Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CYANUA TỔNG TRONG SẮN VÀ BÃ SẮN<br />
DETERMINATION OF TOTAL CYANIDE CONTENT IN CASSAVA<br />
AND CASSAVA RESIDUE<br />
Hồ Diễm Thúy 1, Phạm Thị Mai 2, Nguyễn Minh Trí 3<br />
Ngày nhận bài: 15/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 03/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sắn là nguồn thực phẩm cung cấp năng lượng chủ yếu ở hơn 80 quốc gia ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, sắn là cây<br />
lương thực đóng vai trò kinh tế xã hội quan trọng đứng sau lúa và ngô. Trong sắn và bã sắn tồn tại một hợp chất gây độc<br />
cho cơ thể có tên gọi là cyanua, gồm cyanua tự do và hợp chất chứa cyanua chủ yếu ở dạng linamarin. Do vậy, cần phải<br />
xác định hàm lượng cyanua tổng trong sắn và bã sắn bằng cách sử dụng linamarase để thủy phân linamarin giải phóng<br />
cyanua tự do. Linamarase từ nhựa lá sắn non có hoạt độ là 1,87 U/ml. Hàm lượng cyanua tổng trong 40 mẫu sắn tươi, bã<br />
sắn tươi và bã sắn khô được xác định bằng cách thủy phân mẫu khi sử dụng linamarase lớn hơn 1,5 đơn vị/10 g bã sắn tươi<br />
(1,7 g khô) ở 30 ± 2 oC trong 15 phút. Acid cyanhydric được xác định theo 10 TCN 604:2004. Kết quả cho thấy, đối với sắn<br />
tươi hàm lượng HCN tổng là 331mg/kg khối lượng khô. Hàm lượng HCN tổng của bã sắn tươi từ nhà máy là 241 mg/kg<br />
khối lượng khô. Hàm lượng HCN tổng của bã sắn tươi từ các hộ chế biến thủ công là 270,18 mg/kg khối lượng khô. Hàm<br />
lượng HCN tổng của bã sắn khô là 77,9 mg/kg khối lượng khô. Hàm lượng HCN tổng của sắn tươi và bã sắn tươi vượt quy<br />
định sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc.<br />
Từ khóa: sắn, bã sắn, linamarase, cyanua, cyanua tổng<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Cassava is a primary food source rich of calories in more than 80 tropical countries. In Vietnam, cassava is a<br />
food crop which plays a socio-economically important role after rice and maize. In cassava and cassava residue exists a<br />
compound toxic to human which is called cyanide, including free cyanide and cyanide compounds mainly linamarin. It is<br />
therefore important to determine total cyanide content of cassava and cassava residue by using linamarase to hydrolyse<br />
linamarin and release free cyanide. Linamarase from young cassava leaves latex has activity of 1.87 U/ml. Total cyanide<br />
contents in 40 samples of fresh cassava, fresh cassava residue and dry cassava residue were determined by hydrolysing<br />
the materials at 30 ± 2°C during 15 minutes using linamarase of more than 1.5 units/10 g fresh weight (1.7 g dry weight,<br />
following an quantification of free cyanhydric acid according to 10 TCN 604:2004. The results showed that the total HCN<br />
contents in fresh cassava residue, fresh cassava residue from factory, fresh cassava from household process and in dry<br />
cassava residue were respectively 331 mg/kg dry weight; 241 mg/kg dry weight; 270.18 mg/kg dry weight and 77.9 mg/kg<br />
dry weight. These contents in fresh cassava and fresh cassava residue were over the limit for breeding.<br />
Keywords: cassava, cassava residue, linamarase, cyanide, total cyanide<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sắn là một trong những cây lương thực chính<br />
góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân của Việt<br />
Nam cũng như các quốc gia khác ở vùng nhiệt đới [9].<br />
Tính đến đầu năm 2013 diện tích sắn trên cả nước<br />
là 510 nghìn ha, sản lượng sắn là 9,21 triệu tấn,<br />
kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn<br />
<br />
đạt 3,12 triệu tấn, giá trị đạt 131 triệu USD, tăng về<br />
lượng 26,9% và 71,6% về giá trị so cùng kỳ năm<br />
2012 [2]. Hiện nay, sắn được sử dụng làm nguyên<br />
liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột, bột ngọt,<br />
bánh kẹo, phụ gia thực phẩm và cũng là nguồn<br />
nguyên liệu chính làm thức ăn gia súc. Bã sắn công<br />
nghiệp là phụ phẩm của quá trình sản xuất các<br />
<br />
Hồ Diễm Thúy: Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2010 – Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Phạm Thị Mai: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường – Trường Đại học Nha Trang<br />
3<br />
TS. Nguyễn Minh Trí: Khoa Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 195<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
sản phẩm sắn, chiếm 45% so với khối lượng nguyên<br />
củ [3]. Đây chính là nguồn liệu dồi dào cho ngành<br />
chăn nuôi mà giá thành lại rẻ.<br />
Tuy nhiên, việc tiêu thụ sắn và các sản phẩm<br />
sắn gắn liền với nguy cơ ngộ độc thực phẩm do<br />
sự hiện diện của cyanua tổng bao gồm cyanua tự<br />
do và hợp chất chứa cyanua. Dạng tồn tại chủ yếu<br />
của hợp chất chứa cyanua là linamarin, chiếm một<br />
lượng lớn từ 80 đến 96% [7]. Sự thủy phân linamarin<br />
bởi linamarase (β – glucosidase (một enzyme nội<br />
sinh hoặc sinh ra từ các vi sinh vật ) giải phóng acid<br />
cyanhyric, là hợp chất độc [7] (hình 1).<br />
Độc tính gây ra bởi gốc cyanua (CN ¯) [14].<br />
Cyanua sinh ra nhanh chóng chuyển sang thiocyanate,<br />
được phân phối rộng rãi trong cơ thể con người, với<br />
nồng độ cao nhất là ở gan và thận. Thiocyanate cản<br />
trở khả năng sử dụng iốt của cơ thể [17].<br />
<br />
Số 1/2014<br />
Độc tính cao hơn khi gốc cyanua liên kết chặt<br />
chẽ với hemoglobin, ức chế quá trình vận chuyển<br />
oxy làm cho cơ thể thiếu oxy. Việc bắt giữ CN ¯ của<br />
hemoglobin là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm<br />
ngăn chặn CN ¯đi vào bên trong các tế bào, liên<br />
kết chặt chẽ với nhân Fe2+ và Cu2+ trong hệ thống<br />
enzyme hô hấp cytochrome, thực hiện chức năng<br />
vận chuyển điện tử trong chuỗi phản ứng hô hấp tế<br />
bào. Nhưng chính phản ứng tự vệ này đã làm cho<br />
hemoglobin mất khả năng vận chuyển oxy, dẫn đến<br />
ngạt thở, da bầm tím, suy nhược thần kinh, tê liệt<br />
toàn bộ hệ thống thần kinh và gây chết nhanh do bị<br />
ngộ độc. Vấn đề lớn đối với thực vật bậc cao và các<br />
vi sinh vật là cyanua cản trở con đường phosphoril<br />
hóa, oxy hóa bằng cách kết hợp với cytochrome –<br />
oxidate và ức chế sự vận chuyển điện tử, do đó ức<br />
chế sự hình thành ATP [12].<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa linamarin và acid cyanhydric trong cơ thể người và động vật [6], [17]<br />
<br />
Ngoài ra, sự thủy phân linamarin còn diễn ra trong<br />
môi trường acid và môi trường kiềm, nên khi đi vào<br />
cơ thể người thì linamarin sẽ nhanh chóng chuyển<br />
thành cyanua. Mặt khác, linamarin đi vào cơ thể<br />
người chỉ một phần được bài tiết qua nước tiểu [10].<br />
Linamarin cũng đã được cho là yếu tố nguy cơ gây<br />
suy yếu khả năng dung nạp glucose dẫn đến bệnh<br />
đái đường [19], gây bướu cổ, đần độn, liệt hai chi<br />
dưới và rối loạn hệ thần kinh [17].<br />
Do vậy việc định lượng cyanua tổng (cyanua tự<br />
do và linamarin) trong sắn và bã sắn là cần thiết. Để<br />
phản ánh nguy cơ nhiễm độc khi sử dụng làm thực<br />
phẩm và thức ăn chăn nuôi, chúng tôi tiến hành<br />
thực hiện nghiên cứu này.<br />
<br />
196 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên liệu<br />
Sắn tươi (giống sắn KM98-5) được thu mua ở<br />
cùng thời điểm thu hoạch trong năm từ các huyện<br />
Cam Ranh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa<br />
(tỉnh Khánh Hòa). Sắn tươi được rửa sạch, bổ<br />
dọc từng củ thành tám phần bằng nhau, cắt lát<br />
mỏng, trộn đều và cho vào hộp đựng mẫu có nắp<br />
đậy kín. Bã sắn tươi và bã sắn khô được lấy từ<br />
các hộ chế biến sắn thủ công và Nhà máy Chế<br />
biến sắn Ánh Tuyết, Cam Hải Tây, Cam Ranh<br />
(Khánh Hòa).<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Hóa chất sử dụng trong phân tích là các hóa<br />
chất chuẩn, tinh khiết.<br />
2. Thu linamarin<br />
Linamarin được sử dụng để xác định khả năng<br />
thủy phân của enzyme linamarase. 5 g lá sắn non<br />
được cắt nhỏ, giã với 5 ml HCl 0,1 M bằng cối chày<br />
thủy tinh, lọc thu dịch đục màu hồng. Tiến hành li<br />
tâm, thu được dịch trong nổi lên trên. Khoảng 7 ml<br />
chất dịch này được lấy ra bằng pipet Pasteur. Dịch<br />
này có chứa linamarin và linamarase (bất hoạt trong<br />
HCl 0,1M), được bảo quản ở - 20oC [15].<br />
3. Thu linamarase từ nhựa sắn<br />
Thu linamarase từ nhựa sắn (nhựa cây). Nhựa<br />
được thu trực tiếp trên cây sắn ở cuối thân của<br />
cuống lá sắn, sau đó trộn với nước cất trên cơ sở 10<br />
ml cho 0,1 g nhựa sắn, dịch lọc này chứa enzyme<br />
thô, bảo quản ở nhiệt độ đông sâu [16].<br />
4. Xác định hoạt độ của linamarase<br />
Hoạt độ của linamarase được xác định theo<br />
phương pháp của Rezaul Haque M. [16]. Hoạt độ<br />
linamarase là lượng linamarase xúc tác để thủy phân<br />
1 ml linamarin tạo thành 1µmol HCN trong thời gian 1 phút.<br />
5. Xác định hàm lượng ẩm của sắn và bã sắn<br />
Hàm lượng ẩm của sắn tươi, bã sắn tươi và<br />
bã sắn khô được xác định theo tiêu chuẩn TCVN<br />
4326:2001 [5].<br />
6. Xác định lượng linamarase thích hợp nhằm<br />
thủy phân hoàn toàn linamarin<br />
Một lượng (0; 0,09; 0,37; 0,75; 1,12; 0,025;<br />
1,31; 1,5 đơn vị) linamarase thu từ nhựa lá sắn non<br />
được thêm vào trong bình kín chứa 10 g bã sắn tươi<br />
(ứng với 1,7g khối lượng khô), phản ứng thủy phân<br />
diễn ra ở 30 ± 2oC trong 15 phút. Tiến hành xác định<br />
hàm lượng HCN được giải phóng.<br />
<br />
Số 1/2014<br />
7. Xác định hàm lượng cyanua tổng số trong sắn<br />
và bã sắn<br />
Acid cyanhydric tự do trong sắn và bã sắn<br />
được định lượng bằng cách ngâm 10 – 20g mẫu<br />
trong nước và dùng hơi nước chưng cất lôi cuốn<br />
chuyển acid cyanhydric vào dung dịch NaOH 2,5%.<br />
Sau đó chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung<br />
dịch AgNO3 0,02 N với sự có mặt của KI 5% [1].<br />
Tuy nhiên, phương pháp này không thể định lượng<br />
linamarin tồn tại bên trong tế bào. Do đó, sử dụng<br />
linamarase có nguồn gốc từ nhựa lá sắn non ở pH<br />
tự nhiên để thủy phân linamarin giải phóng acid<br />
cyanhydric, phản ứng diễn ra ở 30 ± 20C trong 15<br />
phút, sau đó tiến hành định lượng acid này.<br />
8. Xử lý thống kê<br />
Số liệu trong báo cáo là kết quả trung bình của<br />
ba lần phân tích trình bày ở dạng trung bình ± SD.<br />
Kết quả được phân tích thống kê và vẽ đồ thị bằng<br />
phần mềm Excel. Giá trị của p < 0,05 được coi là có<br />
ý nghĩa về mặt thống kê.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Xác định hoạt độ của linamarase thu được từ<br />
nhựa lá sắn non<br />
Việc xác định hoạt độ linamarase thu được từ<br />
nhựa lá sắn non cho thấy: với 0,1 ml linamarase<br />
được thêm vào trong một ống chứa 1 ml linamarin ở<br />
30 ± 20C trong 15 phút thì giải phóng 75,6 µg cyanua<br />
tự do và giải phóng 156,2 µg cyanua tổng. Như vậy,<br />
hoạt độ linamarinase thu được từ nhựa và lá sắn<br />
trong nghiên cứu này là 1,87 U/ml. Giá trị này lớn<br />
hơn so với kết quả nghiên cứu của Rezaul Haque<br />
(1999) (1,2 U/ml [16]) và lớn hơn trong báo cáo của<br />
Ogbonnaya (2011) – trong đó hoạt độ linamarase<br />
thu được từ vi sinh vật là 1,41 U/ml [13].<br />
<br />
2. Xác định lượng linamarase thích hợp thủy phân hoàn toàn linamarin trong cơ chất<br />
Kết quả xác định lượng linamarase thủy phân linamarin có trong cơ chất dư được thể hiện ở hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Hàm lượng HCN giải phóng khi sử dụng linamarase<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 197<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Sử dụng linamarase thủy phân linamarin trong<br />
bã sắn tươi cho thấy: hàm lượng cyanua tự do<br />
trong mẫu bã sắn tươi là 103,18 mg/kg khối lượng<br />
khô. Hàm lượng cyanua tổng được giải phóng là<br />
249,92 mg/kg khối lượng khô. Như vậy, lượng<br />
cyanua tổng gấp 2,4 lần so với lượng cyanua tự<br />
do. Kết quả trên cũng đã chỉ ra rằng trên 1,3 đơn<br />
vị hoạt độ linamarase thì cyanua tổng được giải<br />
phóng trong quá trình thủy phân không đổi. Vì thế,<br />
trong nghiên cứu này tiến hành chọn một lượng<br />
linamarase lớn hơn 1,5 đơn vị/10 g khối lượng tươi<br />
(1,7g khối lượng khô) để định lượng cyanua tổng<br />
trong sắn và bã sắn.<br />
3. Hàm lượng cyanua tổng trong sắn tươi ở tỉnh<br />
Khánh Hòa<br />
Hàm lượng cyanua tổng trong sắn tươi ở tỉnh<br />
<br />
Số 1/2014<br />
Khánh Hòa được thể hiện ở hình 3. Sắn tươi sử<br />
dụng làm thức ăn cho người và gia súc có hàm<br />
lượng cyanua cao, điều này dẫn đến khả năng ngộ<br />
độc cao khi dung nạp vào cơ thể một lượng quá lớn.<br />
Sắn tươi trồng ở huyện E có hàm lượng cyanua tự<br />
do và cyanua tổng cao nhất là 137 mg/kg khối lượng<br />
khô và 331 mg/kg khối lượng khô. Sắn tươi trồng<br />
ở huyện A có hàm lượng cyanua tự do và cyanua<br />
tổng thấp nhất là 65 mg/kg khối lượng khô và<br />
161,1 mg/kg khối lượng khô. Kết quả này phù hợp<br />
với kết quả của Cereda (1996), hàm lượng HCN<br />
trong sắn dao động từ 30 – 150 mg/kg khối lượng<br />
khô [7]; kết quả của Eric Mantey Obilie (2004), hàm<br />
lượng HCN từ 63 – 110 mg/kg khối lượng khô [8];<br />
kết quả của Trần Thị Hoan (2012), hàm lượng HCN<br />
từ 30 – 400 mg/kg khối lượng khô [6].<br />
<br />
Hình 3. Hàm lượng cyanua trong sắn tươi tại các huyện ở tỉnh Khánh Hòa<br />
<br />
Nhìn vào biểu đồ cũng cho ta thấy, hàm lượng cyanua tự do dao động từ 41 – 50% lượng cyanua tổng/trọng<br />
lượng khô. Kết quả này phù hợp với báo cáo của Kobawila (2005), hàm lượng cyanua tự do chiếm 43% lượng<br />
cyanua tổng/trọng lượng khô [10]. Điều đó chứng tỏ rằng nếu chỉ ngâm mẫu có mặt cyanua trong nước và dùng<br />
nhiệt để lôi cuốn HCN theo hơi nước thì chỉ có thể xác định được cyanua ở dạng tự do mà không thể xác định<br />
được cyanua ở dạng hợp chất. Do đó, không thể xác định được hàm lượng cyanua tổng.<br />
3. Hàm lượng cyanua tổng trong bã sắn tươi<br />
<br />
Hình 4. Hàm lượng cyanua trong bã sắn tươi<br />
từ nhà máy chế biến sắn<br />
<br />
198 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Hình 5. Hàm lượng cyanua trong bã sắn tươi<br />
từ các hộ chế biến sắn thủ công<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Để sử dụng bã sắn tươi qua quá trình chế biến<br />
tinh bột sắn làm thức ăn chăn nuôi thì hàm lượng<br />
acid cyanhydric phải nằm trong tiêu chuẩn cho phép<br />
100 mg/kg khối lượng khô [4]. Nhìn vào biểu đồ ta<br />
thấy: chỉ có hàm lượng cyanua tự do trong bã sắn<br />
tươi từ nhà máy chế biến và từ hai hộ chế biến sắn<br />
thủ công thấp hơn 100 mg/kg khối lượng khô. Bã<br />
sắn tươi từ nhà máy chế biến sắn có hàm lượng<br />
cyanua tự do HCN cao nhất là 100 mg/kg khối lượng<br />
khô, thấp nhất là 57 mg/kg khối lượng khô. Bã sắn<br />
tươi từ hộ chế biến sắn thủ công có hàm lượng<br />
HCN tự do cao nhất 111,9 mg/kg khối lượng khô,<br />
thấp nhất là 61,3 mg/kg khối lượng khô hàm lượng<br />
cyanua của. Hàm lượng cyanua tổng của bã sắn tươi<br />
từ nhà máy chế biến sắn cao nhất là 241 mg/kg khối<br />
lượng khô, thấp nhất là 126 mg/kg khối lượng khô.<br />
Hàm lượng cyanua tổng của bã sắn tươi từ các hộ<br />
chế biến sắn thủ công cao nhất là 270,18 mg/kg khối<br />
lượng khô, thấp nhất là 142,6 mg/kg khối lượng khô.<br />
<br />
Số 1/2014<br />
Kết quả này lớn hơn kết quả trong báo cáo của<br />
Bùi Quang Tuấn (2008), trong đó hàm lượng HCN<br />
trong bã sắn tươi 200,35 mg/kg [18]. Nhìn chung,<br />
bã sắn tươi từ nhà máy có hàm lượng cyanua tổng<br />
thấp hơn so với bã sắn tươi từ các hộ chế biến<br />
thủ công và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,05). Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này<br />
có thể do quá trình sản xuất tinh bột sắn ở nhà máy<br />
được xử lí qua nhiều công đoạn như: băm, mài,<br />
nghiền, tẩy màu, ép tách bã, cô đặc, li tâm tách nước,<br />
sấy khô nên hàm lượng HCN tổng đã được loại bỏ<br />
trong các công đoạn đó. Như vậy, hàm lượng cyanua<br />
tổng của bã sắn tươi từ nhà máy chế biến sắn hay từ<br />
các hộ chế biến thủ công đều vượt quá giới hạn cho<br />
phép khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.<br />
4. Hàm lượng cyanua tổng trong bã sắn khô<br />
Kết quả định lượng cyanua tổng trong bã sắn<br />
khô từ nhà máy chế biến sắn được thể hiện ở hình 6.<br />
<br />
Hình 6. Hàm lượng cyanua trong bã sắn khô từ nhà máy chế biến sắn<br />
<br />
Do quá trình phơi nắng dài ngày, hàm lượng<br />
cyanua tổng và cyanua tự do trong bã sắn khô<br />
giảm đi đáng kể nhưng độc tố cyanua vẫn còn tồn<br />
tại bên trong bã sắn. Cụ thể là, hàm lượng cyanua<br />
tổng cao nhất là 77,9 mg/kg khối lượng khô, thấp<br />
nhất là 40,44 mg/kg khối lượng khô. Hàm lượng<br />
cyanua tự do cao nhất là 38,6 mg/kg khối lượng<br />
khô, thấp nhất là 26,3 mg/kg khối lượng khô. Kết<br />
quả này phù hợp với báo cáo của Bùi Quang Tuấn<br />
(2008), hàm lượng cyanua trong bã sắn khô là<br />
78 mg/kg khối lượng khô [18] và được chứng minh<br />
bởi Muzanila (1999) [11].<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Hoạt độ của linamarase từ nhựa lá sắn non là<br />
1,87 U/ml. Sử dụng một lượng linamarase lớn hơn<br />
<br />
1,5 đơn vị/10 g khối lượng tươi (1,7 g khối lượng khô)/<br />
15 phút/30 ± 2oC để thủy phân trong sắn và bã sắn.<br />
Sắn tươi và bã sắn tươi có hàm lượng cyanua<br />
vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể là, hàm<br />
lượng cyanua trong sắn tươi, bã sắn tươi từ<br />
nhà máy, bã sắn tươi ở các hộ chế biến sắn thủ<br />
công lần lượt là 331 ± 2,60 mg/kg khối lượng<br />
khô, 241 ± 9,7 mg/kg khối lượng khô và<br />
270,18 ± 32,943 mg /kg khối lượng khô. Đối với bã<br />
sắn khô có hàm lượng cyanua là 77,9 ± 5,24 mg/kg<br />
khối lượng khô.<br />
2. Kiến nghị<br />
Khi sử dụng sắn và bã sắn tươi làm thực phẩm<br />
cho người và thức ăn chăn nuôi cần lưu ý đến nguy<br />
cơ nhiễm độc cyanua.<br />
Nghiên cứu khử cyanua tổng trong sắn và bã<br />
sắn để sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 199<br />
<br />