intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bài giảng môn Luật đất đai

Chia sẻ: Tran Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

277
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vai trò của đất đai trong đời sống xã hội: Là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá , là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của 1 số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để phân bố dân cư , là nền tảng để xây dựng nền kinh tế quốc dân. Đất đai là đối tượng của các cuộc tranh chấp , tham vọng của một lãnh thổ . Đất đai là dấu hiệu cơ bản nhất của một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bài giảng môn Luật đất đai

  1. Chuyên đề Luật Đất đai: I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI 1. Vai trò của đất đai trong đời sống xã hội: Là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá , là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của 1 số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Là yếu tố hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để phân bố dân cư , là nền tảng để xây dựng nền kinh tế quốc dân. Đất đai là đối tượng của các cuộc tranh chấp , tham vọng của một lãnh thổ . Đất đai là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng Không thể có quan niệm một quốc gia không có đất đai. Dưới góc độ chính trị pháp lý , đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. 2. Chế độ sở hữu toàn dân với đất đai: 2.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân: 2.1.1.Một số quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về tính tất yếu khách quan của việc quốc hữu hoá đất đai : Quyền tư hữu đất đai là cái cớ để sinh ra địa tô đất đai, là cơ sở để bóc lột một cách tinh vi và thậm tệ của giai cấp thống trị đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 2.1.2.Một số đặc điểm của việc chiếm hữu ruộng đất ở VN tronglịch sử: - Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước: Thế kỷ 11 dưới triều Lý, Trần : bộ phận ruộng công do nhà nước tập quyền TW trực tiếp quản lý và bộ phận đất công làng xã . Thế kỷ 15 là thời điểm quyền sở hữu tối cao của nhà nước về đất đai được xác lập hoàn toàn: + Đời nhà Lê: “ thâm nhập sở hữu nhà nước phong kiến với sở hữu làng xã “ + Đời nhà Hồ: chính sách “hạn danh điền”, hạn chế biến ruộng công thành ruộng tư: + Năm 1481 Bộ luật Hồng Đức ban hành ngăn cấm biến ruộng công thành ruộng tư và tuyên bố đất đai là tài sản của nhà nước . - Quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai: + Sự suy yếu của nhà Lê , ruộng đất tư hữu dân dân phát triển đến mức lấn át ruộng công. Trong sở hữu tư nhân thì sở hữu lớn của của địa chủ có nguy cơ tiêu diệt sở hữu nhỏ của nông dân. + Thế kỷ 19, triều đại nhà Nguyễn sắp đặt sở hữu làng xã phong kiến làm cơ sở duy nhất cho hệ thống chính quyền 2.2. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai: - Điều 17 Hiến pháp 1992quy định : “ Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời’ mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân ”
  2. - Điều 5/LĐĐ quy định:”Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu “ Như vậy, ở nước CHXHCNVN. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý . - Đất đai thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa là Nhà nước không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai. Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai vì Nhà nước CHXHCNVN là NN của dân, do dân và vì dân . - Quyền sở hữu toàn dân đ/v đất đai của nhà nước là quyền sở hữu duy nhất và tuyệt đối , tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ người khác, chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu đối với đất đai .(chỉ là chủ thể của quyền sử dụng đất đai mà thôi) + Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm lợi ích nhà nước, lợi ích người sd đất. + Đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng đất ổn định, lâu dài, có hiệu quả, nhà nước mở rộng tối đa quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 2.3. Chủ thể , khách thể và nội dung của quyền sở hữu : 2.3.1 Chủ thể của quyền sở hữu đất đai : Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân này do Quốc hội, Chính phủ,UBND cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện trong phạm vi thẩm quyền do LĐĐ quy định (Đ 7). 2.3.2.Khách thể quyền sở hữu đất đai: Là toàn bộ vốn đất trong lãnh thổ quốc gia: * Nhãm ®Êt n«ng nghiÖp bao gåm c¸c lo¹i ®Êt : - ĐÊt trång c©y hµng năm - ĐÊt trång c©y l©u năm; - Đất rừng phòng hộ, đất sản xuất, lµm muèi;… * Nhãm ®Êt phi n«ng nghiÖp (Đ 13/LĐĐ * Nhãm ®Êt chưa sö dông bao gåm c¸c lo¹i ®Êt chưa x¸c ®Þnh môc ®Ých sö dông. Diện tích cả nước: 331.680km2 hay hơn 33 triệu ha đất tự nhiên 2.3.3 Nội dung quyền sở hữu: a. Quyền chiếm hữu: là quyền của nhà nước thực tế nắm toàn bộ vốn đất quốc gia, quyền kiểm soát và chi phối mọi hoạt động của người sử dụng đất.
  3. * Phân biệt quyền chiếm hữu nhà nứơc với quyền chiếm hữu của người sử dụng : 1. Quyền chiếm hữu đất đai của nhà nước - Quyền chiếm hữu đất đai của người sử là quyền sở hữu, quyền năng bất di bất dụng lại xuất phát từ sự cho phép của dịch của chủ sở hữu nhà nước. 2.Nhà nước chiếm hữu toàn bộ vốn đất - Người sử dụng chiếm hữu giới hạn trong lãnh thổ quốc gia vốn đất mà nhà nước cho phép họ sử dụng 3. Chiếm hữu của nhà nước là vĩnh viễn - Giới hạn bởi không gian và thời gian , - 4. Chiếm hữu của nhà nước là gián tiếp, Người sử dụng thực hiện một cách trực nhà nước không trực tiếp sử dụng đất, nhà tiếp quyền chiếm hữu của mình . nước thông qua hoạt động địa chính để nắm chắc tình hình đất đai. b.. Quyền sử dụng đất: - Với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai , nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất, cho phép việc chuyển mục đích sử dụng đất, quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất và các phương thức thực hiện quyền sử dụng đất. - Quyền sử dụng của người sử dụng đất hoàn toàn phụ thuộc vào nhà nước , nhà nước có thể tước quyền sử dụng đất của người này chuyển cho người khác theo trình tự pháp luật . c. Quyền định đoạt: Là khả năng của nhà nước quyết định số phận pháp lý của đất đai. Quyền năng này là duy nhất và tuyệt đối chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt thông qua các hành vi : - Phê duyệt quy ho¹ch, kÕ ho¹ch sö dông ®Êt - Quy ®Þnh vÒ h¹n møc giao ®Êt vµ thêi h¹n sử dụng ®Êt; - QuyÕt ®Þnh giao ®Êt, cho thuª ®Êt, thu håi ®Êt, cho phÐp chuyÓn môc ®Ých sö dông ®Êt; - Định gi¸ ®Êt. - ®iÒu tiÕt c¸c nguån lîi tõ ®Êt ®ai th«ng qua việc thu tiÒn sd ®Êt, tiÒn thuª ®Êt; thu thuÕ sd ®Êt, thuÕ thu nhËp tõ chuyÓn quyÒn sö dông ®Êt; Quyền định đoạt đất đai chính là quyền nhà nước quy định các điều kiện, hình thức, trình tự thủ tục giao đất, thu hồi đất, cho thuê, chuyển quyền sd đất đai .
  4. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu, nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định ; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 3. Khái niệm và đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai : 3.1. Khái niệm Luật đất đai: Là một ngành Luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN , là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu , sử dụng và định đoạt đất đai , nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả vì lợi ích nhà nước và người sử dụng . 3.2. Đối tượng điều chỉnh : Là những quan hệ đất đai phát sinh một cách trực tiếp trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt được các QPPL đất đai điều chỉnh và có hiệu lực trên thực tế. Đặc trưng của các quan hệ đất đai : -Là một quan hệ tài sản, nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của QPPL dân sự vì đất đai không là hàng hoá thông thường, là hàng hoá đặc biệt nhằm định hướng cho các quan hệ này vận động phù hợp với cơ chế thị trường Quan hệ đất đai là quan hệ kinh tế nhưng không nằm trong sự điều chỉnh của các QPPL kinh tế. Vì mục đích việc quản lý và sử dụng đất đai là phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội , không nhằm mục đích kinh doanh để nhằm thu lợi nhuận tối đa. 3.3. Phương pháp điều chỉnh: 3.3.1. Phương pháp mệnh lệnh : Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu và là người quản lý có trách nhiệm yêu cầu người sử dụng đất phải tuân theo các quyết định mang tính mệnh lệnh cụ thể như : - Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo điều của LĐĐ - Quyết định thu hồi đất. - QĐ về việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất. - QĐ cho phép chuyển mục đích sử dụng - QĐ giải quyết những tranh chấp, khiếu tố khiếu nại về đất đai. - QĐ xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi VP chế độ quản lý nhà nước về đất đai. -QĐ về việc xử lý vi phạm hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai. 3.3.2.Phương pháp bình đẳng: Thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất khi tham gia vào quan hệ PL đất đai. Họ có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ pháp luật của của Nhà nước về các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế quyền sử dụng đất .
  5. 4. Các nguyên tắc cơ bản của ngành Luật đất đai : Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu Nhà nước Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và phápluật Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai . 4.1.Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu Nhà nước: Điều 17/HP quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý . Đó là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối đối với toàn bộ vốn đất quôc gia. Tính đặc biệt của sở hữu nhà nước đối với đất đai thể hiện ở những điểm sau : - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống. Đất đai là hàng hoá đặc biệt, được lưu chuyển một cách đặc biệt. - Nhà nước là chủ sở hữu , vì thế có trọn quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai mà các chủ thể khác tham gia vào QHPL đất đai không thể có được: + Nhà nứơc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất. + Định gía đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua việc thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thu thuế đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng ĐĐ - Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà,Nhà nước CHXHCNVN. - Nhà nước có chính sách hạn điền hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi người sử dụng đất. - Mở rộng tối đa quyền năng của hộ gia đình, cá nhân nhằm hướng cho quan hệ đất đai vận động và phát triển theo cơ chế thị trường . 4.2.Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật (Đ18/HP và Đ 6,7/LĐĐ) Mục đích của Nhà nước và người sử dụng là khai thác tốt nhất tiềm năng của đất đai phục vụ cho các mục tiêu kinh tế xã hội . - Nhà nước xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng nhiệm vụ rõ ràng - Ban hành các chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ phù hợp với nội dung QLNN đối với đất đai. 4.3 Nguyên tắc sử dụng đất đai tiết kiệm và hợp lý:(Đ 11/LĐĐ) Sử dụng đất đai phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất, phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội –quốc phòng,an ninh. Tiết kiệm, khai thác đất đai có hiệu quả , bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
  6. 4.4. Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp: -Nhà nước có chính sách bảo vệ đất chuyên trồng lúa nước, hạn chế chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng mục đích phi nông nghiệp. -Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước không được chuyển sang sử dụng mục đích trồng cây lâu năm,trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản và mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 4.5. Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai: (Đ 12/LĐĐ) Người sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu của đất. Pháp luật đất đai nghiêm cấm các hành vi huỷ hoại đất đai làm giảm khả năng sinh lợi của đất (có biện pháp chế tài đ/v hành vi VPPL đất đai), đồng thời khuyến khích các biện pháp cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ của đất, khai hoang phục hoá, lấn biển đưa diện tích đất trống, đồi trọc, đất có mặt nước hoang hoá vào sử dụng. II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT: 1. Quyền chung của người sử dụng đất : 1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; 5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; 6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Ngườ i sử d ụng đấ t được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định pháp luật và đảm bảo có các điều kiện sau đây: - Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. 2. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:
  7. 1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật; 2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; 3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; 4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; 5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; 6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; 7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất. III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT : 1. Việc nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như sau: - Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; - Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. 2. Thời hạn giải quyết các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất: - Trong thời hạn không quá mười 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Trường hợp các bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính mà nghĩa vụ tài chính đó được xác định theo số liệu địa chính thì văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thông báo cho các bên chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, các bên tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đã nộp hồ sơ. * Tại Ủy ban nhân dân thị xã Thủ Dầu Một:
  8. Hồ sơ chỉ được giải quyết khi có đủ cơ sở pháp lý theo thủ tục quy định; Cụ thể: - Đối với hồ sơ cấp phép xây dựng. Tổng thời gian thực hiện: 15 ngày. - Các loại hồ sơ có liên quan về đất: Cấp giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất (đối với đất tại xã, thời gian thực hiện 37 ngày có thực hiện nghĩa vụ tài chính, 29 ngày không thực hiện nghĩa vụ tài chính; Đất tại phường, thời gian thực hiện 44 ngày có thực hiện nghĩa vụ tài chính, 36 ngày không thực hiên nghĩa vụ tài chính); Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thời gian thực hiện 21 ngày; Chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( không cấp mới giấy chứng nhận, thời gian thực hiện 16 ngày,có cấp mới giấy chứng nhận 31 ngày); Thừa kế quyền sử dụng đất( đối tượng không thực hiên nghĩa vụ tài chính, thời gian thực hiện 14, 16 ngày đối với đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, 22 ngày đối với đối tượng không thực hiện nghĩa vụ tài chính có cấp mới GCNQSDĐ, 30 ngày đối với đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính có cấp mới GCNQSDĐ)…. IV. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI: 1. Hoà giải tại xã , phường, Thị trấn : Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ sở. Khi các bên phát sinh tranh chấp không tự hòa giải được thì thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Tại UBND xã , phường, thị trấn có thành lập Hội đồng hòa giải gồm Chủ tịch UBND là Chủ tịch HĐ, Công chức địa chính-xây dựng và các thành viên là MTTQ, các tổ chức Phụ nữ, Nông dân…để hòa giải tranh chấp đất đai Thời hạn hoà giải là ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai. 2. Giải quyết tranh cah61p đất đai tại Tòa án nhân dân : Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí , nếu các đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì được Toà án nhân dân các cấp giải quyết; 3. Giải quyết tranh chấp tại UBND các cấp - Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết - Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,
  9. thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng; - Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng./. CHUYÊN ĐỀ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH I. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VN: 1. Khái niệm: a. Khái niện hôn nhân: Là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn; Hôn nhân là sự liên kết 1 người nam và một người nữ trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện chung sống suốt đời, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, bền vững. Đặc điểm: - Đó là hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Đây là điểm khác cơ bản giữa HNXHCN và hôn nhân phong kiến -Trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện đó chính là tình yêu chân chính giữa nam và nữ, không bị những tính toán về kinh tế chi phối - Sự bình đẳng 1 nam và 1 nữ. - nhằm chung sống vối nhau suốt đời xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu nam-nữ, là điều kiện đảm bảo cho sự liên kết đó hạnh phúc bền vững..... - Hôn nhân là sự liên kết giữa 1 nam và 1 nữ theo quy định PL b. Khái niệm gia đình: Là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật * Chức năng xã hội của gia đình: - Chức năng sinh đẻ (tái sản xuất ra con người) - Chức năng giáo dục - Chức năng kinh tế c. Khái niệm Luật HNGĐ: Là một ngành luật trong hệ thống PL VN, là tổng hợp các các QPPL do nhà nước ban hành hoặc thể chế hóa nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân và về tài sản 2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật HNGĐ : a. Đối tượng điều chỉnh
  10. - Quan hệ nhân thân (đây là nhóm quan hệ chủ đạo quyết định trong các quan hệ HN và GĐ) là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về những lợi ích nhân thân: quan hệ vợ chồng về sự thương yêu, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ cha mẹ-các con...yếu tố tình cảm giữa các chủ thể là đặc điểm trong quan hệ HN và G Đ - Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội phát sinh giữa những thành viên trong gia đình về những lợi ích tài sản ... b. Phương pháp điều chỉnh: Luật Hôn nhân và gia đình có phương pháp điều chỉnh đặc biệt, thích hợp với nó. - Trong quan hệ HNGĐ, quyền đồng thời là nghĩa vụ của chủ thể - Chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình xuất phát từ lợi ích chung của gia đình - Các chủ thể không được phép bằng sự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định - Các QPPL gắn bó mật thiết với quy phạm đạo đức, phong tục tập quán... 2. Nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân gia đình: a. Nhiệm vụ: - Góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gđ tiến bộ, - Xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gđ -Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. b. Nguyên tắc: - Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ - Nguyên tắc hôn nhân 1 vợ, 1 chồng - Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng : - Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em : cấm ngược đãi hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái…(con ngoài giá thú, con nuôi, con ruột đều có quyền và nghĩa vụ như nhau) II. KẾT HÔN VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1. Khái niệm : - Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn; 2. Điều kiện, độ tuổi kết hôn: Theo điều 9 Luật HNGĐ: Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: - Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; *Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
  11. - Người đang có vợ hoặc có chồng; - Người mất năng lực hành vi dân sự; - Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Giữa những người cùng giới tính. 3. Các điều kiện về hình thức kết hôn: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. - Thủ tục trước khi kết hôn: nộp hồ sơ tại UBND xã, Phường, Thị trấn, tiến hành xác minh niêm yết công khai và cấp giấy CNĐKKH (không quá 5 ngày), nếu từ chối việc ĐKKH thì phải mời 2 bên đến nêu rõ lý do…. + Lễ kết hôn -Nhà nước XHCN quy định các điều kiện kết hôn có lý, có tình, phù hợp với đạo đức xã hội, nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động. 4. Hủy Hôn nhân trái pháp luật: * Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái PL: - Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật - Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn; -. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; - Hội liên hiệp phụ nữ. - Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật - Hậu quả của việc huỷ kết hôn trái PL: + Quan hệ nhân thân: chấm dứt quan hệ như vợ chồng Nếu vi phạm độ tuổi kết hôn do vi phạm chế độ 1 vợ, 1 chồng hoặc loạn luận : nếu tiếp tục duy trì quan hệ , người chưa đủ tuổi bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu do cưỡng ép hoặc lừa dối : nếu 2 bên duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện thì coi không còn sự cưỡng ép và ĐK lại việc kết hôn; nếu một bên hoặc người thứ ba tiếp tục cưỡng ép bên kia duy trì quan hệ trái ý chí thì có thể người cưỡng ép bị xử lý hành chính hoặc hình sự. + Quan hệ tài sản: Đ 17/Luật HNGĐ Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không
  12. thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con - Hậu quả đối với con cái: Cha mẹ vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời có quyền thăm viếng…. III.QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM: 1. Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. - Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. + Nghĩa vụ thương yêu và chung thủy: Tình yêu thương vợ chồng là tình cảm gắn bó giữa hai con người khác giới tính trong cuộc sống chung. Yêu thương là điều kiện đủ của chung thuỷ vì” bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ” + Nghĩa vụ chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau :  Vợ chồng là chỗ dựa của nhau trong cuộc sống:. Sự chăm sóc có 2 mặt: vật chất và tinh thần:  Vợ chồng có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo đảm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hợp lý của gia đình, của cá nhân  Vợ chồng phải dành cho nhau sự chăm sóc tận tuỵ, trong sinh hoạt bình thường cũng như trong lúc ốm đau hoặc khó khăn. - Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. -Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người. Trong đời sống nghề nghiệp, vợ chồng phải động viên nhau để mọi người có thể hoàn thành chức nghiệp của mình. - Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. - Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên
  13. kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó. - Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình. 2. Quan hệ tài sản: a. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng: - Quyền bình đẳng vợ chồng đ/v tài chung hợp nhất: vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình – bình đẳng trong việc quản lý công việc gia đình – thiết lập tình trạng cộng đồng quản lý đ/v các công việc ….Đối tượng quản lý bao gồm tất cả các công việc gắn liền với lợi ích vật chất, tinh thần của gia đình….. - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. -Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. -Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.. + Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. + Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. - Quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung + Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Các giao dịch quan trọng liên quan đến TS chung có giá trị lớn và các giao dịch khác theo qđ PL chỉ có thể xác lập với sự đồng ý của vợ chồng.. Việc uỷ quyền phải lập bằng văn bản + Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật HNGĐ. - Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân + Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể
  14. thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. + Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận. + Hậu quả chia tài sản chung của vợ chồng: Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. b Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng + Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. + Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. + Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế. c. Tài sản riêng của vợ, chồng:. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. + Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng, đồ dùng, tư trang cá nhân. + Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. + Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, quản lý tài sản riêng của mình; + Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. + Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng. IV. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CHA MẸ VÀ CON THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VN 1. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân: -Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội, ngượclại con cũng có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ. Là một chủ thể của quan hệ PL, con
  15. có năng lực sở hữu và có quyền có tài sản ngay trong thời gian chung sống với cha mẹ, nhưng trước khi con đạt một độ tuổi nhất định , các tài sản của con đặt dưới quyền quản lý của cha mẹ. Trái lại với tư cách là “con”, không có quyền hạn gì đối với tài sản của cha mẹ khi cha mẹ con sống - Nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng: + Công việc nuôi dưỡng: Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại và nói chung, những nhu cầu thiết yếu cho đời sống hàng ngày của con + Công việc chăm sóc: cha mẹ phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để con không bị ốm đau, bệnh tật và phải chịu các chi phí cần thiết cho việc điều trị bệnh của con - Công việc đào tạo: Cha mẹ chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập…cha mẹ có trách nhiệm thanh toán tất cả các chi phí cần thiết cho việc học tập của con. (định hướng phát triển và giám sát: Lựa chọn trường học, giáo dục đạo đức, hướng nghiệp…) Con : không có sự phân biệt con ruột, con nuôi, con trong giá thú hay ngoài giá thú , con sống chung với cha mẹ hay sống riêng. Con có quyền yêu cầu cha mẹ thực hiện NV chăm sóc nuôi dưỡng đối với mình … Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình 2. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha mẹ và con: - Quyền của cha mẹ đối với tài sản của con: +Quyền có tài sản riêng: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác. ý. +Quyền của cha mẹ đối với tài sản riêng của con: Tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự thì do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. +Cha mẹ là hàng thừa kế theo PL thuộc hàng thứ nhất của con đồng thời là
  16. người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc của con - Quyền và nghĩa vụ tài sản của con đối với cha mẹ: + Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý + Con từ đủ mười lăm tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình. + Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. +Con là người thừa kế theo PL thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ, trong trường hợp không phụ thuộc vào di chúc,thì con chưa thành niên , con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì được hưởng 2/3 suất của người thừa kế theo PL 3. Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa những người khác trong gia đình: Theo Điều 47 luật HNGĐVN có quy định : “Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. Đây là nghĩa vụ bổ sung nghĩa vụ chính giữa vợ chồng, giữa cha-mẹ và con không thực hiện được. Phù hộp với truyền thống, đạo đức tốt đẹp trong gia đình VN. Theo quy định cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. - Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. V. NUÔI CON NUÔI: 1. Điều kiện xác lập quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi + Đối với người nhận nuôi: Mét ng­êi cã thÓ nhËn mét hoÆc nhiÒu ng­êi lµm con nu«i - Cã n¨ng lùc hµnh vi d©n sù ®Çy ®ñ; - H¬n con nu«i tõ hai m­¬i tuæi trë lªn; - Cã t­ c¸ch ®¹o ®øc tèt; - Cã ®iÒu kiÖn thùc tÕ b¶o ®¶m viÖc tr«ng nom, ch¨m sãc, nu«i d­ìng, gi¸o dôc con nu«i; - Kh«ng ph¶i lµ ng­êi ®ang bÞ h¹n chÕ mét sè quyÒn cña cha, mÑ ®èi víi con ch­a thµnh niªn hoÆc bÞ kÕt ¸n mµ ch­a ®­îc xãa ¸n tÝch vÒ mét trong c¸c téi cè ý x©m ph¹m tÝnh m¹ng, søc kháe, nh©n phÈm, danh dù cña ng­êi kh¸c; ng­îc ®·i hoÆc hµnh h¹ «ng, bµ, cha, mÑ, vî, chång, con, ch¸u, ng­êi cã c«ng nu«i d­ìng m×nh; dô dç, Ðp buéc hoÆc chøa chÊp ng­êi ch­a thµnh niªn ph¹m ph¸p; mua b¸n, ®¸nh tr¸o,
  17. chiÕm ®o¹t trÎ em; c¸c téi x©m ph¹m t×nh dôc ®èi víi trÎ em; cã hµnh vi xói giôc, Ðp buéc con lµm nh÷ng viÖc tr¸i ph¸p luËt, tr¸i ®¹o ®øc x· héi. + Đối với con nuôi: - Ng­êi ®­îc nhËn lµm con nu«i ph¶i lµ ng­êi tõ m­êi l¨m tuæi trë xuèng. ( trừ TB, người tàn tật) - ViÖc nhËn ng­êi ch­a thµnh niªn lµm con nu«i ph¶i ®­îc sù ®ång ý b»ng v¨n b¶n cña cha mÑ ®Î cña ng­êi ®ã; nÕu cha mÑ ®Î ®· chÕt, mÊt n¨ng lùc hµnh vi d©n sù hoÆc kh«ng x¸c ®Þnh ®­îc cha, mÑ th× ph¶i ®­îc sù ®ång ý b»ng v¨n b¶n cña ng­êi gi¸m hé. - ViÖc nhËn trÎ em tõ ®ñ chÝn tuæi trë lªn lµm con nu«i ph¶i ®­îc sù ®ång ý cña trÎ em ®ã. 2. Thủ tục: + Nộp hồ sơ tại IBND xã, phường, thị trấn + Xem xét hồ sơ + Đăng ký và giao nhận: - Quan hệ với gia đình của người nuôi: + Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ cha mẹ và con theo quy định Luật HNGĐ Cấm: Kết hôn cha mẹ nuôi với con nưôi 3. Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột: + Quyền thừa kế (BLDS 2005/678) con nuôi bảo tồn quyền thừa kế đ/v di sản của những người thân thuộc do huyết thống….hàng thừa kế thứ 1 của cha mẹ ruột, thừa kế thế vị của cha mẹ ruột trong di sản của ông bà nội ngoại. 4.Chấm dứt việc nuôi con nuôi: Theo yêu cầu của những người quy định tại Điều 77 của Luật HNGĐ, Tòa án có thể quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp: - Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi; - Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha, mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha, mẹ nuôi; - Cha mẹ nuôi đã có các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 67 hoặc khoản 5 Điều 69 của Luật HNGĐ Con nuôi có quyền lấy lại TS riêng của mình; nếu có công sức đóng góp vào TS chung của gđ cha mẹ nuôi thì được trích 1 phần TS từ TS chung Có thể yêu cầu được lấy lại họ, tên, cũ. - Xác lập quan hệ HN giữa cha mẹ nuôi-con nuôi vẫn bị cấm.
  18. Chuyên đề PHÁP LUẬT KINH DOANH I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI: 1. Khái niệm Luật Thương mại: Luật Thương mại là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận , điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2..Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại : - Các hoạt động thương mại của thương nhân - Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như Đăng kí kinh doanh, giám sát hoạt động thương mại, phá sản, giải thể doanh nghiệp. 3. Đối tượng áp dụng: - Thương nhân - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền 4. Phương pháp điều chỉnh: - Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận - Phương pháp mệnh lệnh II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP: 1. Công ty Cổ phần: a. Khái niệm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 3 năm đầu . - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. b. Các loại cổ phần: - Cổ phần phổ thông - Cổ phần ưu đãi. cổ phần ưu đãi gồm các loại sau : + cổ phần ưu đãi biểu quyết; + cổ phần ưu đãi cổ tức; + cổ phần ưu đãi hoàn lại; + cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.
  19. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. c. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bao gồm : + Đại hội đồng cổ đông : cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty + Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty + Tổng giám đốc : đại diện pháp nhân, điều hành hoạt động của công ty (nếu điều lệ không quy khác) + Ban kiểm soát (khi công ty có trên 11 cổ đông) : giám sát và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, sổ hữu ít nhất 10% vốn điều lệ hoặc có trình độ Đại học phù hợp ngành nghề kinh doanh của Công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở VN thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác . 2.Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên: a. Khái niệm và đặc điểm : Là loại hình công ty gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình. - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là 2 và không vượt quá 50; - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; - Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định PL : phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán. - Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần. b. Cơ cấu tổ chức: - Héi ®ång thµnh viªn : C¬ quan quyÕt ®Þnh cao nhÊt cña CT - Chñ tÞch héi ®ång thµnh viªn (cã thÓ kiªm gi¸m ®èc) : Lµ ngưêi ®øng ®Çu vÒ hµnh chÝnh cña héi ®ång thµnh viªn. - Tổng Giám đốc (Gi¸m ®èc) : Lµ ®¹i diÖn ph¸p nh©n, ®iÒu hµnh ho¹t ®éng kinh doanh (nÕu ®iÒu lÖ kh«ng quy ®Þnh kh¸c). Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: + Có đủ năng lực hành vi dân sự và sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty
  20. - Ban Kiểm soát: C«ng ty tr¸ch nhiÖm hữu h¹n cã trªn mưêi mét thµnh viªn ph¶i cã Ban kiÓm so¸t. QuyÒn, nghÜa vô vµ chÕ ®é lµm viÖc cña Ban kiÓm so¸t, Trưëng ban kiÓm so¸t do §iÒu lÖ c«ng ty quy ®Þnh. 3. Công ty TNHH 1 thành viên a. Khái niệm và đặc điểm - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. b. Tổ chức và quản lý CTTNHH 1 thành viên * Trường hợp Công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức : - Tæ chøc theo mét trong hai moâ hình + M« hình thø nhÊt : Nếu chủ sở hữu bổ nhiệm 2 người đại diện theo ủy quyền trở lên thì cơ cấu tổ chức có Hội đồng thà nh viên, Giám đốc (TGĐ), và kiểm soát viên + Mô hình thứ hai : Nếu chủ sở hữu bổ nhiệm 1 người đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức là Chủ tịch Công ty, Giám đốc, và kiểm soát viên Chủ sở hữu Công ty có thể thay đổi người đại diện theo ủy quyền bất cứ lúc nào Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. KSV có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán hoặc trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của CT - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công ty nhiệm kỳ không quá 5 năm, là người đại điệnt heo pháp luật của công ty * Trường hợp công ty TNHH 1 TV là cá nhân: - Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổng giám đốc). Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty - Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 4.CÔNG TY HỢP DANH a. Khái niệm: là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0