XÁC ĐỊNH CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT<br />
VÀ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TRONG MÔN HỌC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU<br />
DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH TIN HỌC<br />
THEO HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ<br />
NGUYỄN THẾ DŨNG<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Một số căn cứ để xây dựng chương trình chi tiết môn học và đổi<br />
mới phương pháp dạy học, cùng với mục đích yêu cầu chi tiết cho các<br />
chương mục trong môn học Hệ Cơ sở dữ liệu sẽ được đưa ra trong bài báo.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc thiết kế hệ thống hỗ trợ dạy học môn học Hệ cơ sở dữ<br />
liệu (đề tài Cấp Bộ - “Thiết kế hệ thống hỗ trợ dạy học môn Cơ sở dữ liệu ngành Tin học”,<br />
mã số: B2010-DHH03), trong bài báo này chúng tôi đưa ra một số căn cứ trong việc xây<br />
dựng chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Hệ cơ sở dữ liệu [1]. Dựa<br />
trên các căn cứ trên và mục tiêu và tóm tắt nội dung học phần Cơ sở dữ liệu (CSDL) mà<br />
khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và chương trình chi tiết của<br />
môn học được thực hiện tại Khoa Tin học – ĐHSP Huế [2], chúng tôi đưa ra đề cương chi<br />
tiết và mục đích yêu cầu của chương, mục trong chương trình môn học.<br />
2. MỘT SỐ CĂN CỨ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỔI MỚI<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN HỌC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO CÁC LỚP<br />
HỆ TÍN CHỈ<br />
Trong khung chương trình Sư phạm Tin học ở trường ĐHSP Huế, môn học Nhập môn<br />
Cơ sở dữ liệu được phân bổ 3 tín chỉ và môn học Cơ sở dữ liệu nâng cao gồm 2 tín chỉ<br />
tự chọn. Trên tình hình đó, để phục vụ tốt cho việc xây dựng khung chương trình chi tiết<br />
và đổi mới phương pháp giảng dạy đối với loại hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ,<br />
chúng tôi đề xuất một số căn cứ sau.<br />
2.1. Căn cứ thực tiễn<br />
Các môn học bổ trợ có liên quan đến ngành học Cơ sở dữ liệu trong chương trình còn ít<br />
và chủ yếu là tự chọn.<br />
Qua trao đổi với các giáo viên phổ thông trung học và các sinh viên năm thứ 2, chúng<br />
tôi nhận thấy rằng khi học Tin học ở lớp 12, các học sinh chỉ đặt nặng đến hệ quản trị cơ<br />
sở dữ liệu Access mà chưa chú trọng đến kiến thức khái quát của hệ cơ sở dữ liệu. Sau<br />
khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm Tin học phần lớn giảng dạy Tin học ở các<br />
trường Trung học phổ thông, một số sinh viên đi làm ở các công ty phần mềm.<br />
Từ các ý kiến của cựu sinh viên ở cả 2 khối ngành nghề nói trên thông qua các đợt bồi<br />
dưỡng thường xuyên ở một số Sở Giáo dục và Đào tạo và qua hội nghị Khoa học cấp<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 156-161<br />
<br />
XÁC ĐỊNH CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT…<br />
<br />
157<br />
<br />
Khoa nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Khoa Tin học – ĐHSP Huế, năm 2011, cũng như<br />
tiếp xúc cá nhân, cùng các căn cứ thực tiễn nói trên. Chúng tôi thấy rằng khi xây dựng<br />
chương trình môn học cần đảm bảo: lượng kiến thức để sinh viên có thể gánh vác nhiệm<br />
vụ dạy học tốt chương trình Tin học Trung học phổ thông, đặc biệt là Tin học lớp 12.<br />
Đồng thời chương trình và phương pháp dạy và học cần chú trọng đến tính thực tiễn để<br />
các em không bở ngỡ khi đi vào thực tế ở các công ty.<br />
2.2. Xu hướng của thực tiễn và các khoa học liên quan<br />
Trong khi xây dựng chương trình, một căn cứ quan trọng đó là xu hướng chung, vì vậy<br />
chúng tôi đã tìm hiểu một số cơ sở tham khảo sau:<br />
- Căn cứ vào khung chương trình của các trường lớn ở trong nước như của Đại học<br />
Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh.<br />
- Các giáo trình, bài giảng, sách bài tập, đề thi… của môn học CSDL bằng tiếng<br />
Việt lẫn tiếng Anh của các Trường khác [3], [4], [5], [6].<br />
- Các khung chương trình qua các syllabus, course… của một số trường Đại học<br />
lớn trên thế giới, như CS564: Database Management Systems của Đại học<br />
Wisconsin, USA và CS145 của Đại học Yale, USA.<br />
- Yêu cầu của các hiệp hội tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin như JITEC,<br />
VITEC, IEEE…<br />
Bên cạnh đó là các yêu cầu của các môn học cơ bản liên quan mà CSDL làm nền tảng<br />
như phân tích thiết kế hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, trí tuệ nhân tạo… cũng<br />
đã ngày càng nâng cao. Cùng với các hướng mới của ngành khoa học liên quan đến<br />
CSDL như: hệ phân tán, khai phá dữ liệu, Web ngữ nghĩa, máy học… mà kiến thức về<br />
CSDL là nền tảng.<br />
2.3. Căn cứ vào năng lực hiện có của giảng viên và sinh viên<br />
Một căn cứ quan trọng nữa trong việc xây dựng chương trình cho tín chỉ tự chọn cơ sở<br />
dữ liệu nâng cao là năng lực hiện có của đội ngũ giảng viên và sinh viên, cũng như cơ<br />
sở vật chất, tư liệu, phương tiện… và môi trường thực tiễn để rèn luyện. Căn cứ trên<br />
nhằm phát huy thế mạnh của từng Khoa, Trường đào tạo, cũng chính vì vậy mà Bộ Giáo<br />
dục và Đào tạo khi chỉ đạo xây dựng khung chương trình chỉ yêu cầu các học phần bắt<br />
buộc và mục đích, yêu cầu, tóm tắt nội dung học phần cho các học phần bắt buộc.<br />
Từ các căn cứ trên chúng tôi đi xác định cái gì là: nền tảng, trọng tâm, mục đích, yêu<br />
cầu, phạm vi, chương trình chi tiết, kiến thức, kỹ năng, thái độ và các mức độ nhận thức<br />
trong môn học.<br />
Từ các căn cứ trên chúng tôi có một số đề nghị về nội dung học phần CSDL như sau:<br />
Xác định trọng tâm mục đích, yêu cầu của môn học dựa trên khung chương trình của Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo là.<br />
- Các nguyên lý và ứng dụng cơ sở dữ liệu;<br />
<br />
158<br />
<br />
NGUYỄN THẾ DŨNG<br />
<br />
- Các kỹ thuật xây dựng thiết kế và tạo lập cơ sở dữ liệu;<br />
- Phương pháp cập nhật và khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu;<br />
- Chuẩn hoá lược đồ cơ sở dữ liệu;<br />
- Khả năng thực hiện trên máy tính;<br />
- Xác định được cho sinh viên và học sinh trong tương lai của họ về nghề nghiệp<br />
liên quan đến CSDL.<br />
Một số đề nghị về nội dung chương trình, đó là:<br />
- Sự hợp lý và tính cố định tương đối của chương trình môn học CSDL nói riêng và<br />
khung chương trình Sư phạm Tin học nói chung;<br />
- Xác định trọng tâm, nền tảng của chương trình trong các điều kiện cho phép như<br />
đã nói trong các căn cứ nói trên;<br />
- Tính mở trong chương trình tín chỉ Cơ sở dữ liệu nâng cao, vì đây là môn tự chọn,<br />
do đó nên cho phép thay đổi mềm dẻo theo các năm học dựa trên các căn cứ nói<br />
trên.<br />
Về phương pháp cần có một số thay đổi như:<br />
- Tăng cường tính tự học của sinh viên với sự hướng dẫn của giáo viên;<br />
- Tăng cường tương tác giữa giáo viên với sinh viên qua nhiều kênh thông tin với<br />
sự hỗ trợ của e-learning, nhưng điều này đòi hỏi thời gian, công sức, cơ sở hạ<br />
tầng… và động lực học của người học và điều kiện của người dạy;<br />
- Tăng cường việc thực hành qua các bài tập mang tính thực tiễn và kết hợp chặt<br />
chẽ với các môn thực hành (tự chọn).<br />
Trên đây là một số căn cứ để xây dựng chương trình và đổi mới phương pháp trong môn<br />
học hệ cơ sở dữ liệu. Các cơ sở này cùng với việc xác định mục đích yêu cầu các<br />
chương mục trong môn học là cơ sở để chúng tôi thiết kế hệ thống hỗ trợ dạy – học bộ<br />
môn, xây dựng hệ thống bài tập, thực hành, cũng như xây dựng hệ thống hỗ trợ kiểm tra<br />
đánh giá bộ môn…<br />
3. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC VÀ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CÁC<br />
CHƯƠNG MỤC<br />
3.1. Mục tiêu của học phần<br />
Đây là môn học trang bị cho sinh viên các kiến thức về cơ sở dữ liệu (CSDL), các mô<br />
hình cơ sở dữ liệu và phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu… và cơ sở cho việc học nâng<br />
cao của sinh viên về sau. [2].<br />
3.2. Tóm tắt nội dung học phần<br />
<br />
XÁC ĐỊNH CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT…<br />
<br />
159<br />
<br />
Các nguyên lý và ứng dụng cơ sở dữ liệu; các kỹ thuật xây dựng thiết kế và tạo lập cơ<br />
sở dữ liệu; phương pháp cập nhật và khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu; chuẩn hoá<br />
lược đồ cơ sở dữ liệu và khả năng thực hiện trên máy tính. [2].<br />
3.3. Đề cương chi tiết môn học và mục đích yêu cầu của các chương mục<br />
Chương I. Khái quát về các hệ cơ sở dữ liệu (CSDL).<br />
Mục đích yêu cầu của chương<br />
- Sinh viên cần nắm các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, hệ cơ sở dữ liệu;<br />
- Xây dựng được các ví dụ và hiểu được ý nghĩa của các mức tiếp cận dữ liệu –<br />
kiến trúc 3 mức, lược đồ, thể hiện của CSDL, độc lập dữ liệu;<br />
- Nêu được các kiến thức, kỹ năng cần có và vai trò của các con người trong hệ<br />
CSDL, nhằm định hướng công việc trong tương lai của sinh viên và học sinh khi<br />
dạy Tin học;<br />
- Sinh viên nêu được các chức năng và các phương tiện cần có của hệ QTCSDL và<br />
liên hệ phân tích, đánh giá với các hệ CSDL đã được biết;<br />
- Sinh viên vẽ được các mô hình kiến trúc các hệ CSDL và nêu các ưu, nhược điểm<br />
và các vấn đề đặt ra của các kiến trúc.<br />
Chương II. Mô hình thực thể - liên kết (E/R)<br />
Mục đích yêu cầu của chương<br />
- Sinh viên cần nắm được khái niệm mô hình, mô hình dữ liệu, ý nghĩa của mô hình<br />
dữ liệu;<br />
- Các mô hình dữ liệu của các bước thiết kế CSDL;<br />
- Các bước cơ bản của thiết kế CSDL và các sản phẩm cơ bản tương ứng;<br />
- Mô hình dữ liệu mức khái niệm;<br />
- Các yếu tố cơ bản của mô hình ER và EER;<br />
- Vẽ được sơ đồ ER cho một số bài toán cụ thể…<br />
Chương III. Mô hình dữ liệu quan hệ và CSDL quan hệ.<br />
Mục đích yêu cầu của chương<br />
- Sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản của mô hình CSDL quan hệ, mô hình ở<br />
mức logic. Đây là mô hình cơ bản cho các mô hình CSDL mức logic khác như<br />
CSDL hướng đối tượng, mô hình CSDL phân tán...<br />
- Hiểu được mô hình qua cách tiếp cận Toán học, đó là đại số quan hệ n – ngôi;<br />
- Các thao tác cơ bản trên mô hình qua phép toán ĐSQH và phép tính quan hệ. Đây<br />
là ngôn ngữ đặc tả yêu cầu và là cơ sở Toán của nhiều vấn đề khác trên CSDL<br />
như tối ưu câu vấn tin, phân rã, xử lý tương tranh...<br />
<br />
160<br />
<br />
NGUYỄN THẾ DŨNG<br />
<br />
- Hiểu được ý nghĩa của khung nhìn trong việc bảo mật CSDL và mức CSDL<br />
khung nhìn cũng như mức logic và vật lý, từ đó hiểu được sự độc lập dữ liệu;<br />
- Thực hành và cho nhận xét các quy tắc chuyển đổi từ sơ đồ EER sang các lược đồ<br />
quan hệ.<br />
Chương IV. Ngôn ngữ khai thác cơ sở dữ liệu SQL<br />
Mục đích yêu cầu của chương<br />
- Sinh viên nắm khái niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ CSDL, các loại ngôn ngữ CSDL,<br />
khai thác dữ liệu thủ tục và phi thủ tục;<br />
- Hiểu được cấu trúc Toán học của câu lệnh SQL dựa trên cơ sở Toán học của Đại<br />
số quan hệ vì đây là cơ sở cho nhiều vấn đề khác trong CSDL quan hệ và các mô<br />
hình CSDL khác;<br />
- Thực hành các câu lệnh SQL trên một số hệ QTCSDL đã biết.<br />
Chương V. Ràng buộc toàn vẹn (RBTV) trên cơ sở dữ liệu<br />
Mục đích yêu cầu của chương<br />
Sinh viên hiểu ý nghĩa của ràng buộc toàn vện trên CSDL (có ràng buộc mới có toàn<br />
vẹn) có ngữ nghĩa và là cơ sở của việc thiết kế CSDL;<br />
Nắm và cho ví dụ được về các yếu tố của RBTV, cũng như chỉ ra được một số RBTV<br />
trên một số CSDL cụ thể;<br />
- Cho ví dụ về các cách đặc tả RBTV – đây là các cơ sở cho môn học công nghệ<br />
phần mềm;<br />
- Thực hành thể hiện RBTV trên CSDL quan hệ qua một số công cụ của SQL –<br />
Server như Triger, Assertion Rule, Sotre Procedure…<br />
Chương VI. Thiết kế CSDL quan hệ - Phụ thuộc hàm và Khoá<br />
Mục đích yêu cầu của chương<br />
- Nhắc lại các bước cơ bản của thiết kế CSDL và các sản phẩm cơ bản;<br />
- Sinh viên nắm được các mục tiêu của thiết kế CSDL. Các công cụ Toán học trong<br />
việc biểu diễn các ràng buộc toàn vẹn trên CSDL và giữa các yếu tố của CSDL<br />
(ràng buộc logic). Tính đúng và đầy đủ của hệ tiên đề;<br />
- Phát biểu, giải được và nắm được ý nghĩa các bài toán cơ bản trong thiết kế CSDL<br />
là: tìm bao đóng, thành viên, tìm khóa, tìm mọi khóa, phủ tối thiểu;<br />
- Cài đặt hay thực hiện được các phần mềm thực hiện các thuật toán trong phần này.<br />
Chương VII. Lý thuyết phân tách và chuẩn hoá.<br />
Mục đích yêu cầu của chương<br />
- Sinh viên nắm được ý nghĩa của việc phân tách, cơ sở của việc phân tách;<br />
<br />