tán cây xạc xào. Không mưa. Đằng trước là khu vực dành cho thân nhân của người bệnh nghỉ ngơi, có rất nhiều ghế đá và cây xanh che mát. Bóng áo trắng đứng bên cây sa kê lướt qua tầm mắt. Một cô gái tóc dài ngang lưng đang dùng một con dao và khắc lên thân cây những nét chữ gì đó mà với khoảng cách này tôi không nhìn rõ. -Chơi kiểu này không được đâu. Em đang phá hoại của công của bệnh viện đó. Cô gái kia giật nảy mình làm rơi luôn con dao nhọn trên tay, em quay lại nhìn tôi bằng ánh mắt ngỡ ngàng. Tôi nhoẻn miệng cười cúi xuống nhặt con dao lên, phủi phủi cát bẩn ở chuôi dao rồi chìa ra cho em. “Thiên đường màu trắng” của tôi, em đang ngơ ngác như chú nai vàng. Lần này em không bỏ chạy, em chỉ lẳng lặng nhìn tôi cho thỏa chán chê những ngày xa cách. Tôi tiếp tục tấn công em bằng câu nói thứ hai. -Em nghịch thật đấy. Chỗ nào cũng thấy dấu tích này nhỉ? Tôi tiến thêm một bước chỉ tay vào chữ “White Pa...” em đang khắc dở trên thân cây tội nghiệp. Rồi lôi trong túi áo ra một con dao rọc giấy, khắc cho trọn vẹn dòng chữ. Xong xuôi, tôi phủi tay nhìn em và phát hiện ra em đang chú mục vào tôi bằng ánh mắt sững sờ xen lẫn nghi hoặc. -Anh Châu… Không ngờ Anh quốc đã nuôi nấng em khôn lớn đến thế này. Suýt chút nữa tôi đã không thể nhận ra em nếu không có thói quen khó bỏ khắc chữ kia. Tôi nhẹ nhàng xiết đôi vai em, ghì chặt em trong vòng tay của mình, mặc kệ nhiều người qua lại chỉ trỏ. Gia Song vươn đôi bàn tay bé nhỏ run run ôm lấy tôi. “Thiên đường màu trắng” của tôi trưởng thành rồi. Và quan trọng là em trở về nguyên vẹn như ngày xưa. “White Paradise” trên cây sa kê trầm mặc nhìn chúng tôi, nó là minh chứng cho tình yêu dẫu có cách xa nhưng không hề thay đổi. Tôi yêu những tháng ngày là thực tập sinh, yêu một cô bé mắc bệnh tim hiểm nghèo, yêu khoảng thời gian sống mà phải chấp nhận rằng em đã vĩnh viễn ra đi. Và mãi yêu em-
- Thiên đường màu trắng mang tên Gia Song. ---- Thân tặng H.Y- đứa em dâu hiền ngoan. Chiều buồn. Phan Thiết, 15. 04. 2013
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn