XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN,<br />
KHẢ NĂNG TRIỆT TIÊU GỐC TỰ DO, KHẢ NĂNG<br />
ỨC CHẾ MEN ALPH-GLUCOSIDASE VÀ HIỆU QUẢ<br />
KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CHUỘT ĐÁI THÁO<br />
ĐƯỜNG CỦA SẢN PHẨM VOS CHIẾT TÁCH TỪ LÁ VỐI,<br />
LÁ ỔI, LÁ SEN<br />
Trương Tuyết Mai1, Nguyễn Thị Lâm1, Phạm Lan Anh2, Trương Hoàng Kiên3<br />
(1) Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam<br />
(2) Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
(3) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quảng Ninh, Việt Nam<br />
Tóm tắt<br />
Đặt vấn đề: Polyphenol có mặt trong một số thực vật có khả năng chống oxy hóa và khả năng hỗ trợ<br />
giảm đường huyết trong bệnh đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu<br />
tiến hành nhằm xác định hàm lượng polyphenol, khả năng triệt tiêu gốc tự do và khả năng ức chế men<br />
alpha-glucosidase của bột hỗn hợp VOS chiết tách từ lá vối (V), lá ổi (O), lá sen (S). Sản phẩm VOS<br />
được đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trên chuột đái tháo đường. Kết quả: Kết quả cho thấy,<br />
hỗn hợp VOS từ bột chiết lá vối, lá ổi, lá sen với tỷ lệ trộn tối ưu là 1:3:1 có hàm lượng poyphenol đạt<br />
319,6 mg catechin/g bột khô; khả năng ức chế gốc tự do đạt 72,3% (tại 0,12 mg/ml); khả năng ức chế<br />
men alpha-glucosidase là 70,5% (tại 0,4 mg/ml). Kết quả cho thấy sau 8 tuần uống VOS với liều 200<br />
mg và 400 mg/kg trọng thể, chuột đái tháo đường đã giảm đường huyết xuống rõ rệt so với nhóm chuột<br />
đái tháo đường chứng. Nhóm chuột đái tháo đường uống VOS liều 400 mg có khả năng giảm đường<br />
huyết cao hơn so với nhóm uống 200 mg. Đồng thời hiệu quả giảm chỉ số HbA1c được giảm rõ rệt so<br />
với nhóm chuột đái tháo đường chứng. Kết luận: Sản phẩm VOS- hỗn hợp chiết tách từ lá vối, lá ổi, lá<br />
sen có thể được xem là sản phẩm có tiềm năng trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.<br />
Từ khóa: polyphenol, triệt tiêu gốc tự do, ức chế men alpha-glucosidase, lá vối, lá ổi, lá sen<br />
Abstract<br />
TOTAL POLYPHENOL CONTENT, FREE RADICAL SCAVENGING, ALPHA-GLUCOSIDASE<br />
INHIBITION CAPACITY, THE EFFICACY IN CONTROLLING BLOOD GLUCOSE<br />
OF DIABETIC RATS OF THE MIXTURE VOS EXTRACTED FROM THE LEAVES OF<br />
CLEISTOCALYX OPERCULATUS, PSIDIUM GUAJAVA AND NELUMBO NUCIFERA<br />
Truong Tuyet Mai1, Nguyen Thi Lam1, Pham Lan Anh2, Truong Hoang Kien3<br />
(1) National Institute of Nutrition, Viet Nam<br />
(2) Ho Chi Minh Medicine and Pharmacy University<br />
(3) Quang Ninh Food Administration<br />
Objective: Plant polyphenols have antioxidant capacity and alpha-glucosidase inhibition to supporting<br />
for prevention and treatment of diabetes. Materials and Method: Present study was conducted to<br />
determine the content of total polyphenols, free radical scavenging and alpha-glucosidase inhibition<br />
- Địa chỉ liên hệ: Trương Tuyết Mai, email: truongmai1976@yahoo.com<br />
- Ngày nhận bài: 6/3/2013 * Ngày đồng ý đăng: 22/4/2013 * Ngày xuất bản: 30/4/2013<br />
<br />
50<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 14<br />
<br />
of the VOS mixture that extracted from leaves (Voi leaves - Cleistocalyx operculatus (V), Oi leaves<br />
- Psidium guajava (O), Sen leaves - Nelumbo nucifera (S)). Results: The efficacy of blood glucose<br />
controlling in diabetic mice was investigated. After 8 weeks of administration with 200 mg VOS/kg<br />
body weight and 400 mg VOS/kg body weight, VOS diabetic mice had significantly reduced blood<br />
glucose level as compared to control diabetic mice. VOS diabetic mice with 400 mg dosage are lower in<br />
blood glucose levels than that of the diabetic mice with 200 mg. Also, the significant reducing in HbA1c<br />
was observed in VOS diabetic mice as compared with control diabetic mice. Conclusion: VOS-product<br />
extracted from Cleistocalyx operculatus leaves, guava leaves, lotus leaves might be considered as a safe<br />
product and to be a potential product in the supporting of prevention and treatment of diabetes.<br />
Key words: Voi leaves (Cleistocalyx operculatus Roxb), Oi leaves (Psidium guajava L.), Sen leaves<br />
(Nelumbo nucifera Gaertn), polyphenol, free radical scavenging, alpha-glucosidase inhibition, blood<br />
glucose, diabetic rats<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các nhà khoa học hiện nay đang chú ý đến<br />
thành phần polyphenols có mặt trong rất nhiều<br />
thực vật ăn được với khả năng hỗ trợ phòng trị<br />
một số bệnh mãn tính không lây, trong đó có bệnh<br />
đái tháo đường [1]. Thành phần polyphenols trong<br />
thực vật được xem là thành phần đóng vai trò quan<br />
trọng trong cơ chế kiểm soát hoạt động các men<br />
thủy phân đường trong đường ruột, hỗ trợ việc<br />
kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân đái tháo<br />
đường [2].<br />
Khả năng chống oxy hóa của polyphenol<br />
chính là nhờ sự có mặt của gốc- hydroxyl (-OH<br />
mà phản ứng khử đi các gốc tự do qua phản<br />
ứng oxi hóa khử. Khả năng chống oxy hóa của<br />
polyphenol phụ thuộc vào từng loại, trong đó<br />
phải kể đến khả năng chống oxy hóa cao của<br />
gallic acid, quercertin, catechin…[3]. Trong<br />
nghiên cứu trên phòng thí nghiệm, phương pháp<br />
đánh giá khả năng triệt tiêu gốc tự do, sử dụng<br />
chất 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH)<br />
là một trong những phương pháp phổ biến và<br />
áp dụng phù hợp với chất chống oxy hóa là<br />
polyphenol [4]. Các nghiên cứu gần đây cho<br />
thấy, polyphenol có khả năng ức chế men alphaglucosidase thông qua khả năng ức chế protein<br />
của polyphenol. Tuy nhiên, không phải polyphenol<br />
nào cũng có khả năng đó, phụ thuộc vào cấu trúc<br />
của từng loại polyphenol mà khả năng ức chế men<br />
alpha-glucosidase khác nhau [5].<br />
Trong nghiên cứu sàng lọc trên 28 loại thực vật<br />
<br />
ăn được của Việt Nam, chúng tôi thấy hàm lượng<br />
polyphenols cao và hoạt tính về khả năng ức chế<br />
men alpha-glucosidase của lá vối, lá ổi, lá sen [6].<br />
Tác giả Trương Tuyết Mai và cộng sự cũng đã tìm<br />
thấy hàm lượng polyphenol cao trong lá vối có tác<br />
dụng ức chế men alpha-glucosidase, hạn chế tăng<br />
đường huyết sau ăn trên chuột [7]. Tác giả Deguchi<br />
và cộng sự cũng đã chứng minh thành phần chiết<br />
tách chủ yếu của lá vối là polyphenol và dung dịch<br />
chiết tách từ lá ổi đã được chứng minh có tác dụng<br />
giảm đường huyết sau ăn và kiểm soát đường<br />
huyết lâu dài [8]. Tác giả Huang CF và tác giả<br />
Zhou đã nghiên cứu và chứng minh cho thấy tác<br />
dụng giảm đường huyết của lá sen liên quan đến<br />
thành phần flavonoid-một thành phần chính của<br />
polyphenol-có trong lá sen [9]. Lá vối, lá ổi và lá<br />
sen là các nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam, thành<br />
phần polyphenol của các nguyên liệu lá vối, lá ổi,<br />
lá sen là khác nhau, mỗi thành phần có khả năng<br />
hoạt tính sinh học cũng khác nhau. Do đó, một sản<br />
phẩm được kết hợp từ các nguyên liệu này, với<br />
các hỗn hợp hoạt tính cao sẽ có hiệu quả cao trong<br />
việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh đái tháo đường.<br />
Chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu chiết tách<br />
hỗn hợp polyphenols từ 3 nguyên liệu lá vối, lá<br />
ổi, lá sen, đồng thời đã xây dựng công thức và<br />
nghiên cứu qui trình sản xuất và thử nghiệm tạo<br />
sản phẩm VOS. Nghiên cứu này tiến hành với mục<br />
đích xác định hàm lượng polyphenol và flavonoid<br />
cũng như đánh giá hoạt tính triệt tiêu gốc tự do<br />
và ức chế men alpha-glucosidase của sản phẩm<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 14<br />
<br />
51<br />
<br />
VOS. Đồng thời đánh giá hiệu quả của sản phẩm<br />
hỗn hợp chiết tách (VOS) từ lá vối, lá ổi, lá sen<br />
trên chuột đái tháo đường. Các kết quả nghiên cứu<br />
này là một phần trong kết quả nghiên cứu đề tài<br />
cấp nhà nước-dạng nghị định thư về qui trình sản<br />
xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều<br />
trị bệnh đái tháo đường từ nguyên liệu Việt Nam.<br />
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Nguyên liệu và chuẩn bị nguyên liệu<br />
Lá Vối (Cleistocalyx operculatus Roxb) thu<br />
mua tại Hải Hậu, Nam Định. Lá Ổi (Psidium<br />
guajava L.) thu mua tại Hải Dương. Lá Sen<br />
(Nelumbo nucifera Gaertn) thu mua tại Bắc Ninh.<br />
Các lá nguyên liệu được thu mua vào tháng 5-6<br />
với tiêu chuẩn là các lá được chọn dạng bánh tẻ,<br />
không quá già, không quá non, rửa sạch, sau đó<br />
phơi khô 3 nắng, đảm bảo độ ẩm của nguyên liệu<br />
khô dưới 10%.<br />
Chuẩn bị nguyên liệu VOS: Bột chiết từ lá<br />
vối, lá ổi, lá sen được chiết tách theo phương pháp<br />
của tác giả Trương Tuyết Mai [6]. Hỗn hợp vốiổi-sen (VOS) được hình thành từ bột chiết lá<br />
vối, lá ổi và lá sen, dựa trên tỷ lệ đã xác định<br />
là 1:3:1 (từ kết quả nghiên cứu về xác định tỷ<br />
lệ trộn thích hợp của hỗn hợp VOS). Trộn đều<br />
các nguyên liệu với nhau bằng máy trộn trong<br />
15 phút. Bảo quản hỗn hợp VOS trong túi<br />
polyetylen hàn kín, để nơi khô mát, tránh ánh<br />
sáng. Hàm lượng polyphenol trong VOS được<br />
xác định là 320 mg/g bột hỗn hợp VOS.<br />
2.2. Các hóa chất và thiết bị<br />
Hóa chất chính bao gồm Folin (Sigma),<br />
Na2CO3 (Merck), catechin (Wako-Nhật Bản),<br />
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl-DPPH<br />
(Sigma),<br />
Rat intestina acetone (sigma), Glucose kít (Sigma)<br />
và các hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm<br />
khác. Thiết bị bao gồm: Thiết bị nghiền, đun chiết,<br />
lọc, cô đặc, phun sấy, và máy quang phổ UV-VIS.<br />
2.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm<br />
2.3.1. Phương pháp định lượng polyphenol<br />
toàn phần: Áp dụng phương pháp Folin - Denis<br />
[6]. Tóm tắt phương pháp như sau: cho vào ống<br />
<br />
52<br />
<br />
nghiệm 50 mL dung dịch mẫu hoặc dung dịch<br />
chuẩn với 250 mL dung dịch Folin, trộn đều, sau<br />
đó thêm 750 mL dung dịch Na2CO3 10%, tạo dung<br />
dịch màu xanh lam khi có mặt của polyphenol. Đo<br />
dung dịch tại bước sóng 765 nm bằng máy quang<br />
phổ UV-VIS. Tính toán hàm lượng polyphenol<br />
toàn phần dựa trên chuẩn catechin.<br />
2.3.2. Phương pháp xác định khả năng triệt<br />
tiêu gốc tự do: Tham khảo từ Cheel et al. (2005)<br />
[10]. Tóm tắt như sau: Cho vào ống nghiệm 1<br />
ml dung dịch mẫu (hoặc ống chứng hoặc ống<br />
chuẩn), thêm 1 ml dung dịch đệm Buffer acetic<br />
100 mM với pH 5.5, trộn đều. Tiếp theo 1 ml<br />
dung dịch DPPH 0.3 mM pha trong EtOH.<br />
Trộn đều, để ủ tại nhiệt độ 37oC trong 20 phút.<br />
Đo dung dịch tại bước sóng 517 nm bằng máy<br />
quang phổ UV-VIS. Kết quả tính theo tỷ lệ phần<br />
trăm. Chứng chuẩn sử dụng catechin để kiểm tra<br />
phản ứng.<br />
2.3.3. Phương pháp xác định khả năng ức chế<br />
men alpha-glucosidase: Tham khảo từ Matsui<br />
và cs. (2001) [11]. Tóm tắt như sau: Cho 50 mL<br />
dung dịch mẫu pha loãng tỷ lệ khác nhau<br />
với 50 mL dung dịch Enzyme (20 U/ml); thêm<br />
50mL dung dịch Maltose 1%, trong dung dịch đệm<br />
Maleate Buffer, trộn đều và để ủ tại 37 oC trong<br />
30 phút. Dung dịch phản ứng được xác định mật<br />
độ quang sau khi cho thêm 850 mL dung dịch<br />
Glucose kit. Đo tại bước sóng 505 nm. Kết quả<br />
tính theo tỷ lệ phần trăm. Chứng chuẩn sử dụng<br />
catechin để kiểm tra phản ứng.<br />
2.4. Chuẩn bị mẫu phân tích<br />
2.4.1. Chiết xuất lá vối, lá ổi, lá sen: Lá vối, lá<br />
ổi, lá sen khô được nghiền nhỏ, kích thước 1-2 mm.<br />
Chiết xuất nguyên liệu bằng nhiệt trong 4 giờ,<br />
áp suất 1 atm với tỷ lệ 1:10 (1 nguyên liệu và 10<br />
phần dung môi ethanol 50%). Sau khi đun chiết,<br />
dung dịch được lọc qua máy lọc, thu được dung<br />
dịch làm thử nghiệm. Dịch chiết được cô đặc<br />
chân không cho đến khi đạt khoảng 20% thủy<br />
phần, sau đó chuyển dịch 20% vào sấy chân<br />
không, tại nhiệt độ 70OC trong 48-72 giờ, thu<br />
được cao khô nguyên chất (bột chiết lá vối (V), lá<br />
ổi (O), lá sen (S)).<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 14<br />
<br />
2.4.2. Chuẩn bị hỗn hợp VOS thử nghiệm<br />
với các tỷ lệ khác nhau:<br />
Tiến hành thử nghiệm hỗn hợp VOS theo 4 tỷ<br />
lệ khác nhau giữa bột chiết lá vối: bột chiết lá ổi:<br />
bột chiết lá sen là 1:3:1; 1:1:3; 2:1:2; 2:2:1. Cân<br />
trọng lượng bột chiết xuất từ lá vối, lá ổi, lá sen<br />
theo 4 tỷ lệ đã định, trộn đều các nguyên liệu với<br />
nhau bằng máy trộn trong 15 phút, bảo quản hỗn<br />
hợp VOS trong túi polyetylen hàn kín, để nơi khô<br />
mát, tránh ánh sáng.<br />
Trước khi tiến hành định lượng polyphenol<br />
tổng số và các hoạt tính sinh học của bột lá vối,<br />
lá ổi, lá sen và hỗn hợp VOS được hòa tan với<br />
Ethanol 50%.<br />
2.5. Thử nghiệm hiệu lực của VOS trên<br />
chuột đái tháo đường<br />
Chuột thí nghiệm là chuột nhắt đực, cân trọng<br />
lượng 45-50 g/con. Sử dụng Streptocozin (STZ)<br />
của hãng Sigma để tạo chuột đái tháo đường với<br />
liều 100 mg/kg thể trọng. Tổng số 60 con, chia 4<br />
nhóm, mỗi nhóm 15 con.<br />
+ Nhóm 1: chuột khỏe mạnh (không gây đái<br />
tháo đường)<br />
+ Nhóm 2: chuột đái tháo đường chứng, không<br />
uống sản phẩm VOS<br />
+ Nhóm 3: chuột đái tháo đường, uống hàng<br />
<br />
ngày sản phẩm VOS (200 mg/kg trọng thể).<br />
+ Nhóm 4: chuột đái tháo đường, uống hàng<br />
ngày sản phẩm VOS (400 mg/kg trọng thể).<br />
Các nhóm được chia vào các lồng khác nhau<br />
có ghi mã số, mỗi con trong lồng lại được đánh<br />
dấu nhận diện khác nhau. Hàng ngày vào 8h<br />
sáng, tính toán liều lượng cho từng con, pha<br />
dịch VOS sao cho đủ nồng độ trong 1 lần bơm<br />
tối đa là 0,6 ml. Cả 4 nhóm chuột được chăm<br />
sóc và theo dõi như nhau về trọng lượng, lượng<br />
thức ăn, lượng nước uống, ghi chép các biểu<br />
hiện bất thường xảy ra.<br />
Sau 8 tuần, tiến hành phẫu thuật chuột theo<br />
phương pháp lấy máu tại tim, máu toàn phần được<br />
sử dụng chống đống heparin. Máu chống đông<br />
được ly tâm, lấy huyết thanh và lưu mẫu. Các chỉ<br />
số sinh hóa: đường huyết, cholesterol, triglyceride,<br />
GOT/GPT, acid uric và creatinin được kiểm tra tại<br />
Labo Hóa sinh và Chuyển hóa dinh dưỡng- Viện<br />
Dinh dưỡng.<br />
2.6. Phân tích số liệu<br />
Kết quả trên thí nghiệm động vật được diễn tả<br />
theo giá trị trung bình, với n = 15. Sự khác biệt<br />
giữa 3 nhóm trở lên được phân tích bằng phương<br />
pháp so sánh ANOVA 1 yếu tố. Độ tin cậy của kết<br />
quả nghiên cứu là 95%.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
3.1. Hàm lượng polyphenol và khả năng hoạt tính của hỗn hợp VOS theo tỷ lệ trộn khác nhau<br />
Bảng 1. Hàm lượng polyphenol và khả năng hoạt tính của các tỷ lệ trộn hỗn hợp VOS dưới dạng bột chiếta<br />
<br />
Polyphenol<br />
(mg/g bột chiết)*<br />
% ức chế gốc tự do**<br />
% ức chế men<br />
alpha-glucosidase ***<br />
Cảm quan bột chiết<br />
Độ ẩm<br />
<br />
Vối: ổi: sen<br />
= 1:3:1<br />
<br />
Vối: ổi: sen<br />
= 1:1:3<br />
<br />
Vối: ổi: sen<br />
= 2:1:2<br />
<br />
Vối: ổi: sen<br />
= 2:2:1<br />
<br />
319,6 ± 16,2<br />
<br />
251,0 ± 9,8<br />
<br />
232,3 ± 8,9<br />
<br />
282,3 ± 9,2<br />
<br />
72,3 ± 5,8<br />
<br />
58,3 ± 2,8<br />
<br />
62,2 ± 3,2<br />
<br />
59,3 ± 2,9<br />
<br />
70,5 ± 4,9<br />
<br />
66,5 ± 3,6<br />
<br />
61,7 ± 2,2<br />
<br />
61,3 ± 2,5<br />
<br />
màu nâu đen,<br />
vị hơi đắng, mùi<br />
thơm đặc trưng<br />
6,0<br />
<br />
màu nâu, vị hơi<br />
đắng, mùi thơm<br />
đặc trưng<br />
5,9<br />
<br />
màu nâu đen,<br />
vị hơi đắng, mùi<br />
thơm đặc trưng<br />
6,1<br />
<br />
màu nâu, vị hơi<br />
đắng, mùi thơm<br />
đặc trưng<br />
5,8<br />
<br />
*) Dung dịch được chiết tách tại nồng độ 100mg/10ml, tại nhiệt độ sôi trong 120 phút, tính theo mg<br />
catechin/g bột khô.<br />
**) tại nồng độ 12 mg bột chiết/100 ml dung dịch<br />
***) tại nồng độ 40 mg bột chiết/100 ml dung dịch<br />
a) số liệu được biểu diễn trên 03 mẫu chiết tách khác nhau<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 14<br />
<br />
53<br />
<br />
Kết quả ở bảng 1 cho thấy hàm lượng<br />
polyphenol của tỷ lệ 1:3:1 đạt cao nhất trong 4 loại<br />
tỷ lệ khác nhau, đạt 319,6 mg catechin/g nguyên<br />
liệu khô. Thứ tự tỷ lệ có hàm lượng polyphenol<br />
cao là tỷ lệ 2:2:1 (282,3 mg/g), tỷ lệ 1:1:3 (251,0<br />
mg/g), cuối cùng là tỷ lệ 2:1:2 (232,3 mg/g).<br />
Bảng 1 cho thấy khả năng ức chế gốc tự do của<br />
4 tỷ lệ là tương đối khác nhau. Tại nồng độ 12 mg<br />
bột chiết/100 ml dung dịch, tỷ lệ 1:3:1 có khả năng<br />
ức chế gốc tự do cao nhất (72,3%), tiếp đến là 2 tỷ<br />
lệ 2:1:2 (62,2%), sau đó đến tỷ lệ 2:2:1 (59,3%),<br />
và tỷ lệ 1:1:3 (58,3%).<br />
Về khả năng ức chế men alpha-glucosidase,<br />
với nồng độ 40 mg bột chiết/100 ml dung dịch, tỷ<br />
lệ 1:3:1 và tỷ lệ 1:1:3 thì có khả năng ức chế men<br />
alpha-glucosidase cao hơn so với 2 tỷ lệ còn lại.<br />
Trong nghiên cứu này, hàm lượng polyphenol<br />
của bột chiết tách từ lá vối, lá ổi, lá sen đã được<br />
xác định. Đồng thời, các kết quả về khả năng ức<br />
chế gốc tự do và khả năng ức chế men alphaglucosidase của các bột chiết tách cũng phù hợp<br />
với kết quả nghiên cứu trước [6]. Với 4 tỷ lệ<br />
trộn khác nhau giữa 3 bột chiết tách, chúng tôi<br />
tìm được tỷ lệ phối trộn giữa bột lá vối: lá ổi: lá<br />
sen là 1:3:1 là tỷ lệ trộn tối ưu với hàm lượng<br />
polyphenol cao và hoạt tính sinh học cao. Các<br />
kết quả này đã giúp cho việc ứng dụng đưa hỗn<br />
hợp bột VOS vào công thức sản xuất thử nghiệm<br />
thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị<br />
bệnh đái tháo đường.<br />
3.2. Khả năng kiểm soát đường huyết của<br />
VOS trên chuột đái tháo đường<br />
Kết quả thử nghiệm cho thấy nồng độ đường<br />
huyết của nhóm chuột khỏe mạnh sau 8 tuần<br />
không thay đổi so với ban đầu, còn đường huyết<br />
của nhóm chuột đái tháo đường chứng tăng dần<br />
lên so với ban đầu (số liệu không trình bày). Bảng<br />
<br />
2 cho thấy, sau 8 tuần uống VOS, nồng độ đường<br />
huyết của cả 2 nhóm chuột uống VOS thấp hơn<br />
một cách có ý nghĩa thống kê so với chuột đái tháo<br />
đường chứng. Nhưng nhóm chuột đái tháo đường<br />
uống VOS liều 400 thì có chỉ số đường huyết thấp<br />
hơn so với nhóm chuột đái tháo đường uống VOS<br />
liều 200 (9,52 mg/dL so với 13,1 mg/dL).<br />
Tương tự đối với chỉ số HbA1c, là chỉ số đánh<br />
giá hiệu quả duy trì đường huyết trong máu, đồng<br />
thời là chỉ số đánh giá chất lượng can thiệp, cũng<br />
cho thấy, sau 8 tuần can thiệp thì nhóm chuột đái<br />
tháo đường chứng có chỉ số HbA1c cao nhất.<br />
Trong khi đó nhóm chuột đái tháo đường uống<br />
VOS với liều 400 mg/kg/ngày thì có chỉ số HbA1c<br />
nhỏ nhất (4,7%), nhóm chuột đái tháo đường uống<br />
VOS với liệu 200 mg/kg/ngày có chỉ số HbA1c là<br />
5,0% (bảng 2).<br />
Đối với chỉ số cholesterol và triglyceride,<br />
nhóm chuột đái tháo đường có nồng độ cao hơn<br />
so với nhóm chuột khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng<br />
tôi chưa quan sát thấy có sự khác biệt về nồng độ<br />
cholesterol và triglyceride giữa nhóm chuột đái<br />
tháo đường chứng và nhóm chuột đái tháo đường<br />
can thiệp. Tương tự, trong nghiên cứu này sau 8<br />
tuần can thiệp, chưa tìm thấy sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê về các chỉ số Creatinine, Acid Uric,<br />
GOT, GPT giữa các nhóm chuột thử nghiệm.<br />
Các nghiên cứu về hiệu quả kiểm soát tăng<br />
đường huyết của nụ vối, lá ổi, lá sen cũng đã được<br />
các tác giả trên thế giới đưa ra [6]. Tuy nhiên,<br />
chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự kết hợp<br />
của 3 nguyên liệu này đối với hiệu quả hạn chế<br />
tăng đường huyết. Nghiên cứu này đã chỉ ra sản<br />
phẩm hỗn hợp VOS có chiết xuất từ lá vối, lá ổi,<br />
lá sen có hiệu quả hạn chế tăng đường huyết rõ rệt<br />
trên chuột đái tháo đường uống VOS so với nhóm<br />
không uống.<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả về các chỉ số sinh hóa sau 8 tuần can thiệp<br />
Nhóm ĐTĐ<br />
chứng (n=15)<br />
<br />
Nhóm<br />
ĐTĐ+VOS200<br />
(n=15)<br />
<br />
Nhóm<br />
ĐTĐ+VOS400<br />
(n=15)<br />
<br />
6,14 ± 1,89<br />
<br />
15,66 ± 2,56<br />
<br />
13,10 ± 3,50*,a<br />
<br />
9,52 ± 0,63*,a<br />
<br />
4,3 ± 0,5<br />
<br />
5,2 ± 0,8<br />
<br />
5,0 ± 0,4<br />
<br />
4,7 ± 0,6*<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
khỏe (n=15)<br />
<br />
Đường huyết (mmol/L)<br />
HbA1c (%)<br />
<br />
54<br />
<br />
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 14<br />
<br />