intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÁC ĐỊNH BORAT TRONG THỰC PHẨM

Chia sẻ: Nguyen Tran Kim Thinh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

653
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẫu thực phẩm được acid hóa bằng acid hydrochloric, sau đó đem đun nóng trên nồi cách thủy, acid boric (H3BO3) hoặc natri borat (Na2B4O7) được phát hiện bằng giấy nghệ. Sự có mặt của H3BO3 hoặc Na2B4O7 chuyển màu vàng của giấy nghệ sang màu đỏ cam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÁC ĐỊNH BORAT TRONG THỰC PHẨM

  1. XÁC ĐỊNH BORAT TRONG THỰC PHẨM (Chả lụa) Nguyên tắc thí nghiệm: I. Mẫu thực phẩm được acid hóa bằng acid hydrochloric, sau đó đem đun nóng trên nồi cách thủy, acid boric (H3BO3) hoặc natri borat (Na2B4O7) được phát hiện bằng giấy nghệ. Sự có mặt của H3BO3 hoặc Na2B4O7 chuyển màu vàng của giấy nghệ sang màu đỏ cam. Tác dụng và tác hại của borat: II. Tác dụng: -  Trong công nghiệp: Natri borat được sử dụng trong công nghệ luyện kim, chế tác vàng bạc. Bột natri borat được dùng để đánh bóng bề mặt kim loại, sản xuất men sứ, kính chống nấm, một số vật liệu chịu nhiệt, xà phòng giặt và một số loại chất tẩy rửa.  Trong nông nghiệp: Với một lượng nhỏ, nguyên tố Bo thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng, nhất là quá trình ra hoa, kết quả, đâm
  2. chồi, và phát triển rễ cây. Động vật cũng chỉ cần một lượng rất nhỏ nguyên tố Bo.  Trong phòng thí nghiệm: Natri borat được dùng làm chất đệm trong phân tích gen (ADN), phân tích sắc phổ, hoặc tạo dung dịch nhũ tương nhằm hòa tan các chất hóa học khác trong nước.  Trong y tế: Borat được sử dụng để sản xuất một số dung dịch diệt khuẩn ngoài da hoặc ở niêm mạc, thuốc tẩy uế, và hoá chất diệt côn trùng (kiến, bọ chét, gián). Tác hại của borat trên thực vật, động vật và ngoại suy cho người: -  Trên thực vật: Cây trồng trên những vùng đất có nhiều natri borat thường bị còi cọc, giảm năng suất, và chóng thoái hóa.  Trện đông vật: Thí nghiệm trên chuột, chó, và thỏ đều cho thấy sử dụng natri borat liều cao gây teo nhỏ tinh hoàn, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở con đực, gây nhiễm độc thai nghén và đẻ non ở con cái, giảm cân nặng sơ sinh và dị dạng bào thai (bao gồm rối loạn phát triển xương, tinh thần và thay đổi cấu trúc hệ tim mạch).  Ngoại suy cho người: Do cơ chế hấp thu, vận chuyển, dự trữ, và đào thải natri borat ở người và động vật là hoàn toàn giống nhau nên natri borat cũng có thể gây những hậu quả tương tự ở người như: bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, xuất huyết não, một số loại ung thư đường tiêu hóa.  Bên cạnh đó, phần lớn natri borat trong thực phẩm được hấp thu r ất nhanh, tích lũy trong xương, tuyến lách, tuyến giáp trạng và đào thải qua nước tiểu. Lượng đào thải thường thấp hơn lượng hấp thu dẫn tới tình trạng tăng lắng đọng của chất này trong cơ thể, nhất là khi có biểu hiện suy thận.
  3. Phương pháp tiến hành: III. Mẫu thực phẩm: chả lụa mua ở sạp, chợ Gò Vấp, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí - Minh. Tiến hành: - Cân 25g mẫu thực phẩm → nghiền nhỏ trong cối sứ → cho vào bercher 200ml và 50ml nước cất. Dùng đuỗi thủy tinh trộn mẫu → acid hóa mẫu bằng 1,7ml HCl → kiểm tra bằng giấy quỳ (giấy quỳ chuyển sang màu đỏ) → đun cách thủy trong 30’ → để lắng → lọc,chắt lấy phần dịch trong (dịch thử) để phân tích. Nhúng dải giấy nghệ vào phần dịch thử cho thấm đều → lấy ra đ ể khô tự nhiên rồi đọc kết quả sau 1h nhưng không quá 2h. Nếu màu của giấy nghệ chuyển từ vàng sang đỏ cam thì trong mẫu có H3BO3 hoặc Na2B4O7. Tiến hành đồng thời 1 mẫu trắng để so sánh (thay 25g mẫu thực phẩm bằng 25ml nước cất và làm theo quy trình trên). Kết quả và kết luận: IV. Kết quả: - • Buổi thứ nhất: Màu của giấy nghệ chuyển từ vàng sang đỏ cam sau hơn 1h để khô tự nhiên chứng tỏ trong mẫu thực phẩm có H3BO3 hoặc Na2B4O7. • Buổi thứ hai: Màu của giấy nghệ chuyển từ vàng sang đỏ cam sau hơn 1h để khô tự nhiên chứng tỏ trong mẫu thực phẩm có H 3BO3 hoặc Na2B4O7. • Buổi thứ ba: Màu của giấy nghệ chuyển từ vàng sang đỏ cam sau hơn 1h để khô tự nhiên chứng tỏ trong mẫu thực phẩm có H 3BO3 hoặc Na2B4O7. Kết luận: - Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tại thành phố vẫn cố tình dùng borat (là chất phụ gia đã được bộ Y tế có quy định cấm sử dụng và đưa ra danh mục chất
  4. phụ gia thay thế từ nhiều năm nay) trong sản xuất giò, chả…nhằm tăng độ giòn, dai và cũng giúp bảo quản thực phẩm giữ được lâu hơn trong điều kiện môi trường nóng ẩm của Việt Nam. Các chất phụ gia thực phẩm như borat thường là các chất hóa học. Vì vậy, dù nằm trong danh mục cho phép, sử dụng nhiều cũng có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ trước mắt hoặc lâu dài. Chứng tỏ việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực hiên nghiêm túc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2