Đặng Thị Mai Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 99 - 104<br />
<br />
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ YẾU TỐ GÂY BỆNH CỦA VI KHUẨN<br />
ESCHERICHIA COLI GÂY TIÊU CHẢY Ở DÊ TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Đặng Thị Mai Lan1, Đoàn Kiều Hưng2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
2<br />
Trung tâm Giống vật nuôi - Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vi khuẩn E.coli là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cho gia súc trong đó có dê. Bệnh<br />
gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi làm giảm số lượng và chất lượng gia súc nói chung<br />
cũng như dê nói riêng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin về các yếu tố gây bệnh,<br />
tính mẫn cảm với một số loại thuốc kháng sinh và hóa dược của vi khuẩn E.coli.<br />
Từ 96 mẫu phân thu thập được từ dê bình thường và 96 mẫu phân từ dê tiêu chảy đã phân lập được ở dê<br />
bình thường 56 chủng E.coli chiếm tỷ lệ 58,33%; dê tiêu chảy có 89 chủng E.coli chiếm tỷ lệ 92,71%.<br />
Vi khuẩn E.coli phân lập có khả năng gây dung huyết mạnh trên môi trường thạch máu với các<br />
kiểu dung huyết khác nhau và có độc lực cao trên chuột thí nghiệm, gây chết 100% chuột trong<br />
vòng 16-48h. Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đều mẫn cảm với Enrofloxacin; Oxytetracyclin<br />
và Kanamycin.<br />
Từ khóa: Bệnh tiêu chảy, Hội chứng tiêu chảy, vi khuẩn E.coli, dê.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Dê là loài gia súc đã được nuôi từ lâu đời.<br />
Chăn nuôi dê đã đem lại lợi ích thiết thực cho<br />
đời sống của con người như: cung cấp phân<br />
bón cho trồng trọt và sản phẩm phụ cho<br />
ngành nông nghiệp chế biến, đặc biệt thịt và<br />
sữa là hai loại thực phẩm quý có giá trị dinh<br />
dưỡng cao.<br />
Tuy nhiên, chăn nuôi dê cũng gặp không ít<br />
khó khăn, đặc biệt với thời tiết khí hậu nước<br />
ta thì quá trình chăm sóc nuôi dưỡng cũng<br />
vấp phải không ít những trở ngại. Trong đó<br />
dịch bệnh vẫn đang là một yếu tố gây thiệt<br />
hại kinh tế lớn nhất cho chăn nuôi, tiêu biểu là<br />
bệnh tiêu chảy do trực khuẩn E.coli gây nên.<br />
Bệnh khó phòng và gây thiệt hại lớn cho<br />
người chăn nuôi. Dê dễ mắc bệnh, nếu điều trị<br />
không kịp thời sẽ dẫn đến tử vong hoặc sống<br />
sẽ còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến năng<br />
suất chăn nuôi và gây thiệt hại lớn đến nền<br />
kinh tế.<br />
Trên cơ sở đó để xác định đặc điểm dịch tễ,<br />
các yếu tố gây bệnh và khả năng mẫn cảm với<br />
các loại thuốc kháng sinh và hóa dược nhằm<br />
xây dựng phác đồ điều trị bệnh thích hợp cho<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912975021, Email: landangmaiorchiddhtn@gmail.com<br />
<br />
dê bị bệnh. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài này nhằm góp phần bổ sung cơ sở khoa<br />
học và thực tiễn giúp các nhà khoa học và các<br />
nhà chăn nuôi có những biện pháp thích hợp<br />
để khống chế dịch bệnh, góp phần tăng năng<br />
suất chăn nuôi.<br />
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Dê ở các lứa tuổi nuôi tại Thái Nguyên. Vi<br />
khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy ở dê. Phân và<br />
bệnh phẩm của dê ốm, chết được mổ khám<br />
Phương pháp nuôi cấy, phân lập và giám định<br />
theo quy trình thường quy của Viện Thú y<br />
Quốc gia - Hà Nội.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ dê tiêu<br />
chảy và dê bình thường<br />
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ phân dê<br />
nuôi trên địa bàn nghiên cứu<br />
Chúng tôi đã tiến hành lấy các mẫu phân từ<br />
dê nuôi tại 6 huyện, thị trên địa bàn tỉnh Thái<br />
Nguyên để tiến hành kiểm tra vi khuẩn học<br />
bằng cách lấy phân trong trực tràng của<br />
những con dê bình thường và dê bị mắc bệnh<br />
tiêu chảy đem nuôi cấy và phân lập vi khuẩn,<br />
kết quả được trình bày qua bảng 1:<br />
99<br />
<br />
Đặng Thị Mai Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 99 - 104<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ phân dê khoẻ và dê bị tiêu chảy<br />
Địa điểm<br />
<br />
Số mẫu<br />
kiểm tra<br />
<br />
Phú Lương<br />
Đại Từ<br />
Định Hoá<br />
Đồng Hỷ<br />
Sông Công<br />
Phổ Yên<br />
Tính chung<br />
<br />
18<br />
29<br />
20<br />
14<br />
9<br />
6<br />
96<br />
<br />
Dê bình thường<br />
n (+)<br />
(%)<br />
10<br />
55,56<br />
18<br />
62,07<br />
11<br />
55,00<br />
9<br />
64,29<br />
5<br />
55,56<br />
3<br />
50,00<br />
56<br />
<br />
Dê tiêu chảy<br />
n (+)<br />
(%)<br />
16<br />
94,44<br />
27<br />
93,13<br />
18<br />
90,00<br />
13<br />
92,86<br />
9<br />
100,0<br />
6<br />
100,0<br />
<br />
58,33<br />
<br />
96<br />
<br />
89<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ phủ tạng của dê chết do tiêu chảy<br />
Kết quả<br />
Nguồn gốc mẫu<br />
Ruột non<br />
Ruột già<br />
Gan<br />
Hạch ruột<br />
Lách<br />
Máu tim<br />
Tính chung<br />
<br />
Số mẫu kiểm tra (n)<br />
9<br />
9<br />
9<br />
9<br />
9<br />
9<br />
54<br />
<br />
E.coli<br />
n (+)<br />
9<br />
8<br />
6<br />
8<br />
4<br />
6<br />
41<br />
<br />
Kết quả bảng 1 cho thấy từ 96 mẫu phân thu<br />
thập được từ dê bình thường và 96 mẫu phân<br />
từ dê tiêu chảy, chúng tôi đã phân lập được ở<br />
dê bình thường 56 chủng E.coli chiếm tỷ lệ<br />
58,33 và 89 chủng E.coli ở dê tiêu chảy chiếm<br />
tỷ lệ 92,71%.<br />
Trong đó đối với dê tiêu chảy thì huyện có<br />
số mẫu dương tính với E.coli cao nhất là thị<br />
xã Sông Công và huyện Phổ Yên chiếm<br />
100%, huyện Phú Lương chiếm 94,44%.<br />
Các huyện khác có số mẫu dương tính dao<br />
động từ 90,00 - 93,13%.<br />
Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ phủ<br />
tạng của dê chết do tiêu chảy<br />
Trong quá trình mổ khám chúng tôi đã tập<br />
trung lấy mẫu là các cơ quan phủ tạng dê để<br />
xét nghiệm, phân lập vi khuẩn E.coli xác định<br />
rõ nguyên nhân gây bệnh và sự phân bố của<br />
chúng trong một số cơ quan phủ tạng của dê<br />
bị tiêu chảy. Kết quả được trình bày ở bảng 2:<br />
100<br />
<br />
(%)<br />
100,0<br />
100,0<br />
66,67<br />
88,89<br />
44,44<br />
66,67<br />
75,93<br />
<br />
n (-)<br />
0<br />
0<br />
3<br />
1<br />
5<br />
3<br />
13<br />
<br />
(%)<br />
0<br />
0<br />
33,33<br />
11,11<br />
55,56<br />
33,33<br />
24,07<br />
<br />
Chúng tôi đã mổ khám và thu thập 54 mẫu từ<br />
dê ở các lứa tuổi khác nhau kết quả thể hiện ở<br />
bảng 2 như sau: khi dê bị bệnh tiêu chảy thì<br />
tất cả các cơ quan phủ tạng (ruột non, ruột<br />
già, gan, hạch ruột, lách, máu tim) đều xác<br />
định được sự có mặt của vi khuẩn E.coli<br />
nhưng với tỷ lệ khác nhau, tỷ lệ phân lập<br />
được vi khuẩn E.coli cao nhất ở ruột non và<br />
ruột già 9/9 mẫu có chiếm 100%; 8/9 mẫu ở<br />
hạch ruột chiếm 88,89%.<br />
Kết quả xác định số lượng vi khuẩn E. coli<br />
trong phân dê bệnh và dê bình thường<br />
Chúng tôi đã nghiên cứu xác định số lượng<br />
vi khuẩn ở hai trạng thái của dê bình thường<br />
và dê mắc bệnh tiêu chảy để làm cơ sở cho<br />
việc xác định rõ hơn về vai trò của căn<br />
nguyên gây ra bệnh.<br />
Kết quả bảng 3 cho thấy trong đường ruột của<br />
dê khoẻ số vi khuẩn E.coli trung bình/gram<br />
phân là 38,94 triệu vi khuẩn và biến động cao<br />
nhất là ở Đại Từ 40,36 triệu; thấp nhất ở Định<br />
Hoá là 37,18 triệu VK/gram phân.<br />
<br />
Đặng Thị Mai Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 99 - 104<br />
<br />
Bảng 3. Biến động số lượng vi khuẩn E. coli trong phân dê tiêu chảy và dê bình thường<br />
Dê tiêu chảy<br />
Huyện, thị<br />
<br />
Phú Lương<br />
<br />
Số mẫu<br />
kiểm tra<br />
(n)<br />
18<br />
<br />
Tăng tiêu chảy/bình<br />
thường<br />
<br />
Dê bình thường<br />
<br />
86,54<br />
<br />
Số mẫu<br />
kiểm tra<br />
(n)<br />
18<br />
<br />
SLVK/gr<br />
(x106)<br />
<br />
Pα < a&b<br />
<br />
SLVK/gr<br />
(x106)<br />
<br />
SLVK/gr<br />
(x106)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
39,14<br />
<br />
47,40<br />
<br />
221,10<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Đại Từ<br />
<br />
29<br />
<br />
89,67<br />
<br />
29<br />
<br />
40,36<br />
<br />
49,31<br />
<br />
222,17<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Định Hoá<br />
<br />
20<br />
<br />
86,25<br />
<br />
20<br />
<br />
37,18<br />
<br />
49,07<br />
<br />
220,13<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Đồng Hỷ<br />
<br />
14<br />
<br />
87,89<br />
<br />
14<br />
<br />
38,63<br />
<br />
49,26<br />
<br />
227,52<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Sông Công<br />
<br />
9<br />
<br />
85,32<br />
<br />
9<br />
<br />
39,27<br />
<br />
48,05<br />
<br />
217,26<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Phổ Yên<br />
<br />
6<br />
<br />
85,84<br />
<br />
6<br />
<br />
39,09<br />
<br />
47,75<br />
<br />
219,59<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Tính chung<br />
<br />
96<br />
<br />
86,92<br />
<br />
96<br />
<br />
38,94<br />
<br />
48,47<br />
<br />
221,29<br />
<br />
-<br />
<br />
Bảng 4. Đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ dê tiêu chảy<br />
Ký hiệu<br />
chủng VK<br />
PL<br />
ĐT<br />
ĐH1<br />
ĐH2<br />
SC<br />
PY<br />
Tính chung<br />
<br />
Số<br />
Lactoza<br />
Saccaroza Galactoza<br />
H 2S<br />
MR<br />
Indol<br />
chủng<br />
VK n(+) (%) n(+) (%) n(+) (%) n(+) (%) n(+) (%) n(+) (%)<br />
11<br />
11 100,0 9<br />
81,82 10 90,90 0<br />
0<br />
11 100,0 11 100,0<br />
23<br />
23 100,0 21 91,30 21 91,30 0<br />
0<br />
23 100,0 23 100,0<br />
14<br />
14 100,0 13 92,86 11 78,57 0<br />
0<br />
14 100,0 14 100,0<br />
8<br />
8<br />
100,0 8<br />
100,0 8<br />
100,0 0<br />
0<br />
8<br />
100,0 8<br />
100,0<br />
5<br />
5<br />
100,0 4<br />
80,00 5<br />
100,0 0<br />
0<br />
5<br />
100,0 5<br />
100,0<br />
5<br />
5<br />
100,0 4<br />
80,00 4<br />
80,00 0<br />
0<br />
5<br />
100,0 5<br />
100,0<br />
66<br />
<br />
66<br />
<br />
100,0<br />
<br />
59<br />
<br />
89,39<br />
<br />
Khi dê mắc bệnh tiêu chảy thì 100% mẫu<br />
phân lập cho kết quả dương tính xác định<br />
được vi khuẩn E.coli với số lượng khá lớn,<br />
trung bình số vi khuẩn/gram phân là 86,92<br />
triệu. So sánh về số lượng vi khuẩn trong<br />
phân dê tiêu chảy và phân dê bình thường ta<br />
thấy số lượng vi khuẩn trong phân dê tiêu<br />
chảy ít nhất tăng gấp đôi số lượng vi khuẩn<br />
trong phân dê bình thường.<br />
<br />
K ết quả giám định đặc tính sinh hoá của<br />
các chủng vi khuẩn E.coli phân lập từ dê<br />
tiêu chảy<br />
Sau khi tiến hành giám định các đặc điểm về<br />
hình thái và nuôi cấy trên môi trường nước<br />
thịt, thạch thường, thạch máu, MacConkey...<br />
của các chủng vi khuẩn phân lập được. Chúng<br />
tôi đã thu được kết quả trình bày ở bảng 4.<br />
<br />
59<br />
<br />
89,39<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
66<br />
<br />
100,0<br />
<br />
66<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Bảng 4 cho thấy các chủng vi khuẩn E.coli<br />
phân lập được hầu hết lên men với 3 loại<br />
đường dùng trong phản ứng. Trong đó lên<br />
men đường Lactoza chiếm tỷ lệ cao nhất là<br />
100%; tiếp theo là đuờng Saccaroza và<br />
Galactoza chiếm 89,39%. Vi khuẩn E.coli<br />
không có phản ứng sinh H2S nhưng có phản<br />
ứng MR và Indol là 100%.<br />
Kết quả xác định yếu tố gây bệnh của vi<br />
khuẩn E. coli<br />
Tác động của độc tố có khả năng gây dung<br />
huyết, phá huỷ hồng cầu, có thể gây nhiễm<br />
độc huyết và gây hoại tử đường tiêu hoá cho<br />
dê. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và xác<br />
định các yếu tố gây bệnh cho 89 mẫu khuẩn<br />
lạc mọc trên môi trường thạch máu từ các<br />
bệnh phẩm khác nhau ở dê tiêu chảy sau 24h<br />
nuôi cấy ở 370C kết quả thu được như sau:<br />
101<br />
<br />
Đặng Thị Mai Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 99 - 104<br />
<br />
Bảng 5. Xác định khả năng dung huyết của các chủng E. coli phân lập<br />
Ký hiệu<br />
chủng VK<br />
<br />
Số chủng<br />
kiểm tra<br />
<br />
PL<br />
ĐT<br />
ĐH1<br />
ĐH2<br />
SC<br />
PY<br />
Tính chung<br />
<br />
Kiểu dung huyết<br />
β<br />
n (+)<br />
(%)<br />
4<br />
22,22<br />
6<br />
30,00<br />
5<br />
27,78<br />
7<br />
46,67<br />
2<br />
25,00<br />
2<br />
20,00<br />
<br />
α<br />
<br />
18<br />
20<br />
18<br />
15<br />
8<br />
10<br />
<br />
n (+)<br />
9<br />
7<br />
9<br />
5<br />
5<br />
5<br />
<br />
(%)<br />
50,00<br />
35,00<br />
50,00<br />
33,33<br />
62,50<br />
50,00<br />
<br />
89<br />
<br />
40<br />
<br />
44,94<br />
<br />
26<br />
<br />
29,21<br />
<br />
Không dung huyết<br />
n (+)<br />
(%)<br />
5<br />
27,78<br />
7<br />
35,00<br />
4<br />
22,22<br />
3<br />
20,00<br />
1<br />
12,50<br />
3<br />
30,00<br />
23<br />
<br />
25,84<br />
<br />
Bảng 6. Kết quả xác định độc lực của các chủng E. coli phân lập trên chuột bạch<br />
Ký hiệu<br />
chủng<br />
VK<br />
<br />
Liều<br />
tiêm<br />
(ml)<br />
<br />
Đường<br />
tiêm<br />
<br />
Số chuột<br />
tiêm<br />
(con)<br />
<br />
Số chuột<br />
đối chứng<br />
(con)<br />
<br />
PL<br />
ĐT<br />
ĐH1<br />
ĐH2<br />
SC<br />
PY<br />
Tính<br />
chung<br />
<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
0,2<br />
<br />
Pm<br />
Pm<br />
Pm<br />
Pm<br />
Pm<br />
Pm<br />
<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
0,2<br />
<br />
Pm<br />
<br />
18<br />
<br />
6<br />
<br />
Kết quả xác định khả năng gây dung huyết<br />
của các chủng E. coli phân lập<br />
Kết quả cho thấy tất cả các địa phương đều có<br />
các chủng E.coli có khả năng gây dung huyết<br />
điều đó chứng tỏ các chủng vi khuẩn E.coli<br />
gây bệnh cho dê tại Thái Nguyên có độc lực<br />
cao. Trong tổng số 89 chủng E.coli kiểm tra<br />
dung huyết thì có 66/89 chủng dung huyết<br />
chiếm 74,15% và chủng không dung huyết có<br />
23 chủng chiếm 25,84%.<br />
Kết quả xác định độc lực vi khuẩn<br />
phân lập được<br />
Chúng tôi chọn 6 mẫu E.coli điển hình phân<br />
lập từ dê khỏe và dê tiêu chảy tiêm cho chuột<br />
thí nghiệm để tiến hành kiểm tra độc lực.<br />
Trong thời gian theo dõi nếu chuột chết tiến<br />
hành mổ khám, kiểm tra bệnh tích và lấy bệnh<br />
phẩm để phân lập lại vi khuẩn. Kết quả được<br />
trình bày ở bảng 6:<br />
102<br />
<br />
Kết quả theo dõi<br />
Số chuột<br />
Tỷ lệ<br />
Thời gian<br />
chết<br />
chết (%)<br />
chết (h)<br />
(con)<br />
3<br />
100,0<br />
24-48<br />
3<br />
100,0<br />
18-24<br />
3<br />
100,0<br />
24-48<br />
3<br />
100,0<br />
18-24<br />
3<br />
100,0<br />
18-24<br />
3<br />
100,0<br />
16-48<br />
18<br />
<br />
100,0<br />
<br />
16-48<br />
<br />
Phân<br />
lập lại<br />
VK<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
+<br />
<br />
Bảng 6 cho thấy, cả 6 chủng E.coli được chọn<br />
đều có độc lực mạnh, giết chết chuột dễ dàng,<br />
tỷ lệ chết chiếm 100%. Thời gian giết chuột<br />
sau tiêm nằm trong khoảng từ 16-48 giờ. Sau<br />
khi chuột chết, mổ khám kiểm tra bệnh tích<br />
thấy rằng chuột chết do tiêm canh trùng E.coli<br />
có bệnh tích điển hình của bệnh do E.coli như<br />
bụng chướng to, phổi viêm xuất huyết bề mặt,<br />
gan sưng tụ huyết, xuất huyết ruột, cơ tim và<br />
mỡ vành tim, khi lấy máu tim nuôi cấy trên<br />
môi trường phân lập lại vi khuẩn đều phát<br />
hiện được vi khuẩn đã tiêm thuần khiết.<br />
Kết quả xác định tính mẫn cảm của các<br />
chủng vi khuẩn phân lập được với một số<br />
loại kháng sinh và hoá dược<br />
Sau khi phân lập được các chủng vi khuẩn từ<br />
các mẫu phân và bệnh phẩm, chúng tôi tiến<br />
hành thử kháng sinh đồ với mục đích kiểm tra<br />
xem loại kháng sinh nào mẫn cảm nhất, đồng<br />
nghĩa với việc sử dụng loại kháng sinh có<br />
hiệu quả nhất trong điều trị. Kết quả thể hiện<br />
ở bảng 7:<br />
<br />
Đặng Thị Mai Lan và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
97(09): 99 - 104<br />
<br />
Bảng 7. Kết quả xác định sự mẫn cảm của các chủng E. coli phân lập được<br />
với kháng sinh và hoá dược<br />
Loại<br />
kháng sinh<br />
<br />
Số chủng<br />
thử<br />
<br />
Neomycin<br />
Kanamycin<br />
Enrofloxacin<br />
Oxytetracyclin<br />
Penicilin<br />
Tetracyclin<br />
Ampicillin<br />
Streptomycin<br />
<br />
17<br />
17<br />
17<br />
17<br />
17<br />
17<br />
17<br />
17<br />
<br />
Mẫn cảm<br />
n<br />
(%)<br />
7<br />
41,18<br />
9<br />
52,94<br />
12<br />
70,59<br />
10<br />
58,82<br />
0<br />
0<br />
5<br />
29,41<br />
3<br />
17,65<br />
2<br />
11,76<br />
<br />
Kết quả ở bảng 7 cho thấy: các chủng E.coli<br />
có mức độ mẫn cảm thuốc như sau:<br />
- Mức mẫn cảm: có 70,59% chủng vi khuẩn<br />
mẫn cảm với Enrofloxacin; 58,82% với<br />
Oxytetracyclin; 52,94% với Kanamycin; các<br />
chủng thử này mẫn cảm với các loại kháng<br />
sinh khác Neomycin, Tetracyclin, Ampicillin,<br />
Streptomycin lần lượt là 41,18%; 29,41%;<br />
17,65%; 11,76%.<br />
- Mức độ mẫn cảm trung bình: có 70,59%<br />
chủng được thử mẫn cảm với Ampicillin;<br />
47,06% với Tetracyclin.... thấp nhất là<br />
Enrofloxacin, Oxytetracyclin và Penicillin có<br />
11,76% chủng vi khuẩn mẫn cảm.<br />
- Khả năng kháng thuốc: Ngoài những kết quả<br />
thu được về độ mẫn cảm của các chủng E.coli<br />
phân lập được ở trên, kết quả kiểm tra còn<br />
cho thấy khả năng kháng thuốc của vi khuẩn<br />
E.coli với một số loại kháng sinh khá cao. Cụ<br />
thể: có 88,24% chủng vi khuẩn được thử đã<br />
kháng lại với Penicillin; 70,59% chủng kháng<br />
với Streptomycin.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Tỷ lệ phân lập được E.coli ở dê khoẻ và dê<br />
tiêu chảy khác nhau. Dê khoẻ tỷ lệ phân lập<br />
được E.coli là (58,33%), dê tiêu chảy là<br />
(92,71%). Dê bị tiêu chảy tỷ lệ phân lập được<br />
vi khuẩn E.coli cao nhất ở ruột non, ruột già<br />
chiếm (100%).<br />
- Dê khoẻ có 38,94 triệu VK E.coli/gram<br />
phân, dê mắc bệnh tiêu chảy có 86,92 triệu<br />
VK E.coli/gram phân.<br />
<br />
Mức độ mẫn cảm<br />
Mẫn cảm TB<br />
n<br />
(%)<br />
6<br />
35,29<br />
5<br />
29,41<br />
2<br />
11,76<br />
2<br />
11,76<br />
2<br />
11,76<br />
8<br />
47,06<br />
12<br />
70,59<br />
3<br />
17,65<br />
<br />
Kháng thuốc<br />
n<br />
(%)<br />
4<br />
23,53<br />
3<br />
17,65<br />
3<br />
17,65<br />
5<br />
29,41<br />
15<br />
88,24<br />
4<br />
23,53<br />
2<br />
11,76<br />
12<br />
70,59<br />
<br />
- Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập được<br />
mang đầy đủ những đặc điểm về hình thái<br />
nuôi cấy và đặc tính sinh hoá mà các tài liệu<br />
trong và ngoài nước đã mô tả.<br />
- Vi khuẩn E.coli phân lập có khả năng gây<br />
dung huyết mạnh trên môi trường thạch máu<br />
với các kiểu dung huyết khác nhau.<br />
- Vi khuẩn E.coli phân lập có độc lực cao trên<br />
chuột thí nghiệm, gây chết 100% chuột trong<br />
vòng 16-48h.<br />
- Các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đều mẫn<br />
cảm với Enrofloxacin; Oxytetracyclin và<br />
Kanamycin.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đặng Xuân Bình, Trần Thị Hạnh (2001), “Xác<br />
định vai trò của E.coli và Clostridium perfringens<br />
đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con”, Tạp chí Khoa<br />
học kỹ thuật Thú y tập XIII (3), tr.19-23.<br />
[2]. Trần Thị Hạnh, Kiều Thị Dung, Lưu Quỳnh<br />
Hương, Đặng Xuân Bình (2000), “Xác định vai<br />
trò của E.coli và C.perfringens đối với bệnh ỉa<br />
chảy ở lợn con và bước đầu nghiên cứu một số<br />
sinh phẩm phòng bệnh”, Kết quả nghiên cứu<br />
KHKT Thú y (1996-2000), Nxb Nông nghiệp, Hà<br />
Nội, tr. 190-199.<br />
[3]. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình<br />
Minh, Đỗ Ngọc Thuý (2000). “Kết quả phân lập<br />
vi khuẩn E.coli và Salmonella ở lợn mắc bệnh<br />
tiêu chảy, xác định một số đặc tính sinh hoá của<br />
các chủng vi khuẩn phân lập được và biện pháp<br />
phòng trị”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ<br />
thuật thú y, 1996 - 2000, Nxb Nông nghiệp, Hà<br />
Nội, tr.171 - 176.<br />
<br />
103<br />
<br />