Nguyễn Đăng Đức và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
122(08): 79 - 86<br />
<br />
XÁC ĐỊNH KẼM VÀ MANGAN TRONG CHÈ XANH THÁI NGUYÊN<br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ F-AAS<br />
Nguyễn Đăng Đức1*, Đỗ Thị Nga2<br />
1Trường<br />
<br />
2Trường<br />
<br />
Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên,<br />
Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thái Nguyên là khu vực sản xuất chè và có nhiều khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, do đó<br />
nguồn đất, nước sản xuất nông nghiệp gần khu công nghiệp, khai thác khoáng sản thường bị ô<br />
nhiễm kim loại nặng [1]. Hiện nay việc xác định hàm lượng các ion kim loại nặng trong chè xanh<br />
ở Thái Nguyên còn ít được nghiên cứu. Nhu cầu kiểm tra mức độ ô nhiễm chè xanh bởi các kim<br />
loại nặng là rất cần thiết. Vì vậy việc nghiên cứu xác định hàm lượng Zn và Mn trong chè xanh đã<br />
được tiến hành nhờ phân tích phổ hấp thụ nguyên tử. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi thấy mức<br />
độ ô nhiễm của Zn và Mn đều dưới giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.<br />
Từ khoá: Zn, Mn, xác định, kim loại nặng, ô nhiễm, tiêu chuẩn Việt Nam.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Hiện nay việc xác định hàm lượng các ion<br />
kim loại nặng có trong chè xanh ở Thái<br />
Nguyên còn ít được nghiên cứu. Nhu cầu<br />
kiểm tra mức độ ô nhiễm chè xanh bởi các<br />
kim loại nặng là rất cần thiết. Vì vậy, để sản<br />
xuất chè an toàn cần khảo sát đánh giá hiện<br />
trạng một số chỉ tiêu kim loại nặng trong chè<br />
trên khu vực này. Chúng tôi đã nghiên cứu<br />
‘‘Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử FAAS xác định hàm lượng Kẽm và Mangan<br />
trong chè xanh ở Thái Nguyên’’. Trong bài<br />
báo này chúng tôi giới thiệu các kết quả<br />
nghiên cứu Zn, Mn trong chè xanh thuộc 20<br />
xã của 7 khu vực ở tỉnh Thái Nguyên.<br />
THỰC NGHIỆM<br />
Hoá chất<br />
- Dung dịch chuẩn Zn2+; Mn2+ dùng cho AAS<br />
(1000ppm, Merck).<br />
- Axit đặc HCl 36%; HNO3 65%; H2O2 30%<br />
(Merck).<br />
- Dung dịch các cation kim loại tinh khiết<br />
(PA).<br />
- Dung dịch rửa sufocromic (hỗn hợp H 2SO4<br />
đặc và K2Cr2O7).<br />
Dụng cụ<br />
- Cốc thuỷ tinh loại 50; 100; 150; 500 ml.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 477836, Email: ducpt1989@gmail.com<br />
<br />
- Bình định mức: 10; 25; 50; 100; 250; 500;<br />
1000 ml.<br />
- Pipetman: 0,5; 1; 2; 5; 10 l.<br />
- Bình Kendal; lọ đựng mẫu 25 ml.<br />
Trang thiết bị<br />
- Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử<br />
Shimadzu AA – 6300.<br />
- Máy xay; tủ sấy; tủ hút.<br />
- Máy cất nước hai lần Aquatron A4000D.<br />
- Cân phân tích.<br />
Các trang thiết bị này đều được thực hiện ở<br />
phòng thí nghiệm Khoa Hoá học- Trường Đại<br />
học Khoa học – ĐHTN.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Khảo sát các điều kiện đo phổ F – AAS của<br />
Zn và Mn, chúng tôi thu được bảng 1.<br />
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến phép<br />
đo F-AAS<br />
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ axit và<br />
loại axit<br />
Khảo sát ảnh hưởng của axit đối với Kẽm:<br />
Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với dung<br />
dịch Zn2+ 1ppm trong axit HCl và HNO 3 với<br />
nồng độ biến thiên từ 1 đến 3%. Các kết<br />
quả được chỉ ra, nồng độ HCl, HNO 3 trong<br />
dung dịch mẫu