intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xạ trị ngoài ung thư thực quản

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Xạ trị ngoài ung thư thực quản" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi và xử trí tai biến sau xạ trị ngoài ung thư thực quản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xạ trị ngoài ung thư thực quản

  1. XẠ TRỊ NGOÀI UNG THƢ THỰC QUẢN I. ĐẠI CƢƠNG Ung thư thực quản chủ yếu xuất phát từ các tế bào biểu mô thực quản. 90 ) ung thư biểu mô tế bào vẩy, 10 là ung thư biểu mô tế bào tuyến và các loại khác. Ung thư biểu mô tuyến chủ yếu gặp ở 1/3 dưới. T lệ ung thư biểu mô tuyến đang có xu hướng gia tăng ở các nước Âu - Mỹ trong vài thập k gần đây. Thực quản được chia làm 3 đọan: thực quản cổ, thực quản ngực và thực quản bụng. Tuỳ theo vị trí tổn thương mà có chỉ định kỹ thuật xạ trị khác nhau. Xạ trị ngoài ung thư thực quản: là sử dụng nguồn bức xạ ion hóa từ các máy xạ trị (Cobalt 60, Gia tốc tuyến tính) để điều trị triệt căn ung thư thực quản hoặc phối hợp hóa xạ trị đồng thời. II. CHỈ ĐỊNH - Những trường hợp có thể mổ được nhưng chống chỉ định phẫu thuật vì lý do thể trạng, người bệnh từ chối mổ. - Ung thư thực quản cổ. - Khối u tiến triển tại chỗ: Giai đoạn III. IV - Xạ trị kết hợp với hóa trị. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH - Bệnh có biến chứng thủng thực quản vào khí phế quản, phổi - Người bệnh suy kiệt giai đoạn cuối. - Người bệnh có nguy cơ tử vong gần do mắc các bệnh nội khoa nặng. IV. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - Bác sĩ xạ trị - Kĩ sư vật lí xạ trị - Kỹ thuật viên xạ trị - Kỹ thuật viên mô phỏng - Kỹ thuật viên làm khuôn cố định. - Điều dưỡng. 2. Phƣơng tiện - Máy xạ trị Cobalt 60, Gia tốc tuyến tính. 252
  2. - Máy chụp Cắt lớp vi tính - Mô phỏng - Hệ thống lập kế hoạch xạ trị 3D - TPS (Treatment planning system). - Hệ thống đúc khuôn chì. - Thuốc: Thuốc cản quang telebric, thuốc an thần. Bơm kim tiêm. 3. Ngƣời bệnh - Giải thích cẩn thận cho người bệnh và gia đình người bệnh trước khi tiến hành các bước lập kế hoạch điều trị. Các tác dụng phụ và tai biến có thể xẩy ra trong quá trình điều trị. - An thần cho người bệnh khi cần thiết. 4. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định của Bộ Y tế. V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1. Chụp cắt lớp vi tính - mô phỏng - Chụp cắt lớp vi tính trên hệ thống CT-SIM có định vị không gian 3 chiều. - Truyền dữ liệu từ máy CT-SIM lên hệ thống lập kế hoạch điều trị. 2. Đúc khuôn chì trƣờng chiếu xạ: Theo bản đồ lập kế hoạch xạ trị. 3. Lập kế hoạch xạ trị: tính toán liều lượng và thời gian xạ trị trên hệ thống 3D - TPS (Treatment planning system). 4. Mô phỏng định tâm chiếu xạ: theo bản đồ đường đồng liều xạ trị. 5. Thể tích xạ trị: bao gồm u thực quản, tổ chức xung quanh thực quản, hệ thống hạch cạnh thực quản, hạch trung thất và hạch cổ thấp. 6. Trƣờng chiếu - Thực quản 1/3 trên: 2 trường chiếu trước chếch 450 - Thực quản 1/3 giữa và dưới:  Thì 1 sử dụng 3 trường chiếu 00, 1200 và 2400.  Thì 2 sử dụng 4 trường chiếu xạ để hạn chế liều vào tu sống, tim. Có thể là 4 trường chếch ngực và lưng hoặc 2 trường trước - sau và 2 trường bên. Bảo vệ tu sống, tim, và phổi tuỳ từng trường hợp.  Xạ trị hạch cổ: Trường chiếu cổ thấp, che chì thanh quản, giới hạn trên phụ thuộc vào vị trí hạch di căn. Sử dụng xạ trị Electron 9 - 12MeV 7. Liều lƣợng và kỹ thuật xạ trị - Thì 1: Toàn bộ thể tích bia 50 Gy. Liều 2 Gy/ ngày x 5 ngày/ tuần. - Thì 2: Trường chiếu tập trung vào khối u 16 Gy. 2 Gy/ngày x 5 ngày/ tuần. 253
  3. - Kỹ thuật tia: DSA VI. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ - Các phản ứng da vùng xạ trị: theo d i sát, sử dụng các thuốc chống bỏng. Khi bị cháy da, loét da diện xạ, thì phải nghỉ xạ để săn sóc tại chỗ. - Buồn nôn, nôn do tia xạ: sử dụng các thuốc an thần, chống nôn - Viêm thực quản, đôi khi gặp viêm thực quản nặng, lúc đó phải ngừng tia 1 tuần và dùng thuốc điều trị triệu chứng. - Viêm phổi do xạ trị có thể gặp: Điều trị kháng sinh, chống viêm, corticoide. - Biến chứng nặng thường gặp: Dò thực quản- khí phế quản gây viêm phổi phế quản cấp dẫn đến tử vong. Khi có biểu hiện rò thực quản phải ngừng xạ trị và theo d i sát, điểu trị nội khoa tích cực. Chảy máu ―sét đánh‖: U xâm lấn vào mạch máu lớn gây chảy máu cấp có thể tử vong. 254
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2