intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xã hội dân sự không đối lập với nhà nước

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

''Xã hội dân sự dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thoả thuận với nhau, không muốn nhà nước can thiệp chứ không phải đối lập với nhà nước''. TS. Nguyễn Ngọc Đào (ĐB Quốc hội Hà Nội) khẳng định như vậy với VietNamNet bên lề Quốc hội ngày 9/6 khi thảo luận dự án Luật về hội. - Khái niệm xã hội dân sự được hiểu như thế nào, thưa ông? - Một nhà nước hiện đại dứt khoát phải là pháp quyền, thứ hai phải chấp nhận kinh tế thị trường, thứ ba là xã hội dân sự. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xã hội dân sự không đối lập với nhà nước

  1. Xã hội dân sự không đối lập với nhà nước ''Xã hội dân sự dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thoả thuận với nhau, không muốn nhà nước can thiệp chứ không phải đối lập với nhà nước''. TS. Nguyễn Ngọc Đào (ĐB Quốc hội Hà Nội) khẳng định như vậy với VietNamNet bên lề Quốc hội ngày 9/6 khi thảo luận dự án Luật về hội. - Khái niệm xã hội dân sự được hiểu như thế nào, thưa ông? - Một nhà nước hiện đại dứt khoát phải là pháp quyền, thứ hai phải chấp nhận kinh tế thị trường, thứ ba là xã hội dân sự. Xã hội dân sự là một tập thể xã hội liên kết với nhau, điều chỉnh trên nguyên tắc dân sự, tự nguyện thoả thuận. Trước đây thế kỷ 17, nói xã hội dân sự là xã hội theo khế ước, tự thoả thuận với nhau sống trong một nhà nước. Ví dụ, quan hệ dân sự, quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân liên kết với nhau là xã hội dân sự. Cho nên người ta đưa khái niệm xã hội dân sự riêng, phân biệt với xã hội chính trị.
  2. Xã hội dân sự trường tồn trước khi có nhà nước. Nhà nước ra đời để điều chỉnh xã hội dân sự, nếu điều chỉnh theo đúng quy luật của nó th ì Nhà nước tốt. Nếu điều chỉnh sai thì là Nhà nước không đúng. - Thành phần chủ yếu của xã hội dân sự có phải là những hiệp hội, hội? - Xã hội dân sự được hiện hữu bằng những tổ chức xã hội. Tổ chức ấy có thể mang tính nghề nghiệp, mang tính xã hội do sở thích, do lợi ích cấu thành một nhóm, rộng hơn thành một giai tầng. Ví dụ, xã hội dân sự của một nước nông nghiệp chủ yếu liên kết nông dân, một xã hội công nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp và công nhân. Tức là hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính kinh tế của xã hội ấy để tạo nên mối liên kết. Ở các nước phương Tây, xã hội dân sự rất sợ sự can thiệp từ phía nhà nước, bắt phải làm thế này, thế kia. Tức là can thiệp làm phá vỡ nguyên tắc tự thoả thuận của nó. Xã hội dân sự đấu tranh thường xuyên để nhà nước không can thiệp vào đời sống dân sự, bảo đảm cho xã hội dân sự. - Ở VN, cụm từ ''xã hội dân sự'' được nhắc tới một cách dè dặt, nhạy cảm? - Vì chúng ta không hiểu xã hội dân sự chứ không phải nó nguy hại trong nhận thức chính trị. Thực ra là do thói quen sống trong sự bao cấp của nhà nước, được nhà nước bảo vệ và ỷ lại nhà nước cho nên chậm nhận thức về xã hội dân sự và
  3. trách nhiệm của mình trong xã hội dân sự. Họ rất ngại bị tách rời nhà nước, hiểu xã hội dân sự là nhạy cảm. Ví dụ, hội lập ra không cần nhà nước đài thọ, hội viên đóng góp cùng tự bảo vệ lợi ích của mình. Đấy là biểu hiện của xã hội dân sự. - Xã hội dân sự có đối lập với nhà nước? - Tự xã hội dân sự hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhà nước quy định. Mục tiêu của nó là không muốn phụ thuộc vào nhà nước, sự can thiệp của nhà nước chứ không phải đối lập với nhà nước. - Hiện nay VN đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội dân sự phát triển? - Phải hiểu VN đang từng bước phát triển. Những khiếm khuyết về kinh tế, pháp luật, bất cập trong đời sống phản ánh giai đoạn phát triển quá độ. Cho n ên để đòi hỏi một nhà nước pháp quyền đầy đủ, đúng nghĩa, đòi hỏi có kinh tế thị trường và xã hội dân sự thì chưa đủ điều kiện. Vai trò của nhà nước còn rất lớn trong giai đoạn hiện nay. Cái hay là Đảng và Nhà nước đã cởi mở những quan hệ trước đây gọi là trói buộc để cho toàn bộ xã hội phát triển.
  4. Sắp tới chúng ta sẽ có một nền kinh tế thị tr ường đích thực theo yêu cầu của hội nhập. Một xã hội dân sự đầy đủ hơn nếu chúng ta thông qua Luật về hội, Luật cư trú... Mục tiêu của Đảng và Nhà nước chắc chắn không muốn hành chính hoá và chính trị hoá các tổ chức dân sự, tổ chức xã hội. Nhưng giai đoạn hiện nay, dứt khoát Nhà nước phải có vai trò quan trọng định hướng cho các tổ chức này, giữ ổn định và phát triển. - Một số đại biểu Quốc hội khi góp ý cho dự án Luật về hội có nói thủ tục thành lập hội còn rườm rà, ảnh hưởng đến quyền lập hội của công dân? - Ở nước ngoài, thành lập hội cũng phải được sự đồng ý của nhà nước. Đừng hiểu nhà nước của ai đó mà chính của cộng đồng xã hội quy định cho. Đó là quyền lực công. Nhà nước bảo vệ các hội chứ không phải cấm các hội. Ghi nhận quyền lập hội nhưng lập như thế nào phải đáp ứng mục tiêu chung của xã hội. - Nhưng để thành lập hội, dự luật quy định phải qua rất nhiều b ước và Nhà nước kiểm duyệt chặt chẽ? - Những quy định đấy mang tính kỹ thuật và không ẩn chứa bất cứ tư duy nào là cấm thành lập hội. Chính sửa những quy định mang tính kỹ thuật th ì đơn giản. Ví dụ sáng lập viên có thể 2-3 người chứ không phải 5 như dự thảo quy định.
  5. Còn thành lập hội phải có giấy phép, điều lệ hội phải đ ược phê duyệt. Một tổ chức là hội, nếu không giám sát và kiềm chế hoạt động thì nó có thể biến tướng rất nhanh. Biến tướng thành một tổ chức chính trị, một đảng chính trị đối lập ngay và dễ bị lợi dụng. ĐB Vũ Xuân Hồng (Phú Thọ): ''Xã hội dân sự là xu thế khách quan của thế giới'' ''Trong phạm vi quốc tế hiện nay, sự phát triển và phát huy vai trò ngày càng lớn của các hình thức tổ chức tự nguyện và tự quản phi vụ lợi, ở phương tây gọi là xã hội dân sự. Đó là xu thế khách quan trên thế giới, thể hiện quá trình dân chủ hóa với sự tham gia ngày càng trực tiếp, rộng rãi của quần chúng nhân dân trong đời sống chính trị và xã hội của các quốc gia. Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò tư vấn chính sách, phản biện xã hội, tổ chức các công việc công ích để đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng xã hội mà Nhà nước và thị trường không đủ khả năng đảm nhận. Nhiều tổ chức đ ược giao thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng vẫn thuộc về các cơ quan công quyền. Một số hội trở thành đối tác ổn định của các cơ quan nhà nước. Với chức năng đó thì xã hội dân sự theo cách hiểu của phương tây đã phát huy được vai trò tích cực tại nhiều quốc gia, nhất là ở các nước phát triển. Tại các nước này thì các hội được thành lập, nhà nước quản lý chủ yếu ở khâu đăng ký tư cách
  6. pháp nhân và giám sát chi tiêu tài chính của các hội và có một luật khung cho tất cả các hội''.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2