intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định Đồng, Kẽm và Mangan trong cây xích đồng nam ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

Chia sẻ: Lâm Đức Duy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

72
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Xác định Đồng, Kẽm và Mangan trong cây xích đồng nam ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử trình bày: Phương pháp xác định Cu, Zn và Mn trong các bộ phận của cây Xích đồng nam ở Thừa Thiên Huế sử dụng kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa, với kiểu đo AA. Xử lý mẫu bằng cách vô cơ hóa ướt trong lò vi sóng 1g mẫu đã được nghiền mịn trong 1h ở 200 0 C,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định Đồng, Kẽm và Mangan trong cây xích đồng nam ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử

XÁC ĐỊNH ĐỒNG, KẼM VÀ MANGAN<br /> TRONG CÂY XÍCH ĐỒNG NAM Ở THỪA THIÊN HUẾ<br /> BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ<br /> PHAN HÀ NỮ DIỄM<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> NGUYỄN NHÂN ĐỨC<br /> Trường Đại Học Y Dược – Đại học Huế<br /> Tóm tắt: Phương pháp xác định Cu, Zn và Mn trong các bộ phận của cây<br /> Xích đồng nam ở Thừa Thiên Huế sử dụng kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng<br /> ngọn lửa, với kiểu đo AA. Xử lý mẫu bằng cách vô cơ hóa ướt trong lò vi<br /> sóng 1g mẫu đã được nghiền mịn trong 1h ở 2000C. Giới hạn phát hiện của<br /> Cu, Zn và Mn lần lượt là 0,016; 0,11 và 0,048 ppm. Độ lệch chuẩn đối với<br /> nồng độ Cu, Zn và Mn 1ppm lần lượt là 3,3%; 2,5% và 4,1% (n=7). Độ đúng<br /> của phương pháp được đánh giá qua độ thu hồi khi phân tích mẫu thêm<br /> chuẩn. Phương pháp có thể áp dụng để định lượng Cu, Zn và Mn trong các<br /> loại mẫu lương thực, thực phẩm, dược phẩm.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong số 20.000 loài thực vật được sử dụng trực tiếp làm thuốc trên thế giới, có tới 80%<br /> số loài là được sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc [2]. Vì nhiều loài<br /> chưa được tiêu chuẩn hóa cả định tính và định lượng nên khó cho phép tạo ra những sản<br /> phẩm đồng đều. Do đó, việc khảo sát thành phần hóa học, và tác dụng sinh học của cây<br /> thuốc là rất cần thiết nhằm tạo cơ sở khoa học để đánh giá nguồn dược liệu.<br /> Việc tìm kiếm các cây thuốc có nguồn gốc từ các nguồn dược thảo thiên nhiên là mối<br /> quan tâm đặc biệt của các nhà hóa sinh và y dược trên thế giới [1]. Cây Xích đồng nam<br /> – Herba Clerodendri Japonici có hoa, rễ và lá được dùng làm thuốc phổ biến trong dân<br /> gian để điều trị nhiều loại bệnh: kháng khuẩn, chống viêm, chữa khí hư, viêm tử cung,<br /> vàng da, mụn lở, huyết áp cao, khớp xương đau nhức, đau lưng… [3], [4], [6].<br /> Ngày nay, trong Y học, người ta đã khẳng định được rằng nhiều nguyên tố kim loại có<br /> vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể sống. Sự thiếu hụt hay mất cân bằng của nhiều<br /> kim loại vi lượng như Fe, Mn, Cu, Zn, Se... trong gan, tóc, máu, huyết thanh... là những<br /> nguyên nhân hay dấu hiệu của bệnh tật. Ở một nồng độ nhất định Cu, Zn và Mn được<br /> nhìn nhận như một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho người và động vật [5].<br /> Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử là một phương pháp phân tích hiện<br /> đại đang được ứng dụng rộng rãi để xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong<br /> các đối tượng mẫu như: mẫu quặng, mẫu nước, thực phẩm, dược phẩm [8].<br /> Xuất phát từ những vấn đề đó, trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả xác định<br /> đồng, kẽm và mangan trong cây Xích đồng nam ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 19-26<br /> <br /> 20<br /> <br /> PHAN HÀ NỮ DIỄM – NGUYỄN NHÂN ĐỨC<br /> <br /> quang phổ hấp thụ nguyên tử. Nhằm góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu về một số kim<br /> loại trong các bộ phận của cây Xích đồng nam ở Thừa Thiên Huế.<br /> 2. THỰC NGHIỆM<br /> 2.1. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất<br /> 2.1.1. Thiết bị và dụng cụ<br /> Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS-3300 của hãng Perkin Elmer (Mỹ), cân phân<br /> tích AA-200 có độ chính xác 0,1mg của Denver Instrument Company, lò vi sóng Speed<br /> Wase, Model: MWS-3 – BERGHOF (Đức), tủ sấy ULM – 500 (memmert). Bình định<br /> mức 100mL, 50mL, 25mL; pipet 1mL, 5mL, 10mL; chai nhựa PE sạch 250mL.<br /> 2.1.2. Hóa chất<br /> Các dung dịch chuẩn: dung dịch đồng, kẽm và mangan 1000µg/mL của hãng Merck Đức. Axit đậm đặc HNO3 65%, H2O2 30% của hãng Merck, Đức. Nước dùng để rửa<br /> dược liệu, pha chế hóa chất và tráng rửa dụng cụ là nước cất 2 lần. Mẫu phân tích đều<br /> được bảo quản trong chai nhựa PE sạch.<br /> 2.2. Lấy mẫu và xử lý mẫu<br /> 2.2.1. Lấy mẫu<br /> 15 mẫu dược liệu được lấy từ 5 bộ phận (hoa, lá non, lá già, thân và rễ) của cây Xích<br /> đồng nam thuộc 3 huyện: Phú Vang (thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng); Phú Bài<br /> (thôn 1B, xã Thủy Phù) và Hương Thủy (xã Thủy Bằng).<br /> Lấy mẫu vào ngày 06 tháng 06 năm 2011. Tổng cộng có 15 mẫu.<br /> Mẫu là các bộ phận: hoa, lá non, lá già, thân và rễ của cây Xích đồng nam, mẫu được ký<br /> hiệu: Ở Phú Vang HV, NV, GV, TV và RV, ở Phú Bài: HB, NB, GB, TB và RB và ở<br /> Hương Thủy: HT, NT, GT, TT và RT.<br /> 2.2.2. Xử lý mẫu<br /> Mẫu được rửa sạch bằng nước cất, đem sấy ở nhiệt độ 900C trong 2h đối với lá và 4h<br /> đối với hoa, rễ, thân. Mẫu dược liệu khô được bảo quản trong túi nilon sạch, kín ở nơi<br /> khô thoáng. Trước khi phân tích, mẫu dược liệu khô được nghiền thành bột mịn.<br /> Để xác định Cu, Zn và Mn, chúng tôi tiến hành như sau: cân khoảng 1,000g mẫu cho<br /> vào bình teflon, thêm 10,00 mL HNO3 65% + 2,00 mL H2O2 30% đặt vào lò vi sóng<br /> trong 1h ở 2000C (15 phút đầu đưa nhiệt độ từ 00–1000C; Sau đó nâng nhiệt độ lên<br /> 2000C, giữ trong 30 phút; 15 phút còn lại đưa nhiệt độ về 1000C), áp suất 5 bar, công<br /> suất 500W. Để nguội, lọc bỏ bả, cho dịch lọc vào bình định mức dung tích 50 mL, thêm<br /> nước cất vừa đủ đến vạch, lắc đều [7].<br /> 2.3. Khảo sát các điều kiện đo<br /> Sau khi khảo sát, chúng tôi đã tìm được những điều kiện đo tối ưu như ở Bảng 2.1.<br /> <br /> XÁC ĐỊNH ĐỒNG, KẼM VÀ MANGAN TRONG CÂY XÍCH ĐỒNG NAM...<br /> <br /> 21<br /> <br /> Bảng 2.1. Những điều kiện cho phép đo tối ưu<br /> Nguyên tố<br /> Các thông số<br /> Nguồn<br /> Loại đèn<br /> Cường độ đèn (mA)<br /> Bước sóng (nm)<br /> Độ rộng khe (nm)<br /> Chiều cao buner (mm)<br /> Khí ngọn lửa<br /> <br /> Mn<br /> <br /> Cu<br /> <br /> Zn<br /> <br /> Đèn catot rỗng Mn<br /> Cao<br /> 10<br /> 279,5<br /> 0,2<br /> 5<br /> C2H2 - không khí nén<br /> <br /> Đèn catot rỗng Cu<br /> Cao<br /> 6<br /> 324,8<br /> 0,7<br /> 5<br /> C2H2 - không khí<br /> nén<br /> 160<br /> AA<br /> 5<br /> 2<br /> <br /> Đèn catot rỗng Zn<br /> Cao<br /> 8<br /> 213,9<br /> 0,7<br /> 5<br /> C2H2 - không khí<br /> nén<br /> 160<br /> AA<br /> 5<br /> 3<br /> <br /> Áp lực nén khí (kPa)<br /> Kiểu đo<br /> Thời gian chờ (giây)<br /> Thời gian đo (giây)<br /> <br /> 160<br /> AA<br /> 5<br /> 2<br /> <br /> 2.4. Tiến hành thực nghiệm<br /> Đặt các thông số như đã đưa ra ở mục 2.3, bật đèn, để ổn định đèn 20-30 phút. Mồi<br /> ngọn lửa, để ổn định ngọn lửa 5-10 phút. Tiến hành đo độ hấp thụ của dãy dung dịch<br /> chuẩn, lập đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ dãy<br /> chuẩn. Đo độ hấp thụ của các dung dịch nghiên cứu, tính toán nồng độ Mn, Cu và Zn<br /> trong dung dịch nghiên cứu dựa vào đường chuẩn. Từ đó, suy ra khối lượng (mg/kg chất<br /> khô) của Mn, Cu và Zn trong các bộ phận của cây Xích đồng nam.<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp AAS<br /> 3.1.1. Khoảng tuyến tính<br /> Để khảo sát khoảng tuyến tính, chúng tôi tiến hành xác định độ hấp thụ của dung dịch<br /> chuẩn chứa đồng thời 3 kim loại Cu, Zn và Mn và lập đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa<br /> độ hấp thụ và nồng độ dãy chuẩn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1, hình 3.1.<br /> Bảng 3.1. Kết quả xác định độ hấp thụ của Mn, Cu và Zn<br /> Nồng độ (mg/L)<br /> Độ hấp thụ<br /> Mn<br /> Cu<br /> Zn<br /> <br /> 0,2<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> 0,8<br /> <br /> 1,0<br /> <br /> 2,0<br /> <br /> 0,019<br /> 0,014<br /> 0,02<br /> <br /> 0,038<br /> 0,028<br /> 0,048<br /> <br /> 0,077<br /> 0,056<br /> 0,098<br /> <br /> 0,101<br /> 0,069<br /> 0,112<br /> <br /> 0,200<br /> 0,139<br /> 0,234<br /> <br /> Từ kết quả bảng 3.1 và hình 3.1 áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu để xác<br /> định quan hệ tuyến tính giữa độ hấp thụ với nồng độ kim loại thu được các đường hồi<br /> quy tuyến tính như sau:<br /> - Đối với Cu: y = (– 0,0002 ± 0,0003) + (0,0679 ± 0,0003) x ,<br /> <br /> R= 0,99998<br /> <br /> 22<br /> <br /> PHAN HÀ NỮ DIỄM – NGUYỄN NHÂN ĐỨC<br /> <br /> - Đối với Zn: y = (– 0,0009 ± 0,0033) + (0,1176 ± 0,0031) x ,<br /> <br /> R= 0,99897<br /> <br /> - Đối với Mn: y = (– 0,0019 ± 0,0013) + (0,1027 ± 0,0012) x ,<br /> <br /> R= 0,9998<br /> <br /> Trong đó: y là độ hấp thụ A; x là nồng độ C (mg/L)<br /> Trong khoảng nồng độ từ 0,2 đến 2,0 (mg/L) giữa độ hấp thụ và nồng độ có tương quan<br /> tuyến tính tốt, với R ≥ 0,99897.<br /> <br /> Hình 3.1. Các đường hồi quy xác định khoảng tuyến tính.<br /> <br /> 3.1.2. Độ nhạy, LOD, LOQ của phương pháp<br /> Từ các phương trình đường chuẩn định lượng Cu, Zn và Mn chúng tôi tính được các giá<br /> trị a, b, Sy/x, LOD (GHPH) và LOQ (GHĐL) như sau:<br /> Bảng 3.2. Các giá trị a, b, Sy, LOD và LOQ.<br /> Các giá trị<br /> Kim loại<br /> Cu<br /> Zn<br /> Mn<br /> <br /> a<br /> <br /> b<br /> <br /> R<br /> <br /> Sy/x<br /> <br /> – 0,0002<br /> – 0,0009<br /> – 0,0019<br /> <br /> 0,0679<br /> 0,1176<br /> 0,1027<br /> <br /> 0,99998<br /> 0,99897<br /> 0,9998<br /> <br /> 0,00037<br /> 0,0043<br /> 0,0016<br /> <br /> LOD<br /> (mg/L)<br /> 0,016<br /> 0,11<br /> 0,048<br /> <br /> LOQ<br /> (mg/L)<br /> 0,048<br /> 0,33<br /> 0,144<br /> <br /> Kết quả xác định GHPH được trình bày ở bảng 3.2. Trong đó, LOD của các kim loại<br /> tương đối thấp (LODCu = 0,016 mg/L; LODZn = 0,11 mg/L; LODMn=0,144 mg/L) có thể<br /> áp dụng phương pháp để định lượng hàm lượng các kim loại ở dạng vết.<br /> 3.1.3. Khảo sát quy trình vô cơ hóa mẫu<br /> Hút 2,5mL dung dịch chuẩn Cu, Zn và Mn nồng độ 10,0 mg/L vào cốc 25mL, tiến hành<br /> vô cơ hóa theo qui trình ở mục 2.2.2. Xác định nồng độ Cu, Zn và Mn trong dung dịch<br /> sau khi vô cơ hóa theo mục 2.4. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.<br /> <br /> XÁC ĐỊNH ĐỒNG, KẼM VÀ MANGAN TRONG CÂY XÍCH ĐỒNG NAM...<br /> <br /> 23<br /> <br /> Bảng 3.3. Kết quả khảo sát qui trình vô cơ hóa<br /> Nồng độ thực của<br /> Cu, Zn, Mn (µg/mL)<br /> 1,00<br /> 1,00<br /> 1,00<br /> 1,00<br /> 1,00<br /> <br /> Stt<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Số liệu thống kê<br /> <br /> Nồng độ xác định được (µg/mL)<br /> Cu<br /> Zn<br /> Mn<br /> 0,99<br /> 0,987<br /> 0,993<br /> 0,982<br /> 0,978<br /> 0,981<br /> 0,976<br /> 0,971<br /> 0,978<br /> 0,989<br /> 0,987<br /> 0,983<br /> 0,972<br /> 0,965<br /> 0,97<br /> TB (%)<br /> RSD (%)<br /> ε<br /> <br /> Hiệu suất thu hồi<br /> Cu<br /> Zn<br /> Mn<br /> 99,0<br /> 98,7<br /> 99,3<br /> 98,2<br /> 97,8<br /> 98,1<br /> 97,6<br /> 97,1<br /> 97,8<br /> 98,9<br /> 98,7<br /> 98,3<br /> 99,3<br /> 99<br /> 99,1<br /> 98,6<br /> 98,3<br /> 98,52<br /> 0,7<br /> 0,8<br /> 0,7<br /> ± 0,9<br /> ± 0,98 ± 0,81<br /> <br /> Kết quả trong bảng 3.3 cho thấy phương pháp vô cơ hóa mẫu đã chọn bảo toàn được<br /> lượng Cu, Zn và Mn trong mẫu, hiệu suất thu hồi là 98,6 ± 0,9 đối với Cu; 98,3 ± 0,98<br /> đối với Zn và 98,52 ± 0,81 đối với Mn.<br /> 3.1.4. Khảo sát độ lặp lại của phương pháp<br /> Chuẩn bị 7 mẫu phân tích GB theo mục 2.2.2, tiến hành định lượng như ở mục 2.4. Kết<br /> quả được trình bày ở bảng 3.4.<br /> Bảng 3.4. Kết quả khảo sát độ lặp lại của phương pháp trên mẫu GB<br /> Stt<br /> <br /> Lượng cân (g)<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> <br /> 1,0043<br /> 1,0063<br /> 1,0031<br /> 1,0086<br /> 1,0029<br /> 1,0097<br /> 1,0038<br /> Số liệu thống kê<br /> <br /> Hàm lượng (mg/L)<br /> Cu<br /> Zn<br /> Mn<br /> 0,466<br /> 1,285<br /> 0,827<br /> 0,478<br /> 1,196<br /> 0,791<br /> 0,448<br /> 1,315<br /> 0,788<br /> 0,485<br /> 1,185<br /> 0,787<br /> 0,457<br /> 1,263<br /> 0,761<br /> 0,487<br /> 1,276<br /> 0,809<br /> 0,449<br /> 1,299<br /> 0,797<br /> TB (mg/kg chất khô)<br /> RSD (%)<br /> ε<br /> <br /> Hàm lượng (mg/kg chất khô)<br /> Cu<br /> Zn<br /> Mn<br /> 23,200<br /> 63,9749<br /> 41,1730<br /> 23,7504<br /> 59,4256<br /> 39,3024<br /> 22,3308<br /> 65,5468<br /> 39,2782<br /> 24,0432<br /> 58,7448<br /> 39,0145<br /> 22,7839<br /> 62,9674<br /> 37,9400<br /> 24,1161<br /> 63,1871<br /> 40,0614<br /> 22,365<br /> 64,7041<br /> 39,6991<br /> 23,23<br /> 62,65<br /> 39,5<br /> 3,3<br /> 4,1<br /> 2,5<br /> ± 0.7<br /> ± 2.4<br /> ± 0.918<br /> <br /> Từ kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, phương pháp có độ lặp lại chấp nhận được. RSD(%) từ<br /> 2,5–4,1%.<br /> 3.2. Kết quả phân tích mẫu thực tế<br /> Bảng 3.5. Kết quả phân tích các bộ phận của cây Xích đồng nam ở Thừa Thiên Huế<br /> Mẫu<br /> MT<br /> HB (1)<br /> <br /> Lượng<br /> cân<br /> <br /> Hàm lượng<br /> Mn<br /> 0,00<br /> 0,528<br /> 0,524<br /> <br /> mg/L<br /> Cu<br /> 0,016<br /> 0,690<br /> 0,695<br /> <br /> Zn<br /> 0,034<br /> 1,106<br /> 1,101<br /> <br /> Mn<br /> <br /> mg/kg chất khô<br /> Cu<br /> <br /> Zn<br /> <br /> 26,3368<br /> 26,1373<br /> <br /> 34,4174<br /> 34,6668<br /> <br /> 55,1676<br /> 54,8683<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2